Tình trạng ngứa chân răng không chỉ gây cảm giác khó chịu mà có thể làm mất tập trung trong việc đang làm. Do đó, nhiều người mong muốn điều trị triệt để càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, để áp dụng các phương pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả nhất, người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo nghiên cứu, ngứa chân răng xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau. Cụ thể:
Đây là tình trạng mô mềm xung quanh nướu răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus. Khi đó, người bệnh thường cảm thấy sưng đỏ, đau nhức và ngứa ở khu vực chân răng. Nếu trường hợp này không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như tổn thương cấu trúc răng, viêm nha chu, thậm chí là mất răng,…
Một vài biểu hiện điển hình của tình trạng này là vùng nướu răng bị sưng và khá nhạy cảm, ngứa rát khó chịu, thường xuyên bị chảy máu nướu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa, khoang miệng có mùi hôi khó chịu,…
Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa chân răng là do viêm loét nướu. Viêm loét nướu răng là tình trạng khu vực này bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Khi nướu răng bắt đầu xuất hiện vết loét hoại tử sẽ gây ngứa rát khó chịu.
Trên thực tế, đây là biến chứng của viêm nướu răng khi không được điều trị kịp thời. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng như chân răng bị ngứa rát dai dẳng, các cơn đau ngày càng dữ dội hơn, giữa các kẽ răng sưng đỏ, thường xuyên chảy máu chân răng. Ngoài ra, một số trường hợp còn bị sốt nhẹ và sưng hạch.
Tình trạng mảng bám tích tụ trên răng lâu ngày mà không được làm sạch cũng có thể gây kích ứng. Từ đó dẫn đến viêm nướu và gây ra hiện tượng ngứa chân răng. Nguy hiểm hơn, các mảng bám trên răng có thể bị vôi hóa theo thời gian và biến thành cao răng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tích tụ, cũng như tấn công răng và mô nướu.
Nếu quan sát thấy răng miệng có các biểu hiện như răng ố vàng, xỉn màu, bề mặt răng sần sùi không mịn, thức ăn dễ bám lại trên răng hoặc hơi thở có mùi hôi khó chịu, bạn cần đến gặp bác sĩ để lấy cao răng ngay.
Răng khôn đang trong quá trình mọc lên khỏi nướu cũng có thể gây cảm giác ngứa chân răng. Bởi khi đó, răng khôn trồi lên gây áp lực lên các răng và mô nướu xung quanh. Cũng có trường hợp mọc răng khôn dẫn đến viêm nhiễm và sưng tấy nướu răng tại vị trí này.
Vậy làm thế nào để xác định ngứa chân răng do mọc răng khôn? Một số triệu chứng của tình trạng này có thể kể đến là nướu sưng, ngứa, lợi trùm, viêm lợi, sưng má, không thể mở to miệng một cách dễ dàng,…
Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng ngứa chân răng cũng có thể xuất phát từ việc bị dị ứng. Bởi vì hệ thống miễn dịch trong cơ thể người bệnh phản ứng mạnh mẽ với các tác nhân có hại. Từ đó gây cảm giác ngứa ở vùng chân răng. Một số chất có khả năng gây kích ứng là hạt phấn, mảng bám, hóa chất trong nước súc miệng hoặc kem đánh răng.
Ngoài việc vùng chân răng có cảm giác ngứa, bạn còn gặp phải một số triệu chứng khác khi bị dị ứng. Cụ thể là nướu răng sưng đỏ, răng bị ê buốt, đau nhức,…
Sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến ngứa chân răng. Đặc biệt là các trường hợp như nữ giới trong giai đoạn dậy thì, trong thai kỳ, đến kỳ kinh nguyệt hoặc đang trong giai đoạn mãn kinh. Bên cạnh tình trạng nướu răng bị ngứa, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng sưng đau, viêm nướu, chảy máu hoặc ê buốt nướu răng,…
Ngứa chân răng cũng có thể do khô miệng. Cụ thể hơn, khi khoang miệng không đủ ẩm, vi khuẩn có thể dễ dàng sinh sôi và phát triển. Từ đó, tấn công răng lợi và gây nên tình trạng ngứa ngáy và nóng rát.
Nguyên nhân của tình trạng khô miệng thường là không uống đủ nước, ăn quá nhiều thức ăn nóng, hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.
Cảm giác ngứa chân răng còn có thể do đeo răng giả không phù hợp với hàm răng. Vì khi răng giả không sát khít với hàm răng thật, vụn thức ăn có thể bị mắc kẹt ở khoảng tiếp giáp. Từ đó dễ dàng gây ra tình trạng chân răng bị ngứa.
Tình trạng ngứa chân răng không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Vậy nên nếu gặp phải hiện tượng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm ngứa tại nhà để giúp nướu răng dễ chịu hơn. Đồng thời đảm bảo các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, công việc diễn ra như bình thường. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng nướu răng bị ngứa mà bạn có thể tham khảo:
Khả năng kháng khuẩn của muối có thể giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng và chống viêm nhiễm tốt. Nhờ đó làm giảm các triệu chứng kích ứng, ngứa ngáy, cũng như đau rát ở nướu răng.
Bạn có thể hòa tan một ít muối vào cốc nước ấm. Sau đó dùng nước muối này để súc miệng. Để có tác dụng nhanh chóng, bạn nên lặp lại cách này khoảng 2 – 3 lần/ngày. Không chỉ vậy, việc kiên trì súc miệng bằng nước muối mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, ngăn ngừa mùi hôi trong khoang miệng.
Theo nghiên cứu, mật ong có khả năng sát khuẩn, kháng viêm tốt. Vậy nên, bạn có thể sử dụng loại nguyên liệu này để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở nướu răng. Khi đó, các hoạt chất trong mật ong sẽ giúp ức chế hoạt động và sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại. Nhờ vậy, mang đến cho người bệnh cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn.
Cách dùng mật ong để giảm ngứa chân răng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần bôi mật ong trực tiếp lên vùng chân răng, vùng lợi bị tổn thương đều đặn mỗi ngày sẽ giảm được cảm giác khó chịu.
Dùng túi trà cũng là cách giúp giảm ngứa chân răng đơn giản tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Sau khi pha trà xong, bạn nên giữ lại túi lọc trà. Kế đó, dùng túi lọc trà đắp lên vùng nướu răng bị ngứa. Hoạt chất Tanin có trong túi lọc trà sẽ giúp kháng viêm, giảm sưng đau và ngứa rát hiệu quả. Cần lưu ý, để cách này có hiệu quả tốt nhất, bạn nên chườm túi trà ấm trong khoảng 15 – 20 phút.
Không chỉ có nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chanh còn có khả năng sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Nhờ vậy, loại quả này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây ngứa chân răng, hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm.
Khi thấy nướu răng bị ngứa ngáy khó chịu, người bệnh có thể hòa tan một ít muối vào nước cốt chanh. Sau khi muối tan hẳn, bạn có thể dùng tăm bông thấm hỗn hợp này rồi thoa lên vùng chân răng bị tổn thương. Lúc này, người bệnh chỉ cần chờ vài phút cho chanh và muối thấm vào chân răng rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện cách này đều đặn hằng ngày, bạn sẽ thấy cảm giác ngứa chân răng thuyên giảm rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn.
Tỏi là loại gia vị không thể thiếu để tăng thêm hương vị cho các món ăn hằng ngày. Không chỉ vậy, nguyên liệu này còn có thể hỗ trợ làm giảm cảm giác ngứa chân răng. Theo các chuyên gia, trong tỏi có chứa Allin và chất này sẽ chuyển hóa thành Acillin khi cắt nhỏ hoặc đập dập. Chất này có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh.
Do đó, nếu gặp phải tình trạng nướu răng bị ngứa, bạn có thể dùng lát tỏi thái nhỏ chà xát lên vùng chân răng bị tổn thương. Rửa lại bằng nước sạch sau 2 – 3 phút. Ngoài ra, bạn nên lặp lại cách này khoảng 2 – 3 lần/ngày, bạn sẽ thấy tình trạng chân răng bị ngứa thuyên giảm rõ rệt.
Ngậm đá viên là một trong những cách làm giảm ngứa chân răng khá hiệu quả mà bạn nên thử. Nhờ nhiệt độ của đá viên, toàn bộ khu vực nướu răng sẽ bị tê. Khi đó, người bệnh sẽ thấy ngứa ở nướu răng biến mất, cũng như cảm giác dễ chịu hơn nhiều.
Vệ sinh răng miệng không hiệu quả là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngứa chân răng. Vậy nên để ngăn tình trạng nướu răng bị ngứa trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần điều chỉnh cách làm sạch răng miệng hằng ngày sao cho phù hợp. Bên cạnh việc đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:
Nhìn chung, những cách làm giảm ngứa chân răng tại nhà rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp này đều chỉ mang tính tạm thời. Vậy làm thế nào để hết ngứa chân răng? Bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Dưới đây là các kỹ thuật nha khoa phổ biến thường được dùng để điều trị nướu răng bị ngứa.
Nhằm hạn chế nguy cơ nướu răng bị ngứa ngáy khó chịu, cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống. Cụ thể như:
Bài viết đã cung cấp thông tin về nguyên nhân gây ngứa chân răng, cũng như gợi ý những cách khắc phục hiệu quả nhất. Qua bài viết này, mong rằng quý độc giả có thể áp dụng cách xử lý phù hợp. Nếu có nhu cầu cần tư vấn hoặc đặt lịch, bạn có thể liên hệ hotline 19009009 của Nha khoa Quốc tế DAISY để được hỗ trợ nhé!