Để biết được bản thân có đang gặp phải tình trạng đau răng cấm hay không, trước hết chúng ta hãy cùng xác định vị trí của chiếc răng này. Thực tế, răng cấm chính là những chiếc răng số 6 và số 7 trên cung hàm, tính từ ngoài vào trong. Chúng còn có tên gọi khác là răng hàm số 1 và số 2. Những chiếc răng này thường mọc trong giai đoạn 6-12 tuổi.
Răng cấm có vai trò cực kỳ quan trọng trên hàm răng. Chúng đảm nhiệm chức năng ăn nhai và nghiền nhỏ thực phẩm trước khi đưa vào dạ dày. Việc thường xuyên chịu áp lực lớn khiến cho những chiếc răng này dễ bị đau và tổn thương. Dù gặp phải bất cứ vấn đề gì ở vùng răng cấm cũng tác động rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày của tất cả mọi người.
Các triệu chứng của đau răng cấm rất đa dạng. Chúng có thể là những cơn đau dữ dội kéo dài hoặc đau âm ỉ thoáng qua. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu thường gặp nhất:
Răng cấm bị đau dù nhiều hay ít đều ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hàm. Việc ăn uống của người bệnh cũng vì thế mà trở nên khó khăn và chất lượng cuộc sống giảm sút.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng cấm. Chúng có thể đến từ các bệnh lý răng miệng hay thói quen nghiến răng. Dưới đây sẽ là một số lý do thường gặp nhất:
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau răng cấm. Khi các vi khuẩn gây hại xâm nhập, chúng làm bào mòn men răng. Lâu ngày, tình trạng này không được điều trị sẽ khiến cho ngà răng và tủy răng bị tấn công. Lúc này, các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện khi có kích thích. Tủy răng bị viêm hoặc hoại tử còn có thể dẫn đến các cơn đau tự phát dù không có bất kỳ tác động ngoại cảnh nào.
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng ở vùng răng cấm bị sâu và không điều trị được. Chúng là những túi mủ hình thành ở đường viền nướu hoặc gần chân răng. Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của các túi mủ này là các thao tác chữa sâu răng không cẩn thận và răng bị tổn thương. Các ổ áp xe sẽ gây áp lực lên răng cấm và khiến chúng đau nhức dữ dội hoặc đau thành cơn.
Viêm nha chu có thể tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến các răng cấm. Dấu hiệu điển hình nhất là khi chúng ta ăn nhai, vùng răng này bị đau nhức âm ỉ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho các mô nướu bị hỏng hoặc mòn cổ răng. Lúc này, răng không chỉ đau mà còn trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân nóng lạnh từ bên ngoài.
Răng khôn là chiếc răng hàm số 3, cũng là răng cuối cùng và mọc ở độ tuổi trưởng thành. Chiếc răng này thường xuất hiện dưới hình thái lệch lạc, mọc ngầm hoặc chèn ép những chiếc răng hàm đã có từ trước. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau răng cấm. Nếu không được khắc phục kịp thời, chúng còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Các chấn thương như nứt, vỡ, sứt mẻ cũng là lý do khiến răng cấm bị đau. Nếu không được điều trị kịp thời, các tổn thương trên sẽ gây ra tình trạng sâu răng, viêm tủy, áp xe ở chân răng,… và các cơn đau bắt đầu xuất hiện. Ban đầu, răng có thể đau theo từng cơn. Sau đó, hiện tượng này sẽ lan ra xung quanh và giật theo nhịp đập của mạch. Khi diễn biến nặng hơn, dù không có bất kỳ tác động nào, tình trạng đau cũng sẽ xuất hiện.
Răng nhạy cảm là tình trạng thường thấy ở rất nhiều người. Khi dùng đồ ăn nóng hoặc lạnh sẽ dễ làm kích ứng răng. Từ đó gây ra hiện tượng răng cấm bị đau nhức, ê buốt.
Một số bệnh lý như viêm xoang, nhiễm trùng xoang cũng có thể dẫn đến hiện tượng đau răng cấm hàm trên. Nguyên nhân là bởi các răng hàm trên nằm gần xoang. Khi bộ phận này bị viêm, chúng tạo áp lực, lan tỏa đến khu vực hàm và đầu. Từ đó, răng cấm bị đau nhức âm ỉ dù vùng này không hề bị tổn thương.
Thói quen nghiến răng khiến cho lớp men răng bị mòn dần. Lâu ngày, răng cấm trở nên nhạy cảm và đau. Tuy nhiên, người bị tật nghiến răng thường không kiểm soát được do chúng diễn ra trong vô thức và vào ban đêm. Do vậy, nếu bị đau răng cấm vì nguyên nhân này, người bệnh cần sử dụng một số công cụ hỗ trợ và bảo vệ răng.
Rối loạn khớp thái dương hàm khiến cho hàm hoạt động không bình thường. Chúng khiến cho cơ hàm và các khu vực xung quanh bị đau, bao gồm cả răng cấm. Lúc này, khi ăn nhai hoặc có các hoạt động hàm khác, các răng số 6 và số 7 sẽ đau nhiều hơn.
Đau răng cấm rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm dịu cơn đau này tại nhà bằng một số biện pháp dưới đây:
Cần lưu ý rằng các biện pháp làm dịu cơn đau răng trên đây chỉ có tính chất tạm thời. Sau khi đỡ đau, người bệnh nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tận gốc.
Để điều trị đau răng cấm hiệu quả, chúng ta cần đến các phòng nha để được chẩn đoán. Sau khi tìm ra nguyên nhân gây đau, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu răng cấm bị đau do các bệnh lý như: Sâu răng, viêm tủy, áp xe răng, viêm nha chu,… các bác sĩ cần điều trị dứt điểm các bệnh này. Sau khi điều trị xong, tùy vào tình trạng răng mà mỗi người sẽ được tư vấn một biện pháp phục hình răng hàm khác nhau. Cụ thể:
Căn cứ vào tình trạng răng thực tế mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị cụ thể. Với những trường hợp đau răng cấm do chấn thương nhẹ, trám răng có thể là một biện pháp phù hợp. Với những trường hợp nặng hơn, người bệnh cần phải chọn phương án bọc răng sứ hoặc nhổ răng. Trong đó, nhổ răng là trường hợp bất đắc dĩ, chỉ thực hiện khi răng không thể điều trị được nữa. Sau khi nhổ, bạn cũng nên cắm Implant để giảm hạn chế nguy cơ tiêu xương hàm và bảo đảm khả năng ăn nhai.
Nếu việc đau răng cấm là do mọc răng khôn thì cách giải quyết tốt nhất là nhổ chiếc răng này. Răng khôn không có vai trò gì trong việc ăn nhai. Ngược lại, sự tồn tại của chúng đôi khi lại là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý về răng miệng. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ.
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa đau răng cấm bằng những biện pháp đơn giản. Các nguyên nhân gây đau chiếc răng này cũng có thể kiểm soát nếu chăm sóc răng miệng tốt. Cụ thể: