Ăn đồ ngọt bị chua miệng là cảm giác không dễ chịu. Tình trạng này ảnh hưởng khá nhiều đến vị giác của mọi người. Một số yếu tố có thể là nguyên nhân của hiện tượng này là:
Hiện tượng ăn đồ ngọt bị chua miệng có thể là do thức ăn còn thừa. Một số thực phẩm có nhiều chất điều vị hoặc nhiều men gây chua như: Phở, bún, bánh mì,… có thể còn sót lại trong khoang miệng.
Ngoài ra, sau khi vừa ăn xong, bạn vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng. Những hoạt chất gây chua có trong những thực phẩm trên sẽ gây ra cảm giác miệng có vị chua. Kể cả khi bạn vừa ăn đồ ngọt.
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe đồ ngọt cũng có thể tạo vị chua. Nhưng theo kết quả nhiều cuộc nghiên cứu, đây là một quan điểm chính xác. Không phải thực phẩm tự nhiên hay được chế biến có chất chua mới tạo vị chua. Một số món ăn ngọt nhưng vẫn có chứa chất tạo vị chua. Điển hình như, khi ăn trái cây chín, bạn có thể nhận thấy được mùi vị chua thanh. Nguyên nhân là vì trong một số loại quả, bản chất tự nhiên của chúng đã có một lượng acid nhất định. Bên cạnh đó, khi cho thức ăn có tinh bột, bột ngọt, mật ong,… vào miệng, dư vị còn lại trong cuống họng sẽ là một vị chua rõ rệt.
Chính vì vậy, acid có trong thực phẩm chính là nguyên nhân dẫn đến việc ăn đồ ngọt bị chua miệng. Tuy nhiên, lượng acid ở mỗi loại thức ăn sẽ không giống nhau. Do đó, mức độ chua sau khi ăn cũng sẽ khác nhau. Sự kết hợp qua lại giữa các thực phẩm cũng có thể tạo vị chua với nhiều mức độ không giống nhau ở người dùng.
Thức ăn ngọt là món “khoái khẩu” của vi sinh vật trong khoang miệng (nấm men, vi khuẩn lactic,…). Chuyên gia cho biết, khoang miệng là nơi ở chung của vi sinh vật có lợi lẫn vi sinh vật gây hại. Trong khi lợi khuẩn hỗ trợ quá trình nghiền nát thức ăn bằng cách làm tuyến nước bọt tiết ra nhiều dịch thì vi khuẩn gây hại sẽ tác động đến mảnh vụn thức ăn bị giắt lại trong khoang miệng. Thức ăn còn sót lại khi bị phân hủy sẽ là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về răng miệng. Đặc biệt, nếu là thức ăn ngọt, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phân giải chúng thành hoạt chất có tính acid. Khi lượng acid nhiều, bạn sẽ thấy miệng có vị chua.
Bởi vì, thức ăn trải qua quá trình lên men hoặc tự thân có mật độ PH khác nhau. Nếu độ PH càng cao, độ chua càng ít và ngược lại. Thêm vào đó, tùy vào thời điểm, tình trạng sức khỏe răng miệng ở một người cũng sẽ không giống nhau. Vì thế, phản ứng phân giải diễn ra có thể theo nhiều chiều hướng. Mức độ sau khi ăn đồ ngọt bị chua miệng ở mỗi người sẽ nhiều hoặc ít. Độ chua mỗi người cảm nhận sau khi ăn đồ ngọt sẽ không giống nhau. Kể cả khi 2 người cùng ăn một loại thực phẩm. Trong trường hợp vi khuẩn tạo ra acid lactic, răng có thể bị ăn mòn và sâu.
Lý do sau khi ăn đồ ngọt bị chua miệng cũng có thể do lưỡi bị tổn thương. Biểu hiện của tình trạng này là lưỡi bị sần sùi, nứt nẻ hoặc có bợn, bị tưa. Khi lưỡi bị viêm, nhiễm trùng, vị giác của bạn sẽ suy giảm. Theo đó, mùi vị của thức ăn sẽ không được cảm nhận như bình thường. Bạn sẽ cảm thấy miệng có vị chua bất kể ăn thực phẩm nào, kể cả thức ăn ngọt. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc miệng bị chua sau khi ăn đồ ngọt nhưng thường không được nhận biết.
Khi ăn đồ ngọt bị chua miệng, bạn có thể xử lý tình trạng này với những cách sau:
Như vậy, vấn đề ăn đồ ngọt bị chua miệng đã được hướng dẫn cách giải quyết ở nội dung trên. Hy vọng bài viết mang đến nhiều giá trị hữu ích cho quý độc giả. Liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua Hotline 19009009 nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác nhé!