Lưỡi là cơ quan không thể thiếu trong khoang miệng của mỗi người. Vậy bộ phận này có cấu tạo, chức năng như thế nào?
Lưỡi là cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng. Bộ phận này được bao phủ bởi những mô ẩm màu hồng, gọi là niêm mạc. Cấu tạo của lưỡi bao gồm 2 phần: Phần trước và phần sau. Phần trước của lưỡi là phần mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát được. Trong khi đó, phần sau của lưỡi gần với vùng họng nhất. Ngoài ra, cả 2 bên dọc theo chiều dài thường được ngăn cách bởi mô sợi dọc. Chính điều đó tạo nên đường rãnh giữa của lưỡi.
Về cơ bản, lưỡi của mỗi người thường được gắn vào phía sau của khoang miệng. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống mô, cũng như niêm mạc, bộ phận này có khả năng thò ra phía trước. Nơi giữ mặt trước của lưỡi được gọi là phanh lưỡi (Frenum). Lưỡi được neo cố định vào xương móng hình chữ U ở cổ (Hyoid Bone). Lưỡi có chiều dài khoảng 10 cm và nặng khoảng 70g ở nam; 60g ở nữ.
Không chỉ vậy, trên bề mặt lưỡi còn có nhiều gai nhú nhỏ (Papillae) và hàng nghìn chồi vị giác bao phủ bên trên. Điều đó cũng góp phần tạo ra kết cấu thô ráp cho lưỡi. Chúng kết nối với dây thần kinh rồi truyền tín hiệu đến não. Nhờ có chồi vị giác, bạn có thể cảm nhận được mùi vị thức ăn. Trung bình mỗi người có khoảng 5000 hạt vị gác ở lưỡi. Tuy nhiên, số lượng hạt vị giác lưỡi ở người lớn tuổi, trẻ em thường ít hơn người trưởng thành.
Chức năng quan trọng nhất của lưỡi là nhai, nuốt thức ăn. Không chỉ vậy, lưỡi còn có khả năng giúp tạo ra âm thanh. Do đó, con người có thể thực hiện hoạt động giao tiếp như nói chuyện, cười, hát,… Ngoài ra, nhờ sự phối hợp từ các cơ của lưỡi, cổ và hàm, lưỡi có khả năng chuyển động tự do, linh hoạt. Những lúc không ăn uống hoặc nói chuyện, lưỡi sẽ nằm gọn trong khoang miệng với đầu lưỡi tựa vào răng trước.
Thông thường, lưỡi có khả năng nếm được 4 vị phổ biến là mặn, ngọt, chua, đắng. Bên cạnh đó, lưỡi còn có thể nhận biết được Umami có trong bột ngọt. Có thể nói rằng, đây là vị thứ 5 mà con người nếm được. Trong đó, các vị thường được cảm nhận theo từng vùng khác nhau. Điển hình như theo cấu tạo của lưỡi, vị chua thường được cảm nhận ở hai bên lưỡi. vị mặn, ngọt ở đầu lưỡi và vị đắng ở phía cuối lưỡi.
Ngoài ra, cay và chát không được xếp vào hương vị. Đây là cảm giác đau, nóng khi lưỡi bị kích thích bởi chất trong gia vị. Nếu cơ thể bị bệnh, các hạt gai vị giác trên lưỡi sẽ bị bao phủ bởi độc tố, vi khuẩn. Cụ thể như cảm, sốt hoặc gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Lúc này, lưỡi không thể cảm nhận được đúng mùi vị của thức ăn. Do đó, người bệnh thường gặp phải hiện tượng nhạt miệng, ăn không ngon miệng.
Trung bình mỗi ngày lưỡi phải tiếp nhận rất nhiều thức ăn. Vì vậy, nếu lưỡi không được vệ sinh kỹ lưỡng thì vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh. Ngoài ra, lưỡi cũng có thể mắc bệnh do nhiều nguyên nhân khác. Dưới đây là một số vấn đề thường xảy ra ở lưỡi:
Candida Albicans là một loại nấm men tồn tại trong khoang miệng. Nếu cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch sẽ ức chế, ngăn không cho nấm Candida phát triển trong tất cả bộ phận cấu tạo của lưỡi. Trong trường hợp hệ miễn dịch bị suy yếu, nấm có thể gây nên bệnh tưa miệng. Tình trạng đó thường diễn ra ở trẻ em và người cao tuổi.
Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng của ung thư miệng thường là vết loét, mảng màu đỏ, trắng xen kẽ trên lưỡi. Bệnh lý này cũng có biểu hiện đau lưỡi, khó nuốt, cử động hàm và lưỡi bị hạn chế. Những triệu chứng trên ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống, giao tiếp của người bệnh. Khi bệnh trở nặng, tế bào ung thư có thể phá hủy tất cả bộ phận cấu tạo của lưỡi. Tỷ lệ mắc ung thư miệng thường cao hơn ở người thường xuyên uống rượu bia hoặc hút thuốc lá.
Lưỡi to hay còn gọi là tình trạng lưỡi phì đại. Lưỡi phì đại xảy ra khi toàn bộ các phần cấu tạo của lưỡi sưng to hơn bình thường. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này khá đa dạng như: bẩm sinh, viêm nhiễm, chấn thương, rối loạn chuyển hóa hoặc ung thư,…. Ngoài ra, bệnh u lympho, tuyến giáp hay dị tật bẩm sinh cũng được xem là những căn nguyên thường gặp của tình trạng lưỡi to.
Đây là tình trạng trên lưỡi xuất hiện những đốm to, đậm màu. Đồng thời, những đốm này cũng có rìa ranh giới. Khi đó, lưỡi trông như bản đồ địa lý với những mảng trắng tạo thành những lục địa. Thông thường, hình dạng các đốm sẽ thay đổi theo thời gian chứ không cố định. Dù vậy, người bệnh cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng đó không gây nguy hiểm.
Đây là hội chứng khá phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng. Khi đó, toàn bộ các phần cấu tạo của lưỡi bị nóng rát hoặc có mùi vị, cảm giác lạ. Nguyên nhân có thể là do ăn uống, dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng này không đáng lo ngại.
Bề mặt lưỡi ở người khỏe mạnh thường thô ráp do được bao phủ bởi hạt nhú lưỡi. Những hạt nhú này là một trong những bộ phận cấu tạo của lưỡi, nằm trên bề mặt lưỡi và có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Thế nhưng ở những người bị viêm teo lưỡi, bề mặt sẽ mịn màng hơn vì hạt nhú lưỡi bị biến mất. Theo chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng đó thường là do vấn đề liên quan đến thần kinh hoặc do thiếu máu, thiếu Vitamin B. Viêm teo lưỡi cũng không gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
Đây là tình trạng trên lưỡi xuất hiện vết loét nhỏ kèm theo cảm giác đau rát dữ dội. Loét miệng hoặc nhiệt miệng xảy ra thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thậm chí, chúng có thể xuất hiện định kỳ. Tuy nhiên, đây là bệnh không truyền nhiễm.
Nếu lưỡi xuất hiện mảng trắng mà có thể được cạo ra một cách dễ dàng, thì đó có thể là bạch cầu miệng. Theo chuyên gia, bệnh này khá lành tính. Tuy vậy, một số trường hợp mắc bệnh bạch cầu miệng tiến triển thành ung thư, có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân của tình trạng lông lưỡi là do nhú gai – một bộ phận cấu tạo của lưỡi phát triển quá mức so với bình thường. Ở người khỏe mạnh, nhú giai thường có màu trắng hồng. Tuy nhiên, khi chúng phát triển lớn hơn, sắc tố từ thực phẩm sẽ làm thay đổi màu sắc. Bệnh lý này thường xuất hiện ở nam giới trên 40 tuổi, những người vệ sinh răng miệng không hiệu quả, thường dùng kháng sinh hoặc mắc bệnh HIV,…. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, lông lưỡi vẫn khiến người bệnh khó chịu vì giảm giác nhột và mùi tanh trong miệng.
Viêm miệng Herpes là bệnh da liễu do virus cùng tên tấn công vào các bộ phận cấu tạo của lưỡi. Biểu hiện của bệnh lý này là xuất hiện mụn rộp nước ở khu vực lưỡi, môi và miệng. Bên cạnh việc gây đau rát, nốt mụn có khả năng vỡ, cũng như chảy dịch mủ. Từ đó lây lan sang vùng lân cận hoặc lây nhiễm cho người khác.
Lichen phẳng (hay còn được gọi là phát ban vùng miệng) là một bệnh viêm mãn tính vùng miệng. Bệnh lý này được chia thành 3 dạng: Lichen phẳng dạng lưới, Lichen phẳng dạng bóng nước và Lichen phẳng dạng chợt. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng nốt sần ở miệng sẽ to dần theo thời gian. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây biến chứng như nhiễm khuẩn thứ phát hoặc có nguy cơ dẫn đến ung thư cao.
Dù vẫn có thể điều trị, nhưng bệnh liên quan đến các phần cấu tạo của lưỡi thường gây đau rát, khó chịu. Điều đó dẫn đến nhiều ảnh hưởng như ăn uống không ngon miệng, khó khăn trong giao tiếp và vệ sinh răng miệng. Do vậy, cách tốt nhất là thực hiện biện pháp phòng ngừa. Một vài phương pháp mà bạn có thể tham khảo áp dụng là:
Bài viết trên đã cung cấp thông tin cơ bản nhất về cấu tạo của lưỡi, chức năng cũng như các vấn đề thường gặp ở bộ phận này. Nếu phát hiện lưỡi có dấu hiệu bất thường, bạn có thể đến cơ sở y tế để thăm khám hoặc liên hệ hotline 19009009 của Nha khoa Quốc tế DAISY để được tư vấn nhé!