20+ Hình ảnh trẻ bị nấm miệng để nhận biết sớm bệnh lý
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

20+ Hình ảnh trẻ bị nấm miệng để nhận biết sớm bệnh lý

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 04 tháng 05 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Hình ảnh trẻ bị nấm miệng là tình trạng xuất hiện rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vì không nhận biết hiện tượng trên đã khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó kéo theo việc sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ bị ảnh hưởng. Để chủ động phòng tránh tình trạng này, cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu thêm các thông tin về nấm miệng ở trẻ trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Một số nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ

Hình ảnh trẻ bị nấm miệng xuất hiện dưới dạng mảng trắng nhỏ, hình tròn nổi lên trên lưỡi, má môi, thậm chí là ở vòm họng. Các mảng trắng ấy khi xuất hiện sẽ không dễ bị bong hay tróc ra. Nếu dùng tay hoặc dụng cụ để cạo thì đốm trắng vẫn không được loại bỏ. Thay vào đó, vị trí xuất hiện các mảng trắng còn có thể bị chảy máu.

Nấm miệng được cho là do nấm Candida Albicans gây ra. Loại nấm này vốn có sẵn ở trên cơ thể người. Khi thể trạng của bạn được duy trì ở mức cân bằng, chúng sẽ không gây ra ảnh hưởng tiêu cực nào. Nhưng nếu gặp phải một hoặc nhiều trường hợp dưới đây, nấm sẽ phát triển quá mức và kéo theo tình trạng nấm miệng ở các bé:

  • Hệ miễn dịch của cơ thể bé còn yếu: Đây là nguyên phân phổ biến khiến trẻ có nguy cơ cao bị nấm miệng. Tình trạng này đặc biệt thường xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng, sinh nhẹ cân, sinh non, còi xương. Bé điều trị hen suyễn bằng việc sử dụng corticoid đường hít thời gian dài nhưng ít súc miệng sau khi dùng thuốc cũng có nguy cơ bị nấm miệng cao.
  • Mẹ bầu bị nhiễm nấm sinh dục: Trong thời gian mang thai, mẹ bị nhiễm nấm sinh dục có thể khiến con bị nấm miệng. Nếu tình trạng này chưa được điều trị khi chuyển dạ, bé sẽ bị lây khi sinh qua đường âm đạo.
  • Do bé sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng: Sử dụng kháng sinh không theo đơn bác sĩ sẽ khiến nguy cơ bé bị nấm miệng tăng cao. Vì bây giờ, sự cân bằng giữa nấm gây hại và hệ vi khuẩn có lợi sẽ bị mất. Theo đó, nấm Candida có cơ hội lây lan và gây bệnh.

Cặn sữa đọng lại trên lưỡi bé có thể dẫn đến tình trạng nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Cặn sữa đọng lại trên lưỡi bé có thể dẫn đến tình trạng nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Một số hình ảnh trẻ bị nấm miệng phổ biến hiện nay

Nấm miệng ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có biểu hiện không giống nhau. Nha khoa DAISY sẽ tổng hợp một số hình ảnh trẻ bị nấm miệng cơ bản cùng với một số dấu hiệu cụ thể ở nội dung tiếp theo đây. Cùng theo dõi ngay bạn nhé!

Hình ảnh bé bị nấm miệng có tổn thương màu trắng kem

Dấu hiệu nhận biết:

  • Xuất hiện nhiều mảng trắng kem trên lưỡi của trẻ hoặc có thể ở niêm mạc má.
  • Đôi khi có thể xuất hiện trên vòm miệng, ở amidan và nướu của trẻ. Màu sắc nhìn như cặn sữa hoặc bông gòn.
  • Đốm trắng dính chắc vào miệng, niêm mạc lưỡi và khó cạo bỏ.

Hệ lụy:

  • Khiến trẻ bị vướng víu khi ăn nhai, nuốt, nói chuyện vì nấm tăng sinh trở thành các lớp dày cộm.
  • Gai ở lưỡi của trẻ bị che lấp nên không cảm nhận được mùi vị. Do đó, trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng.

Hình ảnh bé bị nấm miệng xuất hiện phổ biến
Hình ảnh bé bị nấm miệng xuất hiện phổ biến
Bề mặt lưỡi của con dần xuất hiện nhiều đốm trắng kem khó loại bỏ
Bề mặt lưỡi của con dần xuất hiện nhiều đốm trắng kem khó loại bỏ
Hình ảnh bé bị nấm miệng nghiêm trọng, mảng trắng hình thành nhiều
Hình ảnh bé bị nấm miệng nghiêm trọng, mảng trắng hình thành nhiều

Hình ảnh trẻ bị nấm miệng gây sưng đỏ hoặc đau

Dấu hiệu nhận biết: Đầu lưỡi và toàn bộ lưỡi của con bị sưng đỏ, gai lưỡi xuất hiện nhiều đốm đỏ.

Hệ lụy: Khu vực nhiễm nấm thường gây ra đau rát. Mức độ đau tăng lên khi trẻ ăn nhai, nuốt. Do đó, con có xu hướng bỏ bú, biếng ăn, dễ quấy khóc. Bé sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm nếu tình trạng này không được điều trị triệt để.

Hình ảnh nấm miệng ở trẻ em xuất hiện khiến lưỡi sưng đỏ, đau
Hình ảnh nấm miệng ở trẻ em xuất hiện khiến lưỡi sưng đỏ, đau
Hình ảnh nấm miệng phát triển và làm đầu lưỡi sưng đỏ
Hình ảnh nấm miệng phát triển và làm đầu lưỡi sưng đỏ

Hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh kèm chảy máu

Dấu hiệu nhận biết: Chân nấm bám chắc vào niêm mạc lưỡi. Lưỡi sẽ bị chảy máu nếu bố mẹ cố gắng cọ xát hoặc cạo bỏ chúng. Lưỡi cũng có thể bị xước, rỉ máu.

Hệ lụy: Lưỡi chảy máu có thể gây ra viêm nhiễm, tình trạng nấm miệng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh kèm chảy máu
Hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh kèm chảy máu

Hình ảnh bé bị nấm miệng dẫn tới nứt, chảy máu ở khóe miệng

Dấu hiệu nhận biết: Lớp da ở vị trí bị nấm lưỡi sẽ khô và tự tróc ra. Sau đó xuất hiện nhiều vết nứt đỏ kèm theo.

Hệ lụy: Con bị đau, xót khi nói chuyện và khi ăn nhai.

Lưu ý: Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng nấm miệng ở các bé đã trở nên nghiêm trọng hơn. Loại nấm gây bệnh lúc bấy giờ đã lây lan ra toàn bộ khoang miệng của con.

Nấm miệng lây lan khiến khóe miệng bị nứt, chảy máu
Nấm miệng lây lan khiến khóe miệng bị nứt, chảy máu

Những hình ảnh trẻ bị nấm miệng theo dạng cụ thể

Hình ảnh trẻ bị nấm miệng theo từng giai đoạn đã được liệt kê ở phía trên. Mỗi loại nấm miệng cụ thể sẽ lại có nhiều dạng khác nhau. Cụ thể như:

Hình ảnh nấm lưỡi giả mạc ở trẻ em

Đây là dạng nấm miệng ở trẻ sơ sinh phổ biến, chúng thường xuất hiện ở 2 thể:

  • Mãn tính: Vùng tổn thương lan rộng nhưng ít bị sưng đỏ hay phù nề.
  • Cấp tính: Nền niêm mạc đỏ, phía trên có nhiều đốm giả mạc có màu hơi trắng. Lưỡi, má, vòm miệng bị phù nề, bị rát, bỏng nhẹ.

Hình ảnh bé bị nấm miệng xuất hiện nhiều đốm giả mạc màu đỏ
Hình ảnh bé bị nấm miệng xuất hiện nhiều đốm giả mạc màu đỏ

Hình ảnh bạch sản tăng sản lưỡi ở trẻ em

Dạng nấm miệng này thường không xuất hiện phổ biến. Biểu hiện của bệnh là:

  • Niêm mạc lưỡi sưng đỏ.
  • Nấm miệng phát triển và tạo thành nhiều mảng trắng dày, cứng chồng lên nhau.

Hình ảnh bạch sản tăng sản thường thấy ở trẻ nhỏ
Hình ảnh bạch sản tăng sản thường thấy ở trẻ nhỏ
Hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh đã phát triển, lây lan rộng
Hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh đã phát triển, lây lan rộng

Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh gây hồng ban ở vòm họng

Đây là dạng nấm miệng xuất hiện khi bé phải điều trị bệnh hô hấp bằng Corticoid qua đường xông từ miệng hoặc hít qua mũi. Biểu hiện của tình trạng này là:

  • Niêm mạc má, niêm mạc lưỡi xuất hiện nhiều mảng trắng.
  • Nhiều vết hồng nổi lên và bám chắc trên vòm họng.

Hình ảnh nấm miệng ở trẻ em gây hồng ban ở vòm họng
Hình ảnh nấm miệng ở trẻ em gây hồng ban ở vòm họng
Hình ảnh trẻ bị nấm miệng gây hồng ban thường thấy
Hình ảnh trẻ bị nấm miệng gây hồng ban thường thấy

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ

Đây là dạng nấm miệng làm mất gai lưỡi khiến nhiều mảng nhẵn, màu đỏ, viền trắng xuất hiện như hình bản đồ. Dạng nấm miệng trên lành tính, không lây nhiễm cũng như không gây nguy hiểm cho bé. Biểu hiện cụ thể của tình trạng này:

  • Xuất hiện nhiều vết nứt sâu trên bề mặt lưỡi.
  • Gai lưỡi trên niêm mạc lưỡi bị mất. Nhiều mảng nhẵn màu đỏ viền trắng xuất hiện xung quanh tạo nên hình thái như bản đồ.

Hình ảnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ
Hình ảnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ
Nhiều mảng đỏ nhẵn xuất hiện trên lưỡi của trẻ
Nhiều mảng đỏ nhẵn xuất hiện trên lưỡi của trẻ
Hình ảnh trẻ bị nấm miệng dạng viêm lưỡi bản đồ
Hình ảnh trẻ bị nấm miệng dạng viêm lưỡi bản đồ

Triệu chứng và hình ảnh trẻ bị nấm miệng lây sang cho mẹ trong quá trình cho con bú

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh lý có thể lây lan. Tình trạng ở bé có thể lây sang cho mẹ thông qua đầu ti trong quá trình bú mẹ.

Do đó, để phòng tránh trường hợp trên, phụ huynh cần chú ý, nhận biết các triệu chứng ở mẹ và bé. Mục đích ngăn ngừa cũng như để điều trị kịp thời. Tránh để nấm gây bệnh lây lan chéo, trở nên nghiêm trọng và tái phát nhiều lần.

Một số biểu hiện của tình trạng trên ở mẹ:

  • Đầu ti bị đỏ, có vết nứt và thường xuyên bị ngứa.
  • Vùng da xung quanh đầu ti bị bong tróc hoặc sáng hơn màu da thường.

Nấm miệng ở bé có thể lây sang mẹ qua đầu ti khi bú sữa
Nấm miệng ở bé có thể lây sang mẹ qua đầu ti khi bú sữa

Cách điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Khi nhận thấy một trong nhiều hình ảnh trẻ bị nấm miệng phía trên, phụ huynh cần đưa con đến nha sĩ để được điều trị triệt để. Tránh trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn nhai cũng như giao tiếp của bé. Thông thường, để điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 2 loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc Miconazole: Đây là dòng thuốc diệt nấm miệng dạng gel. Hoạt chất trong sản phẩm sẽ giúp loại bỏ các tế bào nấm gây hại. Khi sử dụng, bố mẹ sẽ thoa gel lên trên vị trí các mảng trắng xuất hiện.
  • Thuốc Nystatin: Đây là loại thuốc diệt nấm miệng hiệu quả ở dạng bột. Khi sử dụng, thuốc sẽ được hòa tan với nước và dùng để rơ miệng cho bé. Sản phẩm được dùng trong trường hợp không sử dụng Miconazole.

Thuốc Nystatin là loại thuốc thường được nha sĩ kê để điều trị nấm miệng ở trẻ
Thuốc Nystatin là loại thuốc thường được nha sĩ kê để điều trị nấm miệng ở trẻ

Cách chăm sóc cho bé mà phụ huynh cần biết khi trẻ bị nấm miệng

Hình ảnh trẻ bị nấm miệng sẽ trở lại nếu không được điều trị triệt để. Để ngăn chặn trường hợp này, phụ huynh cần lưu ý một số yếu tố khi chăm sóc con. Cụ thể như:

  • Rơ lưỡi thường xuyên cho con để đầu lưỡi luôn sạch sẽ. Tránh nấm và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển.
  • Dùng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Lưu ý, tuyệt đối không dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé dưới 1 tuổi. Từ đó tránh tình trạng con bị ngộ độc do các thành phần trong mật ong.
  • Thường xuyên vệ sinh dụng cụ của bé như: Núm cao su, đồ chơi, đồ dùng,…
  • Vệ sinh khoang miệng cho con ngay sau khi con bị hen suyễn cần điều trị bằng corticoid dạng hít.
  • Mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng khi con đang trong thời gian bú mẹ. Mẹ cần hạn chế những thực phẩm cay nóng; hải sản có thể bị kích ứng và bánh kẹo chứa nhiều đường hóa học.
  • Mẹ cần thêm vitamin C, sữa chua vào thực đơn hàng ngày để hệ miễn dịch cơ thể bé được tăng cường. Đồng thời tăng lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể trẻ.

Rơ lưỡi cho trẻ sau khi bú, giữ lưỡi con luôn sạch sẽ để tránh làm nấm miệng tái phát
Rơ lưỡi cho trẻ sau khi bú, giữ lưỡi con luôn sạch sẽ để tránh làm nấm miệng tái phát

Hy vọng những hình ảnh trẻ bị nấm miệng phía trên sẽ giúp quý phụ huynh nhận biết được bệnh lý này. Từ đó có phương pháp điều trị sớm và hiệu quả, tránh làm sức khỏe của con bị ảnh hưởng. Nếu còn câu hỏi nào khác, liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Trẻ bị sún răng cửa do đâu? Cách điều trị hiệu quả nhất
Trẻ bị sún răng cửa do đâu? Cách điều trị hiệu quả nhất
 NGÀY ĐĂNG 23/11/2023
 110 XEM
Vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi mà bố mẹ nên biết
 NGÀY ĐĂNG 02/10/2023
 152 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY