Có thể bạn quan tâm:
Xương hàm dưới còn được gọi là xương quai hàm. Trong hộp sọ, đây là bộ phận duy nhất có thể cử động được. Xương hàm dưới có cấu tạo nhỏ, dẹt, chất xương đặc bên ngoài, xốp bên trong, chứa ống răng dưới. Xương quai hàm có thể cử động được là nhờ lồi cầu và cổ lồi cầu nhỏ. Ngoài ra, trong xương hàm dưới còn chứa nhiều dây thần kinh. Chính vì thế, khi xương ổ răng dưới bị tiêu biến sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.
Mặt khác, trong hộp sọ, xương quai hàm còn giúp hỗ trợ bảo vệ các dây thần kinh và đảm bảo chức năng ăn nhai của hàm, đảm bảo tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Chính vì thế, khi tiêu xương hàm dưới bạn sẽ thấy khuôn mặt bị hóp lại, da chảy xệ, lão hóa nhanh.
Xem thêm: Còn chân răng có bị tiêu xương không? Chuyên gia giải đáp
Tiêu xương hàm dưới còn có tên gọi khác là tiêu xương ổ răng. Đây là bệnh lý rất thường gặp ở những người bị mất răng lâu năm. Khi gặp phải tình trạng này, mật độ xương hàm, chiều cao, thể thích xương bị suy giảm. Tình trạng này tiến triển khá chậm và khó có thể nhận biết trong thời gian đầu. Đến khi bạn phát hiện xương hàm tiêu biến cũng là lúc khuôn mặt có sự biến đổi nhất định. Cụ thể như sau:
Chính vì thế, khi bị mất răng, nha sĩ luôn khuyến khích thực hiện trồng răng sớm để ngăn ngừa tình trạng này.
Xem thêm: Nên trồng răng hàm dưới bằng cách nào tốt nhất?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu xương hàm dưới, nhưng chủ yếu là do bị mất răng hoặc các bệnh lý về răng miệng. Dưới đây là một số lý do khiến xương ổ răng bị tiêu biến:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tiêu xương hàm dưới. Về cơ bản xương quai hàm phát triển là nhờ các hoạt động nhai cắn. Chính vì thế, khi bị mất răng lực ăn nhai cũng không còn, dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số bệnh lý răng miệng khác. Mất răng xảy ra có thể là do tuổi tác, chấn thương, tai nạn khi vận động mạnh, sâu răng, viêm nha chu,…
Tìm hiểu thêm: Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng có thể bắt gặp ở cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện của tình trạng này là nướu răng bị nhiễm trùng sưng tấy, đỏ, chảy máu,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm nha chu sẽ khiến lợi bị tụt, làm lộ chân răng ra ngoài. Điều này khiến vi khuẩn xâm nhập và phá hủy xương ổ răng dẫn đến tình trạng tiêu xương.
Sau khi bị mất răng, rất nhiều người lựa chọn đeo răng giả và cầu răng sứ để thay thế răng đã mất. Tuy nhiên hai kỹ thuật này lại không có tác dụng ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm dưới xảy ra. Bên cạnh đó, nếu người thực hiện các phương pháp này là nha sĩ có tay nghề kém thì việc đeo răng giả có neo còn có thể làm tăng nguy cơ xương bị tiêu biến nhanh hơn.
Ngoài những nguyên nhân trên thì vẫn còn một số yếu tố khác gây ra tình trạng tiêu xương hàm dưới bao gồm:
Gợi ý đọc thêm: Nguyên nhân gây tiêu xương khi niềng răng và cách điều trị
Theo các chuyên gia, tiêu xương hàm dưới là biến chứng nghiêm trọng khi bị mất răng. Nếu bạn không tìm cách khắc phục, tình trạng này có thể gây ra một số hậu quả sau:
Khi xương hàm bị suy giảm về mật độ, chiều cao,… sẽ không còn khả năng nâng đỡ nướu răng, lợi bị teo lại. Lúc này, chân răng sẽ lộ ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm, cùng với đó là những cơn đau nhức xuất hiện. Về lâu dài, tiêu xương ổ răng sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn, khiến bạn mất ngủ, không thể ăn ngon miệng. Như vậy, xương hàm tiêu biến không chỉ gây tác động xấu đến sức khỏe răng miệng mà còn khiến sức khỏe toàn thân bị suy giảm.
Mỗi chiếc răng trên cùng hàm đều giữ một chức năng nhất định, ngoại trừ răng khôn. Chính vì thế, sự thiếu hụt răng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn nhai, đồng thời dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm dưới. Lâu dần, các răng còn lại sẽ có xu hướng dịch chuyển về vị trí trống trên cung hàm và có nguy cơ bị lung lay, gãy rụng. Ngoài ra răng bị xô lệch cũng khiến khớp cắn bị sai lệch. Điều này làm thức ăn không được nghiền nát, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn và gây ra các bệnh về tiêu hóa.
Quá trình tiêu xương hàm dưới diễn ra khá chậm, không thể nhận biết ngay ở giai đoạn đầu. Chính vì thế, rất nhiều người cho rằng bệnh lý này sẽ không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn không khắc phục tình trạng xương hàm dưới bị tiêu biến thì khuôn mặt sẽ bị hóp lại, da chảy xệ, đẩy nhanh quá trình lão hóa, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ.
Sau khi mất răng, có nhiều người chủ quan không đến nha khoa để điều trị ngay. Chính điều này đã khiến xương hàm dưới bị tiêu biến nhiều hơn. Đến khi muốn trồng răng thay thế thì gặp phải nhiều khó khăn vì thiếu hụt xương hoặc thành xương quá yếu. Trong trường hợp này nha sĩ có thể chỉ định bạn cấy ghép xương.
Tham khảo thêm: Tiêu xương hàm có niềng răng được không?
Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm dưới? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, tùy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe mà quá trình xương tiêu biến sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm, ít hay nhiều. Thông thường, tiêu xương hàm dưới sẽ diễn ra sau 3 tháng kể từ khi bạn bị mất răng. 12 tháng tiếp theo răng sẽ bắt đầu có dấu hiệu xô lệch nhẹ. Sau 3 năm khuôn mặt của bạn có thể bị hóp lại, da mặt chảy xệ, lão hóa nhanh nếu không khắc phục tình trạng xương hàm bị tiêu biến kịp thời.
Biểu hiện của tiêu xương ổ răng không thể nhìn thấy bằng mắt thường trong những giai đoạn đầu. Chính vì thế, rất nhiều người chủ quan và chỉ đến nha khoa khi gương mặt bắt đầu mất đi sự cân đối và trở nên già hơn so với tuổi.
Hiện nay, phương pháp khắc phục tình trạng tiêu xương hàm dưới hiệu quả nhất đó là trồng răng Implant. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ titanium vào trong xương hàm thay thế chân răng đã mất. Bằng cách này, một lực nhai sẽ được tạo ra và ngăn chặn được xương hàm tiêu biến. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
Tuy nhiên, trồng răng Implant khắc phục tình trạng tiêu xương hàm chỉ có hiệu quả khi bạn thực hiện ở nha khoa uy tín. Là hệ thống Nha khoa tiêu chuẩn Châu Âu hàng đầu Việt Nam, Nha khoa Quốc tế DAISY tự hào mang đến cho bạn dịch vụ trồng răng Implant chất lượng. Đến với phòng khám bạn sẽ được:
Tham khảo ngay: Bảng giá cấy ghép răng Implant tại Nha khoa Quốc tế DAISY
Trên đây là những thông tin về tiêu xương hàm dưới mà Nha khoa DAISY muốn chia sẻ đến bạn. Nếu cần được hỗ trợ thêm, bạn vui lòng gọi đến số Hotline 19009009 hoặc đặt lịch hẹn để gặp nhân viên tư vấn nhé!