20+ Hình ảnh các bệnh về lưỡi ở trẻ em phổ biến nhất
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

20+ Hình ảnh các bệnh về lưỡi ở trẻ em phổ biến nhất

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Khánh Vân vào ngày 26 tháng 06 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Các bệnh về lưỡi thường xuất hiện nhiều ở các bé nhỏ bởi sức khỏe của trẻ trong giai đoạn này khá yếu. Vậy nên, phụ huynh cần trang bị kiến thức về triệu chứng, hình ảnh các bệnh về lưỡi ở trẻ em để có thể phát hiện và điều trị kịp thời. Từ đó, trẻ có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm khác. Cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu về hình ảnh các bệnh về lưỡi ở trẻ em ở dưới đây để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé nhé!

Triệu chứng và hình ảnh các bệnh về lưỡi ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay

Hầu hết các bệnh về lưỡi ở trẻ em đều xuất phát từ sự tấn công của vi khuẩn kết hợp với sự thiếu chất (vitamin nhóm B, nhóm PP, chất sắt…). Từ đó dẫn đến lưỡi bị nhiễm khuẩn gây viêm lưỡi. Một số tình trạng bệnh về lưỡi có thể biểu hiện như sau:

Viêm lưỡi bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân do thiếu chất và nhiễm khuẩn, viêm lưỡi bệnh lý còn có thể đến từ việc cơ thể bị mắc các bệnh ngoài da như: giang mai, áp tơ, lichen phẳng,…. Qua những hình ảnh các bệnh về lưỡi ở trẻ em, bố mẹ có thể thấy trên bề mặt lưỡi xuất hiện các mụn li ti, nứt kẽ lưỡi, màu sắc bất thường hoặc có nhiều vết loét,….

Trẻ có thể gặp các dạng viêm lưỡi bệnh lý cơ bản là:

  • Viêm lưỡi cấp tính: Bệnh xuất hiện đột ngột và thường đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng.
  • Viêm lưỡi mãn tính: Bệnh có các triệu chứng tái phát nhiều lần.
  • Viêm lưỡi teo: Khi mắc bệnh này, bạn sẽ thấy trẻ mất nhiều nhú lưỡi, màu sắc và kết cấu cũng sẽ thay đổi. Ngoài ra, bố mẹ có thể quan sát thấy lưỡi của trẻ nhẵn bóng hơn so với bình thường.

Trẻ có thể bị viêm lưỡi do nấm
Trẻ có thể bị viêm lưỡi do nấm
Tình trạng nứt lưỡi ở trẻ
Tình trạng nứt lưỡi ở trẻ

Viêm lưỡi di trú

Bệnh lý này khá khó để nhận biết bởi nó có triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể thấy một số vùng ở lưỡi bị teo đỏ, viền thường có màu vàng và xuất hiện ở mặt lưng của lưỡi.

Viêm lưỡi di trú không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Thế nhưng, tình trạng này có thể làm trẻ khó chịu, dẫn đến việc ăn uống không ngon miệng. Bệnh có thể tự khỏi, tuy vậy, bố mẹ vẫn nên giúp trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để lưỡi hồi phục nhanh hơn.

Bệnh viêm lưỡi di trú ở trẻ
Bệnh viêm lưỡi di trú ở trẻ

Viêm lưỡi bản đồ

Khi bé gặp phải viêm lưỡi bản đồ, bố mẹ có thể dễ dàng xác định hình ảnh các bệnh về lưỡi ở trẻ em. Bởi trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện các đường ngoằn nghèo màu trắng có hình dạng như bản đồ. Không chỉ vậy, phía bên trong sẽ có màu đỏ đậm hơn, thậm chí gai lưỡi bị biến mất. Một biểu hiện khác nữa là trẻ sẽ cảm thấy bị nhạy cảm, có phản ứng khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn cay nóng.

Các chuyên gia cho rằng đây cũng là một trong những bệnh lý khá lành tính. Vì thế, bố mẹ có thể đưa trẻ đến bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc bôi, thuốc kháng sinh để điều trị.

Hình ảnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ
Hình ảnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ

Bạch sản

Không đơn giản như các bệnh ở trên, bạch sản là bệnh lý ác tính. Vì vậy, phụ huynh không nên chủ quan khi con bị mắc bạch sản. Khi mắc bệnh, lưỡi và sàn miệng của trẻ sẽ xuất hiện những mảng trắng. Bệnh lý này được chia thành 2 loại lành tính và ác tính. Đối với bệnh lành tính, vết loét có thể tự lành. Với bệnh ác tính, bạn cần cho con thực hiện phẫu thuật để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Hình ảnh bệnh bạch sản
Hình ảnh bệnh bạch sản
Bạch sản có thể là tình trạng ác tính nguy hiểm
Bạch sản có thể là tình trạng ác tính nguy hiểm

Loét lưỡi Apthae

Phụ huynh có thể xác định loét lưỡi Apthae một cách khá dễ dàng thông qua hình ảnh các bệnh về lưỡi ở trẻ em. Khi mắc bệnh, lưỡi của bé thường xuất hiện các vết loét ở bụng lưỡi hoặc chóp lưỡi. Bé sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu thậm chí là không thể nói chuyện, phát âm như bình thường khi bị loét lưỡi Apthae.

Tùy theo số lượng các vết loét cũng như kích thước của chúng mà có thể phân thành các mức độ như: Loét Apthae nhỏ, lớn và loét dạng Herpes. Khi mắc bệnh, trẻ cần được điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ. Đồng thời, phụ huynh cũng nên cho con làm các xét nghiệm để xác định trẻ có gặp phải tình trạng bị thiếu máu hay không. Nếu có, bố mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu chất sắt cho trẻ.

Hình ảnh về loét lưỡi Apthae
Hình ảnh về loét lưỡi Apthae

Bệnh lưỡi trắng

Đây là bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ em. Bố mẹ có thể nhận dạng bệnh lưỡi trắng dễ dàng bằng cách quan sát trực tiếp hoặc hình ảnh. Lúc này, bề mặt lưỡi xuất hiện các mảng trắng. Không chỉ vậy, khoang miệng của bé còn có dấu hiệu bị khô và đôi khi hơi thở có mùi.

Lưỡi trắng là tình trạng phổ biến ở trẻ
Lưỡi trắng là tình trạng phổ biến ở trẻ

Tình trạng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ, nhưng bố mẹ vẫn nên thực hiện các phương pháp giúp lưỡi hồi phục lại như bình thường. Bạn có thể dùng các cách như: Vệ sinh bằng dụng cụ cạo lưỡi, uống nhiều nước lọc hoặc ăn nhiều hoa quả để bổ sung chất xơ. Nếu trẻ không thích uống nước lọc, bố mẹ có thể thay bằng nước ép trái cây.

Hình ảnh lưỡi trắng ở trẻ em
Hình ảnh lưỡi trắng ở trẻ em

Bệnh ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi được xem là bệnh lý nghiêm trọng nhất vì nó có thể làm trẻ mất mạng. Nếu bé có các vết loét lâu ngày không khỏi thì đây rất có thể là biểu hiện của bệnh ung thư lưỡi, đặc biệt là vết loét màu trắng và người bệnh không thấy đau. Để chắc chắn nhất, bạn chỉ có thể cho con làm xét nghiệm sinh thiết. Ngoài ra, bệnh ung thư còn gây ra những dẫu hiệu khác như đau họng, hàm, nuốt xuống có cảm giác đau, cứng hàm, cứng lưỡi, chảy máu lưỡi mà không rõ nguyên nhân,…\

Hình ảnh dấu hiệu ung thư lưỡi
Hình ảnh dấu hiệu ung thư lưỡi
Lưỡi có màu bất thường cũng là một trong những triệu chứng ung thư lưỡi
Lưỡi có màu bất thường cũng là một trong những triệu chứng ung thư lưỡi

Cách phòng chống các bệnh về lưỡi ở trẻ em

Để giúp bé phòng tránh được các bệnh lý đó, trước tiên bạn cần để ý hình ảnh các bệnh về lưỡi ở trẻ em, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Giúp trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Đối với các bé chưa thể tự đánh răng, bố mẹ có thể giúp con làm sạch nướu bằng cách lau nướu nhẹ nhàng. Với những trẻ lớn hơn, phụ huynh nên tập cho con duy trì thói quen đánh răng hằng ngày.
  • Phụ huynh nên cho bé dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng. Từ đó loại bỏ mảng bám và diệt khuẩn hiệu quả hơn.
  • Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm nhiều đường, nước ngọt có ga, nhiều tính axit,…
  • Cho trẻ uống nước thường xuyên.
  • Đưa trẻ đến nha khoa để khám răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần.
  • Vệ sinh các dụng cụ như: Ti giả, bình sữa, đồ chơi của trẻ để hạn chế các vi khuẩn lây bệnh.

Bố mẹ cần giúp trẻ vệ sinh răng miệng hằng ngày
Bố mẹ cần giúp trẻ vệ sinh răng miệng hằng ngày

Trên đây là những hình ảnh các bệnh về lưỡi ở trẻ em phổ biến nhất là bạn có thể tham khảo. Từ đó có thể phát hiện và giúp trẻ điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu bé có những dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên đưa con đến nha khoa để kiểm tra ngay. Liên hệ hotline 19009009 để đặt lịch trước tại Nha khoa DAISY nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Nổi cục máu đen trong miệng
Nổi cục máu đen trong miệng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 25/09/2023
 95 XEM
Xương hàm răng nổi cục u lồi
Xương hàm răng nổi cục u lồi là bệnh gì? Cách điều trị và lưu ý
 NGÀY ĐĂNG 25/09/2023
 56 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY