Hiện nay, tỷ lệ gặp phải tình trạng dính thắng môi trên ở trẻ rất cao. Dính thắng môi trên hay còn gọi là phanh môi bám thấp. Đây là hiện tượng phanh môi dày, ngắn và dính chặt với phần lợi của hàm trên. Thông thường, thắng môi trên (phanh môi) sẽ là tấm niêm mạc cùng dải dây chằng nằm ở giữa hai răng cửa hàm trên.
Phanh môi bình thường có chức năng giúp môi trên ôm khít với xương hàm, từ đó tạo thành một nụ cười đẹp. Thế nhưng, khi bị dính thắng môi, môi trên của trẻ sẽ bị hạn chế trong việc cử động. Bé cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình bú sữa mẹ và bị ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp trong tương lai.
4 mức độ dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh thường gặp là:
Tình trạng dính thắng môi trên cần được phát hiện sớm để kịp thời điều trị khi cần thiết. Dưới đây là một số dấu hiệu bé bị phanh môi trên bám thấp bố mẹ có thể tham khảo:
Bởi vì dấu hiệu của tình trạng dính thắng lưỡi khá giống với phanh môi trên thấp nên bố mẹ sẽ ít phân biệt được hai hiện tượng này. Nhiều trường hợp bé gặp phải cả hai loại dị tật trên. Thế nên, khi nhận thấy một trong những dấu hiệu được liệt kê, bạn nên cho con đến cơ sở nha khoa để được kiểm tra càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán chính xác mức độ dính thắng môi trên. Từ đó tư vấn cho phụ huynh một số phương án điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?
Nhiều bậc phụ huynh không tránh khỏi lo lắng: “Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không?”, “Tình trạng này có ảnh hưởng đến việc bú sữa không?”,… Theo chuyên gia, phanh môi trên bám thấp là dị tật bẩm sinh nên không nguy hiểm như các bệnh lý khác. Tuy nhiên, hiện tượng này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ăn uống và sức khỏe tổng thể của trẻ. Cụ thể như:
Trẻ nhỏ chưa thể tự ăn uống nên sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn sữa từ mẹ. Thông thường, bé cần học cách ngậm ti, đồng thời phối hợp sử dụng môi và lưỡi để có thể bú hiệu quả. Thế nhưng, nếu gặp phải tình trạng dính thắng môi trên, quá trình bú sữa của con sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Ví dụ như:
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, phanh môi trên bám thấp còn có thể gây ra nhiều vấn đề phát sinh ở mẹ như:
Bên cạnh việc bú sữa bị ảnh hưởng, dính thắng môi trên còn có thể gây ra nhiều vấn đề không tốt khác ở trẻ như:
Để bé bị dính thắng môi trên có thể bú sữa dễ dàng, nha sĩ đưa ra một số lời khuyên mà mẹ có thể áp dụng như sau:
Nếu trẻ bị dính thắng môi trên nhưng không gặp khó khăn trong việc bú sữa, phụ huynh có thể không cần đưa con đến cơ sở nha khoa điều trị. Ngược lại, nếu bé vẫn không thể bú sau khi sử dụng những biện pháp trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương pháp xử lý phù hợp.
Bé bị dính thắng môi trên không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, con sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác nếu hiện tượng này không được xử lý triệt để. Một số phương pháp khắc phục tình trạng dính lưỡi môi trên ở trẻ được nha sĩ chỉ định như:
Phẫu thuật cắt thắng môi truyền thống là phương pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn. Khi thực hiện, nha sĩ sẽ dùng dao mổ chuyên dụng để loại bỏ tấm niêm mạc dính lợi. Trong quá trình phẫu thuật, bé sẽ được gây tê tại chỗ. Khoảng 7 đến 10 ngày sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ nắn chỉnh lại răng khi vị trí vết thương đã lành.
Kết thúc cuộc phẫu thuật, bố mẹ cần lưu ý đến cách chăm sóc trẻ. Bạn nên cho con sử dụng thức ăn mềm, dạng lỏng, tránh để bé cắn thức ăn quá cứng. Bên cạnh đó, quý phụ huynh cũng nên vệ sinh răng miệng cho trẻ đều đặn và đúng cách. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường như: Sốt, chảy máu,… thì hãy đưa con đến gặp nha sĩ để được xử lý. Đối với trường hợp bé mắc phải các bệnh về tim mạch hoặc thể trạng quá yếu thì cần dùng kỹ thuật khác để điều trị.
Cắt phanh môi bằng Laser là kỹ thuật nha khoa hiện đại. Khi lựa chọn phương pháp này, bé sẽ không cảm thấy đau hay bị chảy máu trong quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó, giải pháp trên cũng giúp rút ngắn thời gian lành thương.
Thế nhưng, bố mẹ cần lưu ý khi lựa chọn kỹ thuật này. Bởi vì, tia Laser có thể làm bỏng nên phương pháp này không thể sử dụng cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, mặc dù không gây đau nhưng phẫu thuật cắt thắng môi bằng Laser sẽ tốn kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn phương pháp truyền thống.
Theo chuyên gia, độ tuổi phù hợp để cắt phanh môi cho bé là từ 11 đến 12 tuổi. Ở thời gian này, con đã mọc đủ 20 chiếc răng vĩnh viễn trên cung hàm. Do đó, khoảng cách thắng môi để lại sẽ được thu hẹp đi phần nào.
Trong trường hợp phanh môi bám thấp khiến bé bị đau nhiều, ảnh hưởng đến giọng nói và việc vệ sinh răng miệng thì phụ huynh nên đưa con đi phẫu thuật sớm. Nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra. Tùy vào mức độ dính thắng môi trên ở trẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp.
Sau khi cắt thắng môi cho bé, vết thương sẽ có một vệt màu trắng. Đây là phần mô mềm đã được xử lý và giúp cầm máu ở vị trí vừa phẫu thuật. Để quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng, phụ huynh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Bài viết trên đã giải thích hiện tượng dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh. Hy vọng mang đến nhiều thông tin hữu ích cho quý phụ huynh trong việc chăm sóc bé. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế DAISY qua Hotline 19009009 hoặc đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY để được tư vấn và hỗ trợ nhé!