Sau khi kết thúc quá trình niềng, hàm răng lúc này đã đều đặn và đạt được tỷ lệ chuẩn tương quan với khớp cắn. Nhưng tình trạng này vẫn chưa ổn định và chắc khỏe. Do đó, người niềng cần đeo thêm một loại khí cụ đặc biệt để tránh bị chạy răng. Đồng thời giúp hàm răng làm quen với lực ăn nhai. Loại khí cụ này được gọi là hàm duy trì. Hàm duy trì được các bác sĩ chỉ định sau khi hoàn thành quá trình chỉnh nha. Người dùng sẽ bắt đầu đeo hàm duy trì sau khi đã tháo dây cung và mắc cài.
Cũng như các khí cụ niềng răng, bạn cũng có thể chọn lựa một loại hàm duy trì đáp ứng được với nhu cầu thẩm mỹ, tình trạng răng hàm cũng như là nhu cầu kinh tế của mình. Hiện nay, hàm duy trì tháo lắp và hàm duy trì cố định là hai loại khí cụ được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Cụ thể:
Hàm duy trì cố định có cấu tạo được làm từ dây thép với nhiều hình dạng (xoắn, thẳng) và kích cỡ khác nhau. Các bác sĩ sẽ gắn cố định khí cụ này vào mặt trong của hàm răng trước (cụ thể là răng 1,2,3) bằng vật liệu Composite.
Đúng như cái tên, khi sử dụng khí cụ này, bạn sẽ không tháo lắp ra được. Nhưng hàm duy trì cố định sẽ đem lại kết quả cao, đồng thời rút ngắn được thời gian đeo hàm. Nhược điểm của hàm duy trì cố định là khó vệ sinh răng miệng và gây cảm giác đau nhức, khó chịu khi đeo. Do đó, khi đeo khi cụ, bạn cần vệ sinh thật kỹ lưỡng, sạch sẽ và đúng cách.
Nếu như hàm duy trì cố định không thể dịch chuyển, thì hàm duy trì tháo lắp có thể dễ dàng lắp vào và tháo ra rất tiện lợi. Loại khí cụ này có cấu tạo được làm từ dây cung kim loại ôm khít vào các răng cửa tính trong khoảng giữa hai răng nanh.
Mặc dù có thể tháo lắp khí cụ tùy ý, nhưng bạn phải tuân thủ thời gian đeo hàm ít nhất 20 tiếng một ngày mới đạt kết quả tốt. Và đặc biệt sau mỗi lần tháo lắp, khí cụ cần được bảo quản cẩn thận để tránh trường hợp bị hư hỏng. Bạn chỉ nên tháo hàm duy trì khi vệ sinh răng miệng trong ngày. Thời gian còn lại nên đeo liên tục để mang lại kết quả tốt nhất nhé!
Sau quá trình chỉnh nha, hàm răng phải trải qua thời gian bị tác động rất lớn. Vì thế xương hàm lúc này rất nhạy cảm. Đồng thời, răng sẽ yếu hơn bình thường do chưa ổn định trong ổ xương. Thêm vào đó, khi ăn nhai, khớp cắn và các răng phải hoạt động nhiều. Do đó, răng dễ có xu hướng di chuyển về vị trí ban đầu.
Hơn nữa, mô nha chu và nướu cần thời gian để điều chỉnh và tổ chức lại cấu trúc. Vì thế, sau khi niềng răng cần phải đeo hàm duy trì để đảm bảo không bị chạy răng về vị trí ban đầu. Nhiều người cho rằng, hàm răng đã được điều chỉnh đều đẹp thì không nhất thiết phải mang thêm hàm duy trì. Tuy nhiên, nếu không sử dụng loại khí cụ này, kết quả của cả một quá trình cực khổ điều trị có thể “đổ sông đổ bể”.
Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm duy trì cho đến khi răng nướu ổn định, hệ xương hàm hoàn thiện, các răng vào đúng với vị trí. Thời gian đeo hàm duy trì sau niềng răng sẽ không cố định cho tất cả các trường hợp. Nó sẽ linh động cho từng tình trạng cụ thể sau:
Để biết chính xác sau khi niềng răng xong phải đeo hàm duy trì bao lâu, cách tốt nhất bạn cần đến các trung tâm nha khoa. Tại đây thông qua thăm khám và chẩn đoán, các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất.
Để quá trình đeo hàm duy trì sau niềng răng mang lại kết quả ổn định nhanh chóng, tránh tình trạng đổi khí cụ vô ích. Bạn cần lưu ý các điểm sau: