Các loại thuốc điều trị áp xe răng phổ biến, hiệu quả cao
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Các loại thuốc điều trị áp xe răng phổ biến, hiệu quả cao

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Huyền Trang vào ngày 24 tháng 05 năm 2022.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Áp xe răng là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Do đó, nhiều người đã lựa chọn điều trị bằng thuốc để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều loại thuốc khác nhau làm bạn không biết lựa chọn loại thuốc nào tốt. Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ giới thiệu những loại thuốc điều trị áp xe răng tốt nhất hiện nay. Cùng theo dõi nhé! 

Trường hợp nào có thể dùng thuốc điều trị áp xe răng?

Dùng thuốc điều trị áp xe răng là một trong những giải pháp giúp cải thiện bệnh lý nà. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc điều trị. Tùy vào tình trạng răng miệng mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hay dẫn lưu áp xe, điều trị tủy. Thông thường, tất cả loại thuốc chữa áp xe chỉ được khuyên dùng khi cần thiết. Cụ thể:

  • Người có răng bị viêm nhiễm nặng.
  • Người bị nhiễm trùng và có dấu hiệu lây lan sang bộ phận khác của cơ thể như cuống họng, tai.
  • Người cò hệ thống miễn dịch yếu.

Thuốc điều trị cho bệnh lý áp xe răng có nhiều công dụng khác nhau. Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo dùng thuốc phù hợp cho bạn.

Trường hợp răng bị áp xe nặng thì cần điều trị bằng thuốc
Trường hợp răng bị áp xe nặng thì cần điều trị bằng thuốc

Áp xe răng uống thuốc gì? Các loại thuốc điều trị áp xe răng hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị áp xe răng khác nhau. Cụ thể là:

Nhóm Penicillin – Kháng sinh điều trị áp xe răng

Thuốc Penicillin là dòng thuốc kháng sinh chuyên dùng để điều trị áp xe răng nói riêng và các bệnh lý răng miệng khác nói chung. Nhòm thuốc này còn được nha sĩ gọi là thuốc Amoxicillin. Theo đó, Penicillin kết hợp với Axit Clavulanic giúp tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn trong khoang miệng. Vì là thuốc kháng sinh nên bạn cần tuân thủ khuyến cáo về liều dùng khi áp dụng Penicillin. Cụ thể:

  • Penicillin: Từ 500 mg/8 giờ  hoặc 1000 mg/12 giờ.
  • Penicillin + Axit Clavulanic: 500 – 2000 mg/8 giờ hoặc 2000 mg/12 giờ.

*Lưu ý: Nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bạn cần cân nhắc sử dụng nhé!

Nhóm Penicillin là nhóm thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng
Nhóm Penicillin là nhóm thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng

Thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng Azithromycin

Azithromycin là thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng hiệu quả. Với khả năng tiêu diệt và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn nên Azithromycin thường được dùng để điều trị áp xe cho khu vực quanh chân răng.

Vì ít có tác dụng phụ nên dòng thuốc này sẽ được chỉ định cho người bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với thành phần có trong thuốc Penicillin. Liều dùng Azithromycin được khuyến cáo là từ 500 mg/ngày. Đồng thời, nó không được dùng trong 3 ngày liên tiếp.

Thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng Azithromycin
Thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng Azithromycin

Thuốc trị áp xe răng Clindamycin

Nếu người bệnh bị áp xe do vi khuẩn truyền nhiễm gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Clindamycin để điều trị. Tương tự như Azithromycin, Clindamycin được thay thế cho thuốc kháng sinh Penicillin. Liều lượng khuyến cáo sử dụng là 300 – 600mg/8 giờ. Tuy nhiên, liều lượng này sẽ có sự thay đổi tùy vào tình trạng răng miệng của người bệnh.

Thuốc trị áp xe răng Clindamycin
Thuốc trị áp xe răng Clindamycin

Thuốc giảm đau Paracetamol Panadol

Paracetamol Panadol là loại thuốc quen thuộc của người Việt. Ngoài công dụng hạ sốt, giảm đau, Paracetamol Panadol còn được dùng để điều trị áp xe răng. Đặc biệt, người bệnh có thể sử dụng liều lượng thấp để điều trị bệnh lý cho phụ nữ mang thai.

Thế nhưng, so với những loại thuốc nêu trên thì Paracetamol Panadol không có nhiều công dụng trong việc chống viêm nhiễm hay kháng khuẩn. Để tăng hiệu quả của thuốc và đảm bảo an toàn, bạn không nên tự ý dùng thuốc. Thay vào đó, hãy đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và kê đơn nhé.

*Lưu ý: Người đang mắc bệnh lý về gan, thận cần cân nhắc trước khi sử dụng dòng thuốc này.

Paracetamol Panadol là thuốc giảm đau, kháng viêm do áp xe
Paracetamol Panadol là thuốc giảm đau, kháng viêm do áp xe

Thuốc kháng viêm Lysozyme Chloride

Sau khi xem xét cũng như đưa ra chẩn đoán về bệnh lý, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị Lysozyme Chloride cho người bệnh. Tồn tại ở dạng viên và bổ sung vào cơ thể, Lysozyme Chloride có tác dụng kháng viêm, giảm sưng. Theo đó, cơ chế hoạt động của thuốc điều trị áp xe răng này là hạn chế tác động của vi khuẩn. Đồng thời, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Liều dùng:

  • Người trưởng thành: 90mg/lần sử dụng. Một ngày có thể dùng 2-3 lần/ngày.
  • Trẻ em: Uống thuốc theo kê đơn của chuyên gia.
Thuốc kháng viêm Lysozyme Chloride
Thuốc kháng viêm Lysozyme Chloride

Thuốc Erythromycin – Kháng sinh thuộc nhóm macrolide

Thuốc điều trị cuối cùng trong danh sách này là Erythromycin. Đây là một dạng kháng sinh thuộc nhóm macrolide với công dụng chính là ức chế sự tấn công của vi khuẩn. Hơn thế nữa, Erythromycin tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Điểm đặc biệt của thuốc kháng sinh này là được sản xuất ở nhiều dạng khác nhau từ viên nang, viên nén, dạng tiêm và kể cả dung dịch dạng uống.

Liều dùng:

  • Người trưởng thành: 500 – 1000 mg/lần. Ngày uống từ 2 – 3 lần.
  • Trẻ em: Uống thuốc theo kê đơn của chuyên gia.

Erythromycin ức chế sự tấn công của vi khuẩn gây áp xe răng
Erythromycin ức chế sự tấn công của vi khuẩn gây áp xe răng

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc trị áp xe răng

Thuốc điều trị áp xe răng giúp khắc phục bệnh lý hiệu quả. Nhưng theo nghiên cứu, nếu sử dụng thuốc thường xuyên và liên tục thì người bệnh có thể bị các tác dụng phụ sau:

  • Bị chóng mặt, nhức đầu.
  • Có dấu hiệu buồn nôn.
  • Tiêu chảy, dạ dày và hệ tiêu hóa có cảm giác khó chịu.
  • Không còn cảm giác ngon miệng.

Trong trường hợp, triệu chứng diễn ra trong thời gian dài và không có xu hướng thuyên giảm, bạn đừng ngần ngại đến ngay nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng xử lý kịp thời nhé!

Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc trị áp xe răng
Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc trị áp xe răng

Lưu ý khi dùng thuốc trị áp xe răng

Để đảm bảo an toàn, bạn có thể bỏ túi một số lưu ý khi dùng thuốc như sau:

  • Không tự ý dùng thuốc, hãy đến thăm khám tại nha khoa để được bác sĩ kê đơn phù hợp.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng.
  • Không được tự ý ngưng dùng thuốc đột ngột, vì có thể làm thuốc bị nhờn và không còn tác dụng.
  • Tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để đem lại hiệu quả tốt nhất.
  • Nếu đã dùng hết thuốc nhưng bệnh lý vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến nha khoa để tái khám. Bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị kết hợp khác để chữa áp xe răng khỏi hẳn.
  • Trong quá trình dùng thuốc, đừng quên vệ sinh răng miệng đúng cách. Đánh răng đều đặn 2-3 lần/ngày và kết hợp với nước súc miệng, nước muối sinh lý,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất để răng chắc khỏe hơn.

Không tự ý dùng thuốc điều trị áp xe răng
Không tự ý dùng thuốc điều trị áp xe răng
Trên đây là gợi ý của Nha khoa DAISY về thuốc điều trị áp xe răng. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ Hotline 19009009 để được hỗ trợ tận tình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Nổi cục máu đen trong miệng
Nổi cục máu đen trong miệng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 25/09/2023
 102 XEM
Xương hàm răng nổi cục u lồi
Xương hàm răng nổi cục u lồi là bệnh gì? Cách điều trị và lưu ý
 NGÀY ĐĂNG 25/09/2023
 64 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY