Hình ảnh thắng lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh thế nào?
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Hình ảnh thắng lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh thế nào?

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 01 tháng 02 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Dính thắng lưỡi hay còn được gọi là dính phanh lưỡi. Đây là một trong những dạng dị tật bẩm sinh xuất hiện phổ biến ở trẻ. Tình trạng này dù không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của bé. Để chủ động trong việc khắc phục, bạn có thể tham khảo một số hình ảnh thắng lưỡi bình thường và khi bị dính thắng lưỡi do Nha khoa DAISY tổng hợp ở bài viết dưới đây. Cùng theo dõi ngay nhé!

Tìm hiểu về tình trạng dính thắng lưỡi

Dính thắng lưỡi là gì, thế nào những hình ảnh thắng lưỡi bình thường?… Đây là các cụm từ được tìm kiếm khá nhiều hiện nay.

Thắng lưỡi hay còn được gọi là phanh lưỡi. Đây là màng niêm mạc mỏng nối từ mặt dưới của lưỡi đến sàn miệng. Khi bị dính thắng lưỡi, màng niêm mạc này sẽ bị dày và ngắn bất thường. Do đó, nó khiến việc cử động của đầu lưỡi gặp khó khăn, bất tiện trong quá trình ăn uống, phát âm.

Theo kết quả của nhiều cuộc thống kê, khoảng 5% bé sơ sinh gặp phải dạng dị tật này. Tình trạng này sẽ được phát hiện ngay trong tháng đầu tiên khi tiêm chủng thường xuyên hoặc trong quá trình chăm sóc bé.

4 mức độ thường gặp của tình trạng dính thắng lưỡi là:

  • Mức độ 1: Phanh lưỡi bị dính nhẹ, khoảng từ 12 – 16mm.
  • Mức độ 2: Phanh lưỡi bị dính trung bình, từ 8 – 11mm.
  • Mức độ 3: Phanh lưỡi bị dính nặng, chỉ từ 3 – 7mm.
  • Mức độ 4: Phanh lưỡi dính hoàn toàn dưới dàn, dưới 3mm.

Hình ảnh bé bị phanh lưỡi bám thấp
Hình ảnh bé bị phanh lưỡi bám thấp

Hình ảnh thắng lưỡi bình thường và dấu hiệu nhận biết dính thắng lưỡi

Dưới đây là một số hình ảnh thắng lưỡi bình thường và khi bị dính thắng lưỡi do Nha khoa DAISY tổng hợp. Bạn có thể dựa vào để nhận biết loại dị tật này. Cụ thể:

Hình ảnh thắng lưỡi bình thường ở mọi người
Hình ảnh thắng lưỡi bình thường ở mọi người

Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ:

Phanh lưỡi bám thấp thường xuất hiện ở bé trai hơn ở bé gái
Phanh lưỡi bám thấp thường xuất hiện ở bé trai hơn ở bé gái
Hình ảnh thắng lưỡi bị ngắn bất thường
Hình ảnh thắng lưỡi bị ngắn bất thường
Hình ảnh phanh lưỡi bám thấp mức độ 2
Hình ảnh phanh lưỡi bám thấp mức độ 2
Dính thắng lưỡi khiến bé không thể cong đầu lưỡi
Dính thắng lưỡi khiến bé không thể cong đầu lưỡi

Bố mẹ có thể nhận biết dạng dị tật này qua những dấu hiệu như:

  • Con gặp khó khăn trong quá trình bú mẹ.
  • Phanh lưỡi của con bị ngắn hơn so với bình thường.
  • Đầu hoặc cả thân lưỡi của con không chuyển động được sang hai bên.
  • Lưỡi của bé không thể nâng lưỡi chạm vào hàm trên.
  • Đầu lưỡi khi con khóc thường có dạng chữ V.
  • Lưỡi của bé không thể đưa ra ngoài hàm dưới khoảng 1 hay 2mm.

Dính thắng lưỡi gây ra những ảnh hưởng gì với trẻ?

Từ hình ảnh thắng lưỡi bình thường và khi bị dính thắng lưỡi, bố mẹ sẽ rất dễ nhận biết dạng dị tật bẩm sinh này. Tình trạng này nếu không được khắc phục triệt để sẽ gây ra những ảnh hưởng như:

  • Bé thường quấy khóc vì không thể bú sữa mẹ. Phanh lưỡi bám thấp khiến con không thể ngậm chặt đầu vú. Đôi khi bé cắn đầu ngực vì không thể mút sữa. Tình trạng này sẽ khiến con không nạp đủ chất dinh dưỡng, cơ thể không phát triển bình thường.
  • Răng cửa hàm dưới bị thưa. Vì thắng lưỡi ngắn nên răng cửa hàm dưới xuất hiện khoảng trống. Hiện tượng này sẽ làm giảm tính thẩm mỹ gương mặt của con. Đôi khi còn có thể khiến các răng khác bị xô lệch.
  • Hầu như khi bị dính thắng lưỡi, trẻ rất khó để đọc chính xác các âm như: th, t, d, r, l, s, z. Phát âm sai sẽ dần thành thói quen, khiến con không thể nói tròn vành rõ chữ khi lớn lên.
  • Phanh lưỡi thấp nên bé không thể dùng đầu lưỡi để làm sạch thức ăn sót lại trên răng. Khi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ tích tụ, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.
  • Một số ảnh hưởng khác: Khó khăn khi chơi nhạc cụ cần dùng hơi, không thể liếm môi,…

Dính thắng lưỡi khiến con không thể bú sữa mẹ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé
Dính thắng lưỡi khiến con không thể bú sữa mẹ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé

Quá trình cắt thắng lưỡi cho bé có nguy hiểm gì không?

Để tình trạng phanh lưỡi bám thấp trở về hình ảnh thắng lưỡi bình thường, phương pháp khắc phục duy nhất là phẫu thuật cắt thắng lưỡi. Loại dị tật này được phát hiện ở các bé sơ sinh, trẻ nhỏ. Do đó, phụ huynh không biết quá trình phẫu thuật có gì nguy hiểm không? Khi lựa chọn trung tâm y tế uy tín, bố mẹ có thể an tâm về vấn đề này. Thông thường, quá trình thực hiện chỉ diễn ra khoảng 5 phút. Kết thúc cuộc phẫu thuật sẽ không gây biến chứng nào ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con.

Thế nhưng, nếu chọn nhầm trung tâm y tế có chất lượng không đảm bảo, dụng cụ sử dụng chưa được vô trùng thì có thể gặp phải hiện tượng viêm nhiễm. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bé, bố mẹ cần lưu ý khi chọn cơ sở thực hiện. Tránh chọn nhầm địa chỉ không đảm bảo uy tín, không chỉ không khắc phục được tình trạng dính thắng lưỡi mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con.

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là cách duy nhất khắc phục dạng dị tật này
Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là cách duy nhất khắc phục dạng dị tật này

Cách chăm sóc bé sau khi cắt thắng lưỡi

Phanh lưỡi sau khi phẫu thuật sẽ có một vệt màu trắng. Thế nhưng, đây là hiện tượng bình thường, sẽ biến mất sau vài tuần. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng. Để giúp vết thương nhanh lành, phụ huynh cần chú ý một số vấn đề dưới đây khi chăm sóc con:

  • Không để con ngậm hoặc cắn đồ vật cứng. Từ đó tránh làm vết thương dưới lưỡi bị chảy máu.
  • Không để bé dùng tay hoặc đồ vật chạm vào phanh lưỡi để tránh làm khu vực này bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.
  • Thường xuyên làm sạch miệng, lưỡi cho trẻ sau mỗi lần ăn, uống sữa. Hướng dẫn bé tập cử động lưỡi nhẹ nhàng.
  • Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày cho bé để thức ăn trong khoang miệng được làm sạch.
  • Khi thấy phanh lưỡi vừa phẫu thuật bị chảy máu kéo dài hoặc con bị đau không thuyên giảm, phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý.

Cho bé uống nhiều nước sau khi phẫu thuật cắt thắng lưỡi để làm sạch khoang miệng
Cho bé uống nhiều nước sau khi phẫu thuật cắt thắng lưỡi để làm sạch khoang miệng

Như vậy, hình ảnh thắng lưỡi bình thường và khi bị phanh lưỡi bám thấp đã được tổng hợp ở bài viết trên. Hy vọng mang đến nhiều giá trị hữu ích cho quý phụ huynh trong việc chăm sóc răng miệng cho con. Nếu bạn còn câu hỏi nào khác, liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế DAISY qua Hotline 19009009 để được chuyên gia giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Răng ê buốt khi uống nước lạnh
Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh? Cách khắc phục hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 16/11/2023
 80 XEM
Mẹ bị viêm họng có lây cho con
Mẹ bị viêm họng có lây cho con không? Lưu ý cần biết
 NGÀY ĐĂNG 15/11/2023
 80 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY