Có nên nặn mủ chân răng tại nhà không? Lưu ý cần biết
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Có nên nặn mủ chân răng tại nhà không? Lưu ý cần biết

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Khánh Vân vào ngày 25 tháng 10 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Viêm chân răng có mủ là hiện tượng thường gặp ở các trường hợp mắc phải bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy răng, hoại tử tủy răng,… Đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Điều này khiến không ít người bệnh lo lắng và thắc mắc có nên nặn mủ chân răng hay không? Nên điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây của Nha khoa DAISY nhé!

Tìm hiểu đôi nét về viêm chân răng có mủ

Về mặt cấu tạo, chân răng nằm trong xương ổ răng và che phủ bởi nướu răng. Viêm chân răng xảy ra khi vi khuẩn tấn công, khiến nướu răng hoặc tủy răng bị nhiễm trùng nặng. Lúc này, các ổ abscess (mủ) sẽ xuất hiện ở nướu, vùng cuống răng hoặc chân răng. Theo chuyên gia, đây là một trong những bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng mà còn có thể ảnh hưởng sức khỏe toàn thân, đe dọa tính mạng người bệnh. Các dấu hiệu thường gặp của viêm chân răng có mủ là: Đau nhức răng và nướu răng, nhất là khi ăn nhai hoặc dùng tay ấn vào, sốt cao kéo dài, chảy máu chân răng, đắng miệng, nổi hạch ở cổ,… Đa số các trường hợp viêm chân răng có mủ xuất phát từ hai bệnh lý răng miệng dưới đây:

Bệnh nha chu

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm nha chu. Bởi vụn thức ăn thừa mắc trong kẽ răng nhưng không được loại bỏ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, sinh sôi và gây viêm nhiễm.

Bệnh nha chu là nguyên nhân dẫn đến mủ ở chân răng
Bệnh nha chu là nguyên nhân dẫn đến mủ ở chân răng

Khi mắc phải viêm nha chu, người bệnh sẽ thấy lợi bị sưng phù, che đi một phần thân răng, miệng có mùi hôi khó chịu và xuất hiện ổ mủ. Đồng thời, tình trạng chảy máu chân răng cũng diễn ra thường xuyên hơn. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Ngoài ra, viêm nhiễm ở nướu răng nặng cũng tạo thành ổ mủ, abscess ở chân răng. Khi đó, xương bọc xung quanh chân răng bị tiêu, nướu răng bị tụt khiến răng bị lung lay. Trường hợp này trong nha khoa thường gọi là chuyển từ viêm lợi thành viêm quanh răng. Để biết có nên nặn mủ chân răng không và xử lý thế nào, bạn nên thăm khám và hỏi ý kiếm bác sĩ.

Viêm tủy răng

Nhiều trường hợp sâu răng đã phá hủy men và ngà răng nhưng không được điều trị kịp thời. Khi đó, sâu răng sẽ tấn công tủy răng, khiến cơ quan này bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm diễn ra lâu ngày sẽ khiến tủy răng bị hoại tử. Không chỉ vậy, nếu nhiễm trùng tiếp tục lan sâu xuống vùng cuống răng sẽ tạo thành ổ mủ (abscess) ở khu vực chân răng và cuống răng.

Nguy hiểm hơn, ổ viêm nhiễm có thể lan rộng lên toàn bộ chân răng, các chân răng lân cận và lan đến phần nướu răng. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu xương, khiến răng lung lay và phải nhổ bỏ. Thậm chí, vi khuẩn từ túi mủ có thể xâm nhập vào đường máu. Lúc này, nếu vẫn không được can thiệp, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng huyết, đe dọa đến tính mạng.

Do vậy, nếu thấy tủy răng có dấu hiệu bị viêm hoặc phát hiện mủ ở chân răng, bạn cần sắp xếp đến nha khoa để gặp bác sĩ ngay. Tránh trường hợp bệnh diễn tiến nặng, gây biến chứng nghiêm trọng.

Viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây abscess chân răng
Viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây abscess chân răng

Có nên nặn mủ chân răng tại nhà không?

Có thể thấy rằng, viêm chân răng có mủ là tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Nếu không điều trị đúng cách, ổ abscess sẽ tái phát nhiều lần, mà không thể tự chấm dứt. Bên cạnh đó, tình trạng này khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy nên khi phát hiện ổ mủ, nhiều người thắc mắc có nên nặn mủ chân răng hay không?

Theo các bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý nặn mủ tại nhà. Bởi vì thao tác chọc hút mủ không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô khuẩn có thể khiến chảy mủ, máu. Đây là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào máu. Từ đó theo hệ thống tuần hoàn đến các cơ quan khác trong cơ thể, gây nhiễm trùng huyết.

Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm khác khi tự ý nặn mủ tại nhà. Một vài bệnh lý điển hình có thể kể đến là viêm mô tế bào, bệnh Ludwig’s angina có khả năng gây tắc nghẽn đường thở.

Người bệnh không nên tự nặn mủ chân răng tại nhà
Người bệnh không nên tự nặn mủ chân răng tại nhà

Cách chữa trị viêm chân răng có mủ như thế nào?

Bên cạnh thắc mắc “có nên nặn mủ chân răng không?”, nhiều người cũng băn khoăn không biết nên điều trị tình trạng này thế nào cho đúng. Để điều trị triệt để bệnh viêm chân răng có mủ, người bệnh cần đến nha khoa để thăm khám ngay khi phát hiện ổ abscess. Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ điều trị viêm chân răng có mủ dựa trên những nguyên tắc sau đây:

  • Dùng thuốc kháng sinh để cô lập ổ viêm.
  • Làm giảm các triệu chứng của bệnh như đau nhức, sưng tấy, sốt,…
  • Sử dụng các kỹ thuật nha khoa để loại bỏ ổ mủ.

Trong đó, một số thủ thuật được dùng để xử lý ổ viêm chân răng phổ biến trong nha khoa là:

  • Nếu có dị vật ở nướu, bác sĩ sẽ loại bỏ, đồng thời làm sạch răng.
  • Chích rạch ổ mủ (dẫn lưu khối abscess) bằng cách thực hiện vết cắt nhỏ tại khối sưng để loại bỏ túi mủ ở chân răng.
  • Làm sạch toàn bộ khoang miệng để tiến hành điều trị viêm quanh răng. Kế đó, bác sĩ sẽ nạo tiến hành lấy cao răng. Đồng thời làm sạch các chất bám bẩn xung quanh chân răng và dưới lợi,…
  • Điều trị nội nha nếu người bệnh bị viêm tủy.
  • Nếu tình trạng viêm nhiễm quá nặng, không thể cải thiện, bác sĩ sẽ nhổ bỏ răng. Đồng thời nạo vét vùng nhiễm trùng ở sâu bên trong xương. Sau khi vết thương nhổ răng lành hẳn, bạn có thể tiến hành cấy ghép Implant để phục hình răng.
  • Nhiều trường hợp ổ nhiễm trùng tạo thành nang to trong xương và lây lan sang răng lân cận. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết nang để điều trị tận gốc. Lúc này, việc điều trị sẽ phức tạp hơn.
  • Thực hiện loại bỏ những yếu tố gây viêm chân răng có mủ bằng cách kiểm soát đường huyết, điều chỉnh khớp cắn và loại bỏ các loại thuốc không phù hợp.

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ dẫn lưu mủ
Bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ dẫn lưu mủ

Thông tin trong bài viết đã giải đáp thắc mắc có nên nặn mủ chân răng tại nhà hay không? Để đảm bảo tình trạng viêm nhiễm không trở nên nặng hơn, bạn nên đến nha khoa. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp nhất. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn có thể gọi trực tiếp đến hotline Nha khoa Quốc tế DAISY qua số 19009009 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Răng ê buốt khi uống nước lạnh
Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh? Cách khắc phục hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 16/11/2023
 80 XEM
Mẹ bị viêm họng có lây cho con
Mẹ bị viêm họng có lây cho con không? Lưu ý cần biết
 NGÀY ĐĂNG 15/11/2023
 80 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY