Mẹ bị viêm họng có lây cho con không? Lưu ý cần biết
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Mẹ bị viêm họng có lây cho con không? Lưu ý cần biết

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Khánh Vân vào ngày 15 tháng 11 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Viêm họng là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa hoặc những ngày thời tiết lạnh. Bệnh lý này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi. Do đó, không ít người thắc mắc mẹ bị viêm họng có lây cho con không? Lây nhiễm qua đâu? Cách điều trị như thế nào? Cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé!

Mẹ bị viêm họng có lây cho con không?

Viêm họng là bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, kể cả người lớn tuổi và trẻ em. Theo thống kê, số lượng ca bệnh viêm họng thường tăng mạnh vào giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết bắt đầu trở nên lạnh hơn. Vậy mẹ bị viêm họng có lây cho con không?

Viêm họng là một trong những bệnh lý về đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra. Khi các tác nhân gây hại xâm nhập, tấn công vùng hầu và niêm mạc họng sẽ khiến khu vực này bị viêm nhiễm. Lúc này, các tác nhân gây bệnh vẫn lưu trú trong nước bọt, dịch mũi hoặc đờm. Nếu trẻ tiếp xúc với những tác nhân trên thì có khả năng sẽ bị lây nhiễm, dẫn đến viêm họng.

Nếu người mẹ bị viêm họng do dị vật, kích ứng hoặc chấn thương thì không có nguy cơ lây nhiễm. Vì trong trường hợp này, bệnh viêm họng không phải do vi khuẩn, virus gây ra.

Trẻ có thể bị lây nếu tiếp xúc quá gần
Trẻ có thể bị lây nếu tiếp xúc quá gần

Mẹ lây viêm họng qua con qua đâu?

Bên cạnh băn khoăn mẹ bị viêm họng có lây cho con không, nhiều người cũng thắc mắc rằng bệnh sẽ lây lan bằng cách nào. Bệnh viêm họng có thể lây từ mẹ sang con qua 2 con đường chủ yếu là:

Lây nhiễm trực tiếp

Các tác nhân gây bệnh viêm họng có thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần. Cụ thể:

  • Khi nói chuyện quá gần: Các hoạt động giao tiếp như nói cười hoặc thậm chí là ho hay hắt hơi đều có khả năng phát những giọt bắn mũi họng ra ngoài không khí. Do đó, khi trò chuyện với khoảng cách quá gần, bé có thể tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, virus có trong giọt bắn và gây nên bệnh viêm họng.
  • Khi mẹ hôn con: Bố mẹ thường có thói quen hôn con trẻ. Thế nhưng trong nước bọt của người bệnh chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Do đó, nếu mẹ hôn trẻ trong thời gian bị viêm họng thì tác nhân gây bệnh sẽ theo đó xâm nhập vào niêm mạc họng của bé và gây viêm họng.

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bé nếu mẹ ôm hôm trong thời gian bị viêm họng
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bé nếu mẹ ôm hôm trong thời gian bị viêm họng

Lây nhiễm gián tiếp

Trong thời gian bị viêm họng, các vật dụng cá nhân mà người bệnh thường sử dụng như cốc uống nước, bàn chải đánh răng cũng tích tụ nhiều vi khuẩn, virus. Vậy nên nếu bố mẹ cho bé sử dụng chung các vật dụng này thì có nguy cơ lây nhiễm viêm họng rất cao.

Bé có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với giọt bắn bám trên đồ vật xung quanh
Bé có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với giọt bắn bám trên đồ vật xung quanh

Không chỉ vậy, nếu người mẹ hắt hơi hoặc ho, vi khuẩn có thể theo giọt bắn sẽ phát ra không khí và bám vào các đồ vật xung quanh. Thậm chí, đó cũng có thể là đồ chơi của trẻ. Vậy nên khi trẻ cầm nắm, tiếp xúc với các đồ vật này sẽ bị lây nhiễm, dẫn đến viêm họng.

Các triệu chứng trẻ bị lây nhiễm viêm họng

So với người lớn, sức đề kháng của trẻ khá yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến viêm họng. Nếu nghi ngờ mẹ bị viêm họng có lây cho con không, phụ huynh nên để ý kỹ tình trạng sức khỏe của bé. Bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay khi thấy những dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ bị đau rát họng, nhất là khi nuốt. Điều này khiến bé ngày càng biếng ăn.
  • Con bị nghẹt 1 bên hoặc 2 bên mũi.
  • Có cảm giác đau nhức trong tai hoặc trong đầu.
  • Mũi thường xuyên bị chảy dịch nhầy.
  • Bé hay bị ho khan, đồng thời các cơn ho cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
  • Giọng nói của trẻ trở nên khàn hơn so với bình thường.
  • Trẻ bị sốt cao đột ngột, nhiệt độ cơ thể thường trên 38ºC. Lúc này, bé thường có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc.
  • Môi bị khô, nứt nẻ.
  • Bé có dấu hiệu bị khó thở.

Chảy nước mũi là triệu chứng điển hình của viêm họng
Chảy nước mũi là triệu chứng điển hình của viêm họng

Viêm họng không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn làm suy giảm sức khỏe, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé. Nếu bệnh kéo dài, không được điều trị kịp thời, bé có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm xoang,…

Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm họng từ mẹ sang con

Việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm nguy cơ bị viêm họng ở trẻ em. Từ đó, các bậc phụ huynh cũng có thể giảm bớt nỗi lo lắng mẹ bị viêm họng có lây cho con không. Một số cách mà bố mẹ nên áp dụng cho trẻ để ngăn ngừa bệnh lý này là:

  • Người bị viêm họng nên đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc gần, đặc biệt là khi nói chuyện với trẻ. Cách này sẽ giúp ngăn tình trạng giọt bắn chứa vi khuẩn phát ra bên ngoài không khí và lây bệnh viêm họng.
  • Tuyệt đối không hôn hoặc sử dụng chung cốc, khăn, bàn chải hoặc dụng cụ ăn uống với bé.
  • Nên dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho. Ngay sau đó, người bệnh nên rửa tay kỹ với dung dịch khử khuẩn, nhất là trước khi tiếp xúc gần với trẻ.
  • Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn gây hại trong hầu họng, cũng như trong khoang miệng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết vào các bữa ăn hằng ngày. Nhờ đó, hệ miễn dịch của bé sẽ được cải thiện.
  • Bố mẹ cũng có thể tập cho bé chơi những môn thể thao phù hợp với lứa tuổi. Điều đó sẽ giúp trẻ tăng cường thể lực, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Người bệnh nên đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh
Người bệnh nên đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “mẹ bị viêm họng có lây cho con không?”. Qua đó mong rằng các bậc phụ huynh sẽ có cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả khi bị viêm họng. Nếu cần thêm thông tin, vui lòng gọi trực tiếp hotline 19009009 của Nha khoa Quốc tế DAISY để được hỗ trợ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Răng ê buốt khi uống nước lạnh
Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh? Cách khắc phục hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 16/11/2023
 80 XEM
Hôi miệng từ cổ họng
Hôi miệng từ cổ họng do đâu? Cách điều trị dứt điểm
 NGÀY ĐĂNG 13/11/2023
 95 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY