Nấm lưỡi còn có tên gọi khác là tưa lưỡi. Đây là hiện tượng xuất hiện khi vi khuẩn Candida phát triển quá mức dẫn đến nhiễm nấm (nấm men). Trong trạng thái bình thường, vi khuẩn chỉ ký sinh không gây hại cho bé, nhưng nếu ở trong môi trường thích hợp thì sẽ phát triển thành bệnh. Khi đó, trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện các mảng trắng đặc trưng. Ngoài lưỡi, loại nấm này còn có thể hình thành ở các vị trí khác trong cơ thể như: Cổ họng, miệng,…
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của trẻ. Thế nhưng theo một vài nghiên cứu, trẻ 1 tuổi thường có tỷ lệ mắc phải nấm lưỡi cao nhất. Bệnh không gây nguy hiểm trong giai đoạn đầu, nhưng bố mẹ cần giúp trẻ điều trị càng sớm càng tốt để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn.
Candida Albicans là vi khuẩn ký sinh ở cơ thể của mỗi người kể cả trẻ nhỏ. Trong một vài trường hợp, vi khuẩn này gặp điều kiện thuận lợi và phát triển thành bệnh nấm lưỡi. Dưới đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lý:
Nhìn chung, dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh nhiễm nấm lưỡi là xuất hiện các mảng, váy trắng trên bề mặt lưỡi. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể nhận biết qua từ tình trạng tổn thương ở các vị trí như vòm miệng, má trong, nướu hoặc phía sau cổ họng. Tùy vào từng trường hợp cũng như các mức độ nặng nhẹ khác nhau được thấy từ hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cũng có thể nhận ra bệnh lý này. Một số dấu hiệu cụ thể như sau:
Nếu tình trạng lưỡi của trẻ có màu đỏ hơn so với bình thường thì có thể là bệnh nấm lưỡi. Không chỉ vậy, bề mặt lưỡi còn có hiện tượng nổi gai đỏ. Trẻ có thể sẽ quấy khóc nhiều, bỏ ăn do bị đau rát. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, cơ thể bé sẽ không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến còi xương, chậm lớn.
Đây là tình trạng thường gặp nhất ở bệnh viêm lưỡi của trẻ sơ sinh. Các vảy trắng bám trên bề mặt lưỡi trông khá giống với cặn sữa hoặc bông. Dấu hiệu này khiến bố mẹ dễ nhầm lẫn và cạo, tẩy sạch cho bé. Tuy nhiên, bị cạo đi, chân nấm không mất đi mà còn khiến tình trạng này dễ lây lan sang các khu vực xung quanh.
Đây là một trong những trường hợp nấm lưỡi ở trẻ đã đến mức độ nặng hơn. Khi đó, khóe miệng của bé đã bắt đầu nứt nẻ, nền da không còn ẩm mịn mà trở nên khô và bong tróc hơn. Tình trạng này còn được gọi là viêm môi góc cạnh. Bệnh còn có thể khiến trẻ cảm thấy đau rát, xót khi cử động khóe miệng.
Nếu phát hiện trẻ bị nấm lưỡi ở giai đoạn này, phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng nặng hơn. Dưới đây là một vài hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh gây nứt khóe miệng:
Một dạng biểu hiện khá phổ biến của bệnh nấm lưỡi ở trẻ là xuất hiện tình trạng giả mạc trên bề mặt lưỡi. Bố mẹ có thể quan sát thấy các dấu hiệu cụ thể như trên lưỡi có những mảng giả mạc màu trắng hoặc kem, lưỡi hoặc niêm mạc má bị phù nề. Ngoài ra, bệnh cũng sẽ gây đau rát làm trẻ khó chịu, quấy khóc.
Bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bố mẹ không giúp trẻ điều trị thì nấm lưỡi có thể lây lan sang những vùng khác trong cơ thể. Một số cách điều trị nấm lưỡi phổ biến ở trẻ là:
Để tránh khỏi cảm giác khó chịu, đau rát cho trẻ, đồng thời đề phòng những biến chứng, phòng bệnh là cách tốt nhất. Phụ huynh có thể tham khảo những cách phòng bệnh như:
Trên đây là một số thông tin cơ bản, cũng như hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh. Bạn có thể tham khảo để nắm được các dấu hiệu nhận biết và có cách xử lý phù hợp khi trẻ mắc phải bệnh lý này. Liên hệ với hotline 19009009 của Nha khoa Quốc tế DAISY để đặt lịch thăm khám định kỳ cho bé nhé!