Nang chân răng (nang răng) có thể là cụm từ khá xa lạ với mọi người. Đây là tên gọi của một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, gây ra nhiễm trùng trong khoang miệng. Nang răng phát triển từ viêm tủy, sâu răng hoặc do một số nguyên nhân khác gây nhiễm trùng thân răng, chân răng.
Khi tủy bị hoại tử do một phần răng bị sâu, độc tố sẽ bị giải phóng, khiến tình trạng nang chân răng diễn ra tệ hơn. Bên cạnh đó, khu vực bị viêm nhiễm này tiếp tục kích thích quá trình hoại tử. Dẫn đến các biểu mô Malassez xung quanh dây chằng bị phá hủy, tạo ra các nang răng. Nang chân răng càng lớn thì xương răng sẽ càng bị chèn ép nhiều hơn, khiến độc tố giải phóng nhiều hơn. Từ đó dẫn đến xương bị mỏng, dễ rụng.
Nang chân răng thường phát triển “âm thầm”. Người bệnh sẽ không nhận biết tình trạng này đến khi nang phát triển to. Nang răng thường hình thành ở vị trí răng cửa của phần hàm trên.
Thông thường, rất khó nhận biết nang răng đang xuất hiện. Quá trình bệnh lý phát triển gần như không có triệu chứng gì đặc biệt. Thế nhưng ở một vài trường hợp, nang răng có thể có những biểu hiện sau:
Bệnh lý nang chân răng có nguy hiểm không? Theo chuyên gia, tình trạng nang răng không hiếm gặp. Thế nhưng chúng được xếp vào nhóm bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như:
Vì nang răng thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nên chúng cần được xử lý càng sớm càng tốt. Phương pháp giúp khắc phục triệt để tình trạng này chính là phẫu thuật loại bỏ nang chân răng. Thế nhưng, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này mà quá trình điều trị sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
Nang chân răng có kích thước nhỏ thì quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Khi nang răng được phát hiện sớm, chưa ảnh hưởng quá ⅓ xương chân răng thì phần xương răng sẽ được bảo tồn.
Khi thực hiện, bác sĩ chỉ cần mổ hở và sau đó là loại bỏ nang răng. Cuối cùng là điều trị tủy, triệt tiêu ổ viêm. Sau khi hoàn thành, khu vực viêm quanh răng sẽ được loại bỏ, ống tủy sẽ được hàn lại. Răng sẽ phục hồi sau một thời gian nhất định.
Khi nang có kích thước lớn và làm tiêu quá ⅓ xương răng, bệnh lý đã trở nên nghiêm trọng. Lúc này, cách giúp khắc phục chỉ có thể là phẫu thuật nang răng.
Sau khi loại bỏ nang, trên xương hàm sẽ xuất hiện một khoảng trống. Nếu lỗ hổng này không quá lớn thì xương hàm sẽ tự tái tạo và trở về trạng thái thông thường. Ngược lại, nếu kích thước lỗ hổng to, nha sĩ sẽ chủ động lấp đầy lỗ hổng bằng phương pháp trám răng. Vật liệu trám có thể là vật liệu chuyên dụng của nha khoa hoặc là vật liệu trám tự thân.
Rất khó để trả lời câu hỏi: “Phẫu thuật nang chân răng có đau không?”. Tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau và mức độ nghiêm trọng của nang răng mà cảm giác đau nhức ở mỗi người sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện loại bỏ nang răng, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê để giảm bớt cảm giác khó chịu cho khách hàng. Nếu kích thước nang răng nhỏ thì có thể người dùng chỉ thấy hơi nhói nhẹ. Bên cạnh đó, khi mức độ nang răng lan rộng, cần nhổ bỏ răng thì cảm giác đau nhức sẽ rõ ràng hơn một chút. Đặc biệt là thời gian trong quá trình vết thương hồi phục.
Để giảm cảm giác đau nhức sau khi phẫu thuật nang răng, khách hàng cần có chế độ chăm sóc hợp lý. Đặc biệt, bạn cần tuân thủ nghiêm chế độ ăn uống. Mục đích là tránh viêm nhiễm, nhiễm trùng có thể tái phát trong thời gian vết thương hồi phục. Sau thời gian điều trị, nếu bạn nhận thấy vết mổ có dấu hiệu mưng mủ hoặc sưng đỏ thì cần đến nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời nhé.
Cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng là một trong những yếu tố giúp quá trình điều trị nang chân răng an toàn, hiệu quả. Hiện nay, Nha khoa DAISY sẽ là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc răng miệng tốt nhất cho bạn bởi vì: