Nấm miệng ở trẻ 3 tuổi - Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Nấm miệng ở trẻ 3 tuổi – Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 24 tháng 07 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Tình trạng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi xuất hiện khá phổ biến. Vấn đề về răng miệng này không nguy hiểm đến tính mạng của con. Tuy nhiên, nếu bệnh lý không được điều trị thì quá trình ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Để chủ động hơn trong việc duy trì sức khỏe cho bé, cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu chi tiết các thông tin về bệnh lý này ở bài viết dưới đây bạn nhé!

Nấm miệng ở trẻ 3 tuổi là như thế nào?

Nấm miệng hay còn có tên gọi khác là tưa lưỡi. Đây là bệnh lý xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ từ 2 đến 3 tuổi. Nấm miệng ở trẻ 3 tuổi là hiện tượng lưỡi hoặc mô mềm trong khoang miệng của con có nhiều mảng trắng bợn. Đôi khi có thể ở tình trạng nổi cục ở má, vòm họng,…

Khi mới xuất hiện, các mảng trắng sẽ không gây ra bất kỳ đau đớn hay khó chịu nào đến trẻ. Thế nhưng khi không được phát hiện và điều trị triệt để, mảng trắng này sẽ lan rộng đến các tổ chức khác như: Amidan, vòm họng,… Tình trạng trên sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tiêu chảy, viêm phổi,…. Để hạn chế tối đa các hệ lụy do bệnh gây ra, phụ huynh cần nhận biết và có cách xử lý phù hợp.

Nấm miệng hay tưa lưỡi là bệnh lý xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ
Nấm miệng hay tưa lưỡi là bệnh lý xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra tình trạng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là nấm Candida Albican. Nấm Candida Albican vốn tồn tại trên cơ thể người và không gây ra tổn hại nào. Thế nhưng, trong một số trường hợp, chúng có thể phát triển quá mức, gây ra hiện tượng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi. Các yếu tố kích thích nấm phát triển có thể kể đến như:

Do mẹ bị nấm sinh dục

Nấm miệng ở trẻ 3 tuổi có thể xuất hiện ngay từ khi sinh ra nếu mẹ đã bị nấm sinh dục trước đó. Nếu mẹ bị nấm sinh dục và chưa điều trị triệt để, nó có thể lan sang con khi sinh thường. Một số trường hợp khác bé bị tưa lưỡi khi bú sữa vì đầu ti bị nấm của mẹ. Để tránh tình trạng trên, mẹ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra và điều trị triệt để trước khi sinh.

Do hệ thống miễn dịch của trẻ yếu

Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân khiến nấm Candida Albican phát triển mạnh mẽ ở trẻ. Vì còn nhỏ nên sức đề kháng ở con chưa hoàn thiện. Theo đó, vi khuẩn, mầm bệnh,… dễ xâm nhập, tấn công, trong đó có cả nấm Candida Albican. Kéo theo tình trạng bị nấm miệng ở trẻ 3 tuổi. Bé bị suy dinh dưỡng, sinh non, nhẹ cân,… thường có nguy cơ bị tưa miệng cao hơn các bé khác.

Hệ miễn dịch suy yếu sẽ dẫn đến tình trạng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi
Hệ miễn dịch suy yếu sẽ dẫn đến tình trạng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi

Do trẻ dùng quá nhiều kháng sinh

Sử dụng quá nhiều kháng sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi. Bởi khi sử dụng thuốc kháng sinh không đúng liều lượng, số lượng hại khuẩn và vi khuẩn trong khoang miệng sẽ mất cân bằng. Theo đó, nấm Candida albican có cơ hội sinh sôi, phát triển. Việc sử dụng kháng sinh cũng có thể khiến hệ miễn dịch của con suy yếu. Từ đó có thể làm xuất hiện nhiều bệnh lý liên quan.

Do một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này ở các bé 2 đến 3 tuổi có thể kể đến như:

  • Lưỡi, khoang miệng còn cặn sữa sau khi bú, uống bình. Nếu không được vệ sinh, cặn sữa sẽ là môi trường thuận lợi cho hại khuẩn phát triển.
  • Do con dùng ti giả, vòng ngậm nước, bú bình,… trong thời gian dài.
  • Cơ thể con thiếu hụt nhiều dưỡng chất cần thiết như: Sắt, canxi, kẽm, các loại vitamin.
  • Bé thường xuyên tiếp xúc hoặc sinh hoạt trong môi trường không lành mạnh như có khói thuốc lá, khói bụi,…

Bé sử dụng quá nhiều kháng sinh cũng khiến nấm Candida Albican phát triển và gây tưa lưỡi
Bé sử dụng quá nhiều kháng sinh cũng khiến nấm Candida Albican phát triển và gây tưa lưỡi

Dấu hiệu nhận biết nấm miệng ở trẻ 3 tuổi

Phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi thông qua các dấu hiệu như:

  • Xuất hiện nhiều hạt li ti màu vàng nhạt hoặc màu trắng trên lưỡi, má trong, nướu, môi của trẻ.
  • Không thể làm sạch các hạt trắng dễ dàng. Nếu dùng lực để chà mát mạnh thì các vị trí này sẽ bị chảy máu, viêm nhiễm.
  • Khoang miệng của con bị khô, khóe miệng, môi bị nứt nẻ.
  • Con gặp khó khăn khi nuốt, thường xuyên chán ăn, bỏ bữa.

Đây là những triệu chứng khi tưa lưỡi ở giai đoạn đầu và có mức độ nhẹ. Trong trường hợp không phát hiện sớm và điều trị triệt để, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Một số dấu hiệu cho thấy tình trạng nấm miệng ở con đã trở nên nghiêm trọng hơn như:

  • Con bị khó nuốt, thường bị nôn trớ.
  • Giọng khàn.
  • Tiêu chảy.
  • Viêm phổi.

Xuất hiện mảng bám trắng trên lưỡi khó làm sạch là dấu hiệu cho thấy con đã bị nấm miệng
Xuất hiện mảng bám trắng trên lưỡi khó làm sạch là dấu hiệu cho thấy con đã bị nấm miệng

Cách điều trị tình trạng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi

Chẩn đoán bệnh cho trẻ

Để điều trị tình trạng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi thì trước tiên, bác sĩ sẽ quan sát và xác định chính xác mức độ bệnh ở bé. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Thăm khám lâm sàng: Bé sẽ được bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu của bệnh trong khoang miệng như các mảng trắng ở lưỡi, niêm mạc miệng,… Thăm hỏi các triệu chứng khác như cảm giác khó chịu, khó nuốt, khô miệng,.. ở trẻ.
  • Xét nghiệm: Bác sĩ chỉ định xét nghiệm để xác định chính xác loại nấm dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ở con. Mảng trắng trong khoang miệng sẽ được lấy mẫu và kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Chỉ định phương pháp điều trị nấm miệng ở trẻ 3 tuổi

Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp để khắc phục hiệu quả tình trạng này. Phương pháp thường dùng nhất là sử dụng thuốc chống nấm. Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến trong trường hợp này là:

  • Miconazole hoặc Clotrimazole: Được chỉ định dùng ở trẻ bị tưa lưỡi nhẹ. Khi sử dụng, bố mẹ chỉ cần rửa tay sạch. Sau đó bôi trực tiếp thuốc lên các đốm nấm trong miệng con 2 lần/ngày. Thuốc sẽ giúp hạn chế sự phát triển của nấm và làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa, đau rát,…
  • Itraconazole hoặc Fluconazole: Đây là thuốc được nha sĩ chỉ định dùng cho trường hợp nấm miệng nặng, gây ra nhiễm trùng. Thuốc dùng theo đường uống 1 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Để đảm bảo sức khỏe của con, phụ huynh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng. Từ đó tránh được các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Vệ sinh khoang miệng cho trẻ

Việc giúp bé vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ cải thiện tình trạng nấm miệng mà còn hạn chế được các bệnh lý răng miệng khác. Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ như sau:

  • Cho con dùng bàn chải lông mềm để chải răng 2 lần/ngày. Chải dọc theo bề mặt răng và chải kỹ ở tất cả các kẽ răng. Chọn kem đánh răng có lượng fluor phù hợp với con.
  • Cho bé súc miệng với nước muối sinh lý, nước súc miệng chứa kháng sinh hoặc nước súc miệng diệt khuẩn bác sĩ chỉ định 2 lần/ngày.
  • Cho trẻ uống nước lọc hoặc súc miệng sau khi ăn, uống. Đặc biệt là khi con vừa ăn các món nhiều dầu mỡ, tinh bột, đường,…

Giúp bé vệ sinh răng miệng đúng cách để cải thiện tình trạng nấm miệng
Giúp bé vệ sinh răng miệng đúng cách để cải thiện tình trạng nấm miệng

Cách chăm sóc trẻ 3 tuổi bị nấm miệng

Cho trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị tình trạng nấm miệng là điều cần thiết. Bên cạnh việc thực hiện các chỉ định từ bác sĩ thì phụ huynh cần áp dụng thêm một số vấn đề sau trong quá trình chăm sóc con:

Rơ lưỡi và khoang miệng cho bé

Rơ lưỡi là hoạt động cần thiết để trị nấm miệng ở trẻ 3 tuổi. Lưu ý là khi thực hiện động tác này, bố mẹ không nên đưa tay quá sâu vào miệng. Hơn nữa, phụ huynh cũng nên rơ lưỡi cho trẻ khi con chưa ăn uống gì, dạ dày còn rỗng.

Cách vệ sinh khoang miệng đúng cách cho trẻ như sau:

  • Vệ sinh tay thật sạch trước và sau khi bắt đầu rơ lưỡi cho bé.
  • Đeo băng gạc vào ngón tay trỏ, thấm gạc vào thuốc trị nấm hoặc dung dịch nước muối.
  • Di chuyển nhẹ nhàng đầu ngón tay lên nướu, lưỡi, vòm miệng và hai bên má của con.
  • Nếu mảng trắng còn nhiều, bố mẹ cần thay miếng gạc mới. Sau đó tiếp tục thực hiện các bước như trên.
  • Rơ lưỡi cho trẻ 1 đến 2 lần/ngày để bệnh lý nấm miệng được cải thiện sớm.

Rơ lưỡi cho trẻ 1 đến 2 lần mỗi ngày để tình trạng nấm miệng được sớm cải thiện
Rơ lưỡi cho trẻ 1 đến 2 lần mỗi ngày để tình trạng nấm miệng được sớm cải thiện

Thực phẩm trẻ nên ăn

Trong quá trình điều trị nấm miệng ở trẻ 3 tuổi, việc tăng cường các dưỡng chất cho trẻ là rất cần thiết. Cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp hệ miễn dịch lẫn sức đề kháng của con được tăng cường. Một số thực phẩm nên cho bé dùng trong thời gian điều trị như:

  • Rau xanh, các loại củ, súp lơ xanh, rau cải ngọt, rau bina, bắp cải,… là những thực phẩm giúp nâng cao hệ miễn dịch cho con rất tốt.
  • Bố mẹ nên cho bé ăn nhiều nho, kiwi, táo, quyết, măng cụt,… Vì các loại trái cây này sẽ cung cấp nhiều khoáng chất cũng như vitamin cho cơ thể con.
  • Hệ vi sinh trong khoang miệng sẽ mất cân đối khi con đang bị nấm miệng. Để bổ sung lợi khuẩn, cho bé ăn sữa chua là phương án tối ưu. Món ăn này dễ ăn lại chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể con.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Thực phẩm trẻ không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì có một số thực phẩm phụ huynh cần hạn chế cho con dùng trong quá trình điều trị tưa lưỡi như:

  • Món ăn chứa nhiều đường như: Kẹo, bánh, nước ngọt có gas, mạch nha,..
  • Các loại hải sản như: Cá, tôm, cua, ghẹ, hàu,…
  • Món ăn có nhiều gia vị mạnh như: Tỏi, ớt, tiêu,…

Không nên cho con ăn nhiều hải sản khi đang điều trị tưa lưỡi
Không nên cho con ăn nhiều hải sản khi đang điều trị tưa lưỡi

Cẩn trọng khi cho bé dùng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến tưa lưỡi. Việc làm này sẽ khiến hệ vi sinh trong khoang miệng con mất cân bằng. Tình trạng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để quá trình điều trị tưa lưỡi ở con diễn ra thuận lợi, phụ huynh chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của nha sĩ.

Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng để duy trì sức khỏe răng miệng của trẻ
Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng để duy trì sức khỏe răng miệng của trẻ

Hy vọng bài viết trên giúp bố mẹ hiểu rõ về tình trạng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi. Từ đó chủ động hơn trong việc chăm sóc, duy trì sức khỏe của con. Nếu còn thắc mắc khác, liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để được giải đáp bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi
Trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi có sao không? Cách điều trị hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 28/09/2023
 44 XEM
Bé mọc răng biếng ăn
Bé mọc răng biếng ăn phải làm sao? Lưu ý ba mẹ cần biết
 NGÀY ĐĂNG 22/09/2023
 26 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY