Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 20 tháng 07 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Sún răng sữa hay sâu răng sữa là tình trạng thường gặp ở các bé. Bệnh lý này xuất hiện phổ biến khi con ở độ tuổi từ 1 đến 3 và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thế nhưng, không phải phụ huynh nào cũng biết trẻ bị sún răng sữa phải làm sao. Nếu cũng đang trong trường hợp này thì đừng bỏ qua các phương pháp do Nha khoa DAISY đề cập trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tìm hiểu về tình trạng sún răng sữa

Có 3 tổ chức cấu tạo nên một chiếc răng hoàn chỉnh. Từ ngoài vào trong lần lượt là men răng, ngà răng và tủy răng. Thế nhưng, không giống với người trưởng thành, men răng và ngà răng ở trẻ em khá mỏng. Vì vậy, men răng rất dễ bị tổn thương bởi các tác động từ bên ngoài. Khi tổ chức này bị tổn thương, thân răng sẽ bị mủn và tiêu dần, thể tích thân răng sẽ bị giảm. Hiện tượng này được gọi là sún răng sữa.

Sún răng sữa xuất hiện phổ biến khi trẻ trong khoảng từ 1 – 3 tuổi. Phần răng bị sún nông nhưng diện tích lại khá rộng. Những vị trí này có màu đen hoặc màu nâu, đáy mềm ở những phần đang tiến triển. Bệnh lý này không gây ra cảm giác đau nhức ở trẻ. Thế nhưng khả năng lan ra các chiếc răng khác rất nhanh và khó kiểm soát. Sau một thời gian, hàm răng của bé chỉ còn những mảnh nhỏ hoặc các chân răng sát với lợi. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn nhai, giao tiếp ở trẻ.

Khi nhận thấy hiện tượng trên, bố mẹ rất muốn biết trẻ bị sún răng sữa phải làm sao. Nha khoa DAISY sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này ở nội dung phía dưới đây. Cùng theo dõi ngay nhé!

Sún răng sữa là bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ
Sún răng sữa là bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra tình trạng sún răng sữa

Nhận biết các nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ dễ dàng trong việc điều trị. Đặc biệt là khi phụ huynh chưa biết trẻ bị sún răng sữa phải làm sao. Một số yếu tố gây ra tình trạng sún răng sữa có thể kể đến như:

  • Trẻ dùng quá nhiều thực phẩm ngọt, đồ sấy khô chứa nhiều đường hoặc thức ăn nhanh, thức uống có ga, có màu. Ngoài ra, việc uống sữa ban đêm nhưng không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng trước khi ngủ cũng có thể làm sún răng.
  • Bé bị thiểu sản men răng do cơ thể thiếu canxi hoặc do sinh non. Con sử dụng nhiều kháng sinh cũng dẫn đến tình trạng này.
  • Răng con dễ bị sâu, tổn thương do chế độ ăn thiếu fluor, canxi.
  • Do mẹ sử dụng kháng sinh như: Doxycycline, Tetracycline trong thai kỳ. Từ đó dẫn đến tình trạng răng bé không phát triển tốt. Men răng mỏng, không cứng chắc, dễ bị tổn thương.
  • Răng miệng chưa được chăm sóc đúng cách. Từ đó khiến vi khuẩn gây hại có cơ hội tấn công, gây hỏng men răng, dẫn đến sún răng sữa.
  • Con bị mắc bệnh vàng da cũng là nguyên nhân khiến men răng yếu, dễ bị sâu khi bị tác động.

Thường ăn đồ ngọt, không vệ sinh răng miệng đúng cách là nguyên nhân gây ra sún răng ở trẻ
Thường ăn đồ ngọt, không vệ sinh răng miệng đúng cách là nguyên nhân gây ra sún răng ở trẻ

Sún răng sữa gây ra những tác hại như thế nào?

Chiếc răng sữa đầu tiên sẽ xuất hiện khi con được khoảng 6 tháng tuổi. Đến khi 3 tuổi, 20 chiếc răng sữa sẽ mọc đầy đủ trên cung hàm. Những chiếc răng sữa này sẽ rụng đi và thay thế bởi răng vĩnh viễn. Cho đến khi con được khoảng 12 – 13 tuổi, hệ răng vĩnh viễn sẽ được hoàn thành.

Nếu con bị sún răng sữa, điều này đồng nghĩa với việc thời gian thay răng ở trẻ sẽ kéo dài. Quá trình thay răng kéo dài khiến tính thẩm mỹ gương mặt của trẻ bị ảnh hưởng. Không chỉ thế, khả năng ăn nhai của bé cũng suy giảm, kéo theo đó là nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, khả năng phát âm. Vi khuẩn từ những chiếc răng sún còn có thể tác động không tốt đến lợi và răng vĩnh viễn. Cụ thể như:

  • Răng sữa bị sún, mòn dần sẽ khiến ngà răng bị lộ, tủy răng hở ra ngoài. Do đó, con sẽ thấy đau nhức, khó chịu khi ăn và thường xuyên quấy khóc. Hơn nữa, thân răng ngắn khiến thức ăn không được nghiền nát hoàn toàn. Theo đó, bé có thể gặp phải nhiều vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Răng sún ở nhóm răng cửa khiến tính thẩm mỹ gương mặt bị ảnh hưởng, bé còn có nguy cơ bị nói ngọng. Tình trạng này khiến con không tự tin khi giao tiếp. Lâu dần, bé trở nên tự ti hơn với bạn bè, dẫn đến trầm cảm, mắc phải các hội chứng về giao tiếp xã hội.
  • Răng sữa bị sún khiến mô nướu bị xơ cứng và bít lại. Vì thế, răng vĩnh viễn sẽ gặp khó khăn trong việc tách nướu mọc lên trên. Hiện tượng này có thể dẫn đến các tình trạng sai lệch khớp cắn. Bé sẽ bị đau nhức và gặp các hệ lụy liên quan.

Sún răng sữa gây ra nhiều cơn đau nhức, khó chịu ở trẻ
Sún răng sữa gây ra nhiều cơn đau nhức, khó chịu ở trẻ

Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao? Cách điều trị tại nha khoa

Có thể thấy, sâu răng gây ra nhiều tác hại đến con. Do đó, việc tìm cách khắc phục là rất cần thiết. Vậy trẻ bị sún răng sữa phải làm sao? Theo nha sĩ, khi nhận thấy con bị sâu răng sữa, bố mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế càng sớm càng tốt. Dựa vào độ tuổi, mức độ sún răng, tình trạng sức khỏe răng miệng của từng bé mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp nhất.

  • Sún răng nhẹ: Ở trường hợp này, phương pháp trám răng sẽ được áp dụng để ngăn chặn sự phát triển, lây lan của mô sâu. Nhờ đó đảm bảo số lượng răng sữa trên cung hàm.
  • Sún răng nặng: Nếu mô răng sâu lan rộng khiến thân răng bị tổn thương thành mảng lớn thì nha sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng hoặc không. Việc nhổ răng bị sâu nặng sẽ được nha sĩ cân nhắc kỹ. Bởi vì nếu nhổ răng sớm hơn thời điểm thay răng, con có thể gặp phải tình trạng răng mọc chen chúc, lệch lạc. Chiếc răng có nguy cơ mọc lệch nhiều nhất là răng số 6. Nếu răng hàm sữa bị loại bỏ sớm, răng số 6 sẽ xuất hiện, mọc chen chúc với những chiếc răng khác. Từ đó dẫn đến tình trạng khớp cắn sai lệch.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bạn không biết trẻ bị sún răng sữa phải làm sao
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bạn không biết trẻ bị sún răng sữa phải làm sao

Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao? Cách điều trị tại nhà

Trong trường hợp không biết trẻ bị sún răng sữa phải làm sao và không thể đến nha khoa sớm thì bố mẹ có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà. Dưới đây là các mẹo dân gian được mọi người truyền tai nhau thực hiện:

Dùng nước muối

Nước muối là dung dịch có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Hơn nữa, nguyên liệu tạo nên dung dịch này có hầu hết ở mọi gia đình. Vậy nên dùng nước muối là cách hiệu quả khi bố mẹ không biết trẻ bị sún răng phải làm sao.

Khi pha nước muối, bố mẹ chỉ cần hòa tan 1 muỗng nhỏ muối tinh vào 200ml nước ấm. Sau đó dùng dung dịch thu được cho con súc miệng vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Trẻ dùng xong thì có thể súc miệng lại với nước sạch.

Nước muối giúp cải thiện tình trạng sún răng sữa ở trẻ hiệu quả
Nước muối giúp cải thiện tình trạng sún răng sữa ở trẻ hiệu quả

Dùng lá trầu

Dùng lá trầu là bài thuốc dân gian bố mẹ có thể áp dụng khi chưa biết trẻ bị sún răng sữa phải làm sao. Trong lá trầu có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn cao. Nhờ đó giúp ngăn chặn quá trình mô sâu lan ra hiệu quả. Bố mẹ chỉ cần chọn và rửa sạch 3 đến 5 lá trầu xanh, không quá già. Sau đó giã nhuyễn và đắp lên những mô răng bị sâu. Cách trị sún răng sữa tại nhà này rất hiệu quả nếu bạn thực hiện thường xuyên.

Dùng lá trầu đắp lên mô răng bị sún cũng là cách bố mẹ có thể áp dụng
Dùng lá trầu đắp lên mô răng bị sún cũng là cách bố mẹ có thể áp dụng

Dùng lá lốt

Lá lốt chứa một lượng lớn tinh dầu có khả năng kháng khuẩn. Do đó, dùng lá lốt là cách trị sún răng ở trẻ tại nhà bố mẹ có thể áp dụng. Các bước thực hiện như sau:

  • Sau khi rửa sạch rễ lá lốt thì đem giã nát, cho thêm một ít muối tinh.
  • Vắt lấy nước cốt, thấm tăm bông vào dung dịch thu được rồi bôi lên những chiếc răng bị sún ở con.
  • Thực hiện mỗi ngày và khoảng 2 – 3 lần/ngày để hiệu quả mang lại tốt nhất.

Lá lốt có khả năng kháng khuẩn tốt
Lá lốt có khả năng kháng khuẩn tốt

Cách phòng ngừa tình trạng sún răng sữa ở trẻ em

Bên cạnh thắc mắc “trẻ bị sún răng sữa phải làm sao?”, phương pháp ngăn ngừa tình trạng này cũng là việc bố mẹ cần quan tâm. Dưới đây là cách nha sĩ khuyến khích phụ huynh thực hiện:

Chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách

  • Bé nhỏ hơn 3 tuổi: Chải răng, vệ sinh nướu nhẹ nhàng cho bé sau mỗi bữa ăn và ít nhất 2 lần/ngày. Nếu cho bé bú hoặc uống sữa ban đêm thì cần vệ sinh khoang miệng ngay khi bú xong. Chọn mua kem đánh răng có chứa fluor dành riêng cho trẻ em.
  • Bé từ 3 – 7 tuổi: Hướng dẫn và giúp con xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng. Cho con dùng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng để vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày. Hướng dẫn con dùng thêm nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng dành riêng cho trẻ sau khi đánh răng.
  • Bé lớn hơn 7 tuổi: Phụ huynh cần nhắc nhở con đánh răng thường xuyên. Cho bé dùng thêm máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Thay mới bàn chải cho con sau khoảng 3 – 4 tháng sử dụng.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Mẹ khi mang thai cần có chế độ ăn uống khoa học, tiếp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin D và canxi.
  • Đa dạng thực đơn cho bé, đảm bảo con được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là các loại vitamin A, B, magie, canxi,… cũng như các loại rau củ, hoa quả.
  • Hạn chế cho con ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, gas,… hoặc quá dai, quá cứng.
  • Ngưng cho con uống sữa đêm khi trẻ được hơn 8 – 10 tuổi.

Giúp con có chế độ sinh hoạt hợp lý

  • Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị theo đúng liều lượng, chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế cho con ngậm đồ ăn, thức uống quá lâu trong miệng.
  • Chia bữa chính ra thành nhiều bữa phụ, hình thành thói quen ăn đúng giờ cho con.
  • Không nên để con chơi đùa hoặc có những hoạt động khác khi đang ăn.
  • Khuyến khích con uống nhiều nước lọc, chỉ uống nước ép hoa quả với lượng vừa đủ hằng ngày.
  • Đưa con đến nha khoa để thăm khám răng miệng định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/lần.

Giúp con hình thành thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa sún răng
Giúp con hình thành thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa sún răng

Nha khoa DAISY – Địa chỉ điều trị sún răng cho bé an toàn và hiệu quả

Nha khoa DAISY là hệ thống được xây dựng theo tiêu chuẩn Châu Âu. Phòng khám thu hút, quy tụ nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn. Với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên gia sẽ tạo không khí vui vẻ để các bé cảm thấy thoải mái khi thăm khám. Nhờ đó giúp quá trình điều trị diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả nhất.

Đặc biệt, phòng khám còn áp dụng mô hình điều trị tiêu chuẩn 1:1. Hệ thống vô trùng chuẩn B Châu Âu được sử dụng để khử khuẩn dụng cụ nha khoa trước khi dùng. Do đó, sức khỏe của trẻ sẽ được đảm bảo, nguy cơ lây nhiễm chéo được hạn chế tối đa.

Ngoài ra, Nha khoa DAISY còn thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mãi gói tầm soát sức khỏe răng miệng của trẻ. Do đó, phụ huynh có thể an tâm lựa chọn đến phòng khám mà không cần quá lo lắng về chi phí dịch vụ.

Nha khoa DAISY là địa chỉ điều trị sún răng sữa được nhiều phụ huynh tin chọn
Nha khoa DAISY là địa chỉ điều trị sún răng sữa được nhiều phụ huynh tin chọn

Hy vọng bài viết trên giúp quý phụ huynh biết được trẻ bị sún răng sữa phải làm sao. Đồng thời có phương pháp giúp con ngăn ngừa tình trạng này. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc cần được đặt lịch thăm khám cho bé, phụ huynh hãy gọi ngay đến Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi
Trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi có sao không? Cách điều trị hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 28/09/2023
 44 XEM
Bé mọc răng biếng ăn
Bé mọc răng biếng ăn phải làm sao? Lưu ý ba mẹ cần biết
 NGÀY ĐĂNG 22/09/2023
 26 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY