Lỡ nuốt răng thật hoặc răng giả vào bụng có sao không?
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Lỡ nuốt răng thật hoặc răng giả vào bụng có sao không?

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 11 tháng 03 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Trường hợp nuốt nhầm răng khá hy hữu nhưng vẫn đã xảy ra. Vậy lỡ nuốt răng thật có sao không? Trong bài viết dưới đây, Nha khoa DAISY sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này và đưa ra cách xử lý an toàn, hiệu quả nhất. Cùng theo dõi ngay nhé!

Nguyên nhân gây ra tình trạng nuốt răng vào bụng

Nuốt nhầm răng vào bụng là việc không ai mong muốn. Trường hợp này có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và có thể diễn ra ở trẻ em lẫn người trưởng thành.

Trường hợp nuốt răng thật

Lỡ nuốt răng thật có sao không? Đây là câu hỏi của nhiều bạn đọc. Răng thật ở đây có thể là răng sữa hoặc răng vĩnh viễn. Răng sữa trong quá trình thay răng sẽ bị lung lay. Răng vĩnh viễn cũng sẽ bị như vậy do một số nguyên nhân nhất định. Trong quá trình nhai, cắn thực phẩm, răng có thể bị găm vào thức ăn và rụng ra ngoài. Theo đó bị cuốn vào bụng lúc nuốt thức ăn.

Hình ảnh răng thật bị nuốt vào bụng
Hình ảnh răng thật bị nuốt vào bụng

Trường hợp nuốt răng giả

  • Răng giả có thể bị dính và rơi ra trong khi người dùng ăn thức ăn dẻo, dai, cứng,…
  • Người bệnh thường nuốt thức ăn, ít khi nhai nên răng rơi ra và bị nuốt xuống bụng mà không được phát hiện.
  • Răng của hàm giả tháo lắp bị lỏng lẻo, keo dán bị dão sau một thời gian dài sử dụng. Do đó, răng dễ bị nuốt trong quá trình ăn uống.
  • Người dùng mang hàm giả tháo lắp kém chất lượng đi ngủ. Răng giả tháo lắp khi không khít với nền hàm sẽ tụt ra và trôi xuống bụng.
  • Răng giả kém chất lượng, bị cộm khi ăn nhai hoặc kích thước lớn hơn so với cung hàm nên lỏng lẻo dễ rơi ra.

Hàm giả tháo lắp bị nuốt nhầm vào bụng
Hàm giả tháo lắp bị nuốt nhầm vào bụng

Lỡ nuốt răng thật hoặc răng giả có sao không?

Nếu lỡ nuốt răng thật có sao không? Nuốt nhầm răng giả có ảnh hưởng gì không? Đây là một vài câu hỏi Nha khoa DAISY nhận được từ quý độc giả.

Thông thường, răng nhỏ không có các góc sắc cạnh có thể sẽ không bị kẹt lại trong cổ họng. Thay vào đó, răng sẽ trôi xuống dạ dày và được đưa ra ngoài theo đường vệ sinh. Thế nhưng, theo kết quả của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc gia và phẫu thuật Mỹ, có đến 8% răng bị nuốt nhầm rơi xuống bụng sẽ làm ảnh hưởng đến phổi và tác động xấu đến dạ dày. Đặc biệt, khi răng có kích thước lớn và góc cạnh. Một số trường hợp nguy hiểm có thể xuất hiện do nuốt răng như:

  • Khó thở, khó nuốt nước bọt.
  • Tức ngực, đau cổ.
  • Buồn nôn, nôn ói nhiều lần.
  • Có máu lẫn trong bãi nôn hoặc phân.
  • Bụng bị đau.
  • Chảy nước dãi, bị sốt.
  • Suy hô hấp.
  • Rách hoặc thủng thực quản.

Tại Việt Nam, đã có hai trường hợp nuốt nhầm răng vào bụng. Một người bệnh tại Tây Ninh bị thủng đại tràng sigma do nuốt răng giả. Trường hợp còn lại ở Thành phố Hồ Chí Minh nuốt nhầm 3 chiếc răng giả khiến bụng bị đau trong thời gian dài. Thế nhưng nhờ được điều trị kịp thời, sức khỏe của họ vẫn được đảm bảo.

Lỡ nuốt răng có thể gây ảnh hưởng xấu đến phổi và dạ dày
Lỡ nuốt răng có thể gây ảnh hưởng xấu đến phổi và dạ dày

Lỡ nuốt răng vào bụng thì phải làm sao?

Thắc mắc “lỡ nuốt răng thật có sao không?” đã được giải đáp ở nội dung trên. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần bình tĩnh và làm theo những chỉ định sau của bác sĩ:

  • Đi ngoài, sau đó quan sát răng có lẫn trong phân đã thải ra hay không. Vì có nhiều trường hợp răng nhỏ nên đi ra ngoài theo đường tiêu hóa.
  • Sau khi nuốt nhầm răng 12 – 14 tiếng nhưng vẫn chưa thấy răng ra ngoài, bạn cần đến gặp nha sĩ. Sau khi chụp X-quang, nhận thấy vị trí và kích thước của răng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, an toàn nhất đến bạn.
  • Nếu nhận thấy răng bị mắc vào đâu đó, bạn có thể uống nước muối hoặc móc họng. Thế nhưng, đây không phải là cách xử lý tối ưu nên không được khuyến khích thực hiện.

Đến gặp bác sĩ để được chỉ dẫn hướng giải quyết khi nuốt nhầm răng vào bụng
Đến gặp bác sĩ để được chỉ dẫn hướng giải quyết khi nuốt nhầm răng vào bụng

Lưu ý để phòng tránh tình trạng nuốt răng vào bụng

Dù nuốt răng nhỏ hay lớn, sức khỏe tổng thể sẽ bị ảnh hưởng ít hoặc nhiều. Do đó, để tránh tình trạng này, bạn nên chú ý những vấn đề sau:

Đối với trẻ nhỏ

  • Giúp bé nhận biết răng sữa lung lay là như thế nào. Nhờ đó, con sẽ chủ động báo với bố mẹ khi răng sắp rụng và cùng bố mẹ xử lý một cách an toàn.
  • Dặn dò trẻ cẩn thận lúc ăn uống khi răng đã lung lay. Từ đó, con sẽ không quên và nuốt răng sữa trong lúc ăn uống.

Nhắc trẻ không nên ăn đồ quá cứng khi răng sữa đang lung lay
Nhắc trẻ không nên ăn đồ quá cứng khi răng sữa đang lung lay

Đối với người trưởng thành

  • Ăn từ tốn, nhai kỹ rồi mới nên nuốt.
  • Hạn chế hoặc không ăn thực phẩm dẻo, dính, cứng.
  • Tháo hàm giả tháo lắp ra trong khi ngủ.
  • Nếu nhận thấy hàm nong bị rộng, nên chủ động thay hàm giả.
  • Tìm kiếm và lựa địa chỉ nha khoa uy tín để phục hình răng.
  • Có thể chọn phương pháp cấy ghép Implant để không gặp phải trường hợp nuốt nhầm răng vào bụng.

Tháo răng giả ra trong lúc ngủ để tránh nuốt xuống bụng
Tháo răng giả ra trong lúc ngủ để tránh nuốt xuống bụng

Bài viết đã nêu nguyên nhân cũng như cách xử lý khi nuốt nhầm răng vào bụng. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc “lỡ nuốt răng thật có sao không?”. Nếu cần được tư vấn về phương pháp phục hình răng, liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Cấu tạo của lưỡi
Cấu tạo của lưỡi như thế nào? Những điều cần biết
 NGÀY ĐĂNG 08/09/2023
 162 XEM
Mầm răng
Mầm răng là gì? Sự hình thành và phát triển của mầm răng
 NGÀY ĐĂNG 28/08/2023
 107 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY