Đây là tình trạng vùng niêm mạc môi bên trong khoang miệng xuất hiện nốt mụn hoặc cũng có thể là nhiệt miệng ở môi ngoài. Các nốt nhiệt miệng thường là mụn nước màu trắng hoặc vàng với xung quanh là viền đỏ. Đồng thời, chúng có dạng hình tròn hoặc hình oval. Tình trạng này không gây lây lan hoặc nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh đau nhức, khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
Thông thường, nhiệt miệng nhẹ sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu chăm sóc đúng cách. Một số trường hợp nặng có khả năng dẫn đến sốt cấp tính hoặc sốt nổi hạch. Nhiệt miệng thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Tuy nhiệt miệng ở môi không gây nguy hiểm, thế nhưng người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng. Do vậy, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc nhằm đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, hồi phục sức khỏe. Một số cách khắc phục nhiệt miệng hiệu quả có thể kể đến như:
Để tránh làm vết thương nghiêm trọng hơn, bạn nên đánh răng nhẹ nhàng, hạn chế cọ xát đầu bàn chải vào vết lóe trong khi vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, người bệnh không nên dùng kem đánh răng có chứa thành phần Sodium Lauryl Sulfate bởi đây là một chất có khả năng khiến bạn bị ở miệng ở môi.
Ngoài ra, bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần vào buổi sáng, tối và duy trì thói quen này hằng ngày. Bởi muối là khoáng chất có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, hỗ trợ hồi phục vết thương nhanh hơn.
Thức ăn cay nóng là một trong những nguyên nhân làm vết loét nhiệt miệng nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên kiêng ăn những món này để giúp tình trạng nhiệt miệng ở môi lành nhanh hơn. Trong trường hợp vẫn tiếp tục ăn đồ cay nóng, vết loét sẽ mưng mủ, gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của người bệnh. Các món mà bạn cần kiêng khi bị nhiệt miệng như sau:
Rau xanh là loại hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng và chứa hàm lượng vitamin cần thiết để hồi phục sức khỏe, nhất là với những người bị nhiệt miệng. Do đó, bạn nên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày các loại rau củ quả như:
Nếu bạn uống đủ nước mỗi ngày, cơ thể sẽ được thanh lọc, đồng thời loại bỏ độc tố và chất thừa ra khỏi cơ thể. Vậy nên uống nhiều nước không chỉ là việc nên làm trong thời gian bị lở miệng ở môi mà còn cần phải duy trì hằng ngày.
Bên cạnh đó, nước cũng sẽ xoa dịu cảm giác xót và đau rát ở vết thương. Đồng thời giúp làm ẩm khoang miệng, tránh tình trạng môi và miệng bị khô làm vi khuẩn phát triển.
Mật ong có khả năng kháng viêm, chống nhiễm trùng thứ cấp rất tốt. Do đó, nguyên liệu này thường được dùng trong các bài thuốc dân gian trị nhiều bệnh. Bạn nên bôi mật ong trực tiếp lên vết thương khoảng 4 lần mỗi ngày để làm giảm cảm giác đau rát và sưng đỏ.
Người bệnh cũng có thể sử dụng những cách khác để điều trị nhiệt miệng ở môi bằng mật ong. Điển hình như pha với trà nóng và uống từ từ, chậm rãi để mật ong tiếp xúc với vùng môi bị loét. Ngoài ra, bạn có thể trộn với nghệ, sau đó đắp lên vết thương khoảng 3 lần/ngày.
Trong sữa chua có chứa Lactobacillus – Men vi sinh sống có khả năng giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa và tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Nhất là trong các trường hợp xảy ra tình trạng nhiệt miệng ở môi do bệnh viêm ruột hoặc vi khuẩn HP. Do đó, ăn sữa chua hằng ngày trong thời gian bị nhiệt miệng ở môi sẽ giúp vết thương lành nhanh hơn.
Baking Soda có rất nhiều tác dụng hữu ích trong đời sống. Nhưng ít ai biết rằng nguyên liệu này còn có khả năng điều trị nhiệt miệng ở môi. Cụ thể, baking soda sẽ giúp cân bằng độ pH nhằm giảm triệu chứng viêm, từ đó giúp vết lở lành nhanh hơn.
Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần hòa tan khoảng 6g baking soda với khoảng 230ml nước. Sau đó súc miệng bằng dung dịch này trong thời gian khoảng 15 – 30 giây rồi nhổ ra. Lặp lại cách này khoảng 2 – 3 lần cho đến khi thấy tình trạng nhiệt miệng thuyên giảm.
Trong dầu dừa chứa nhiều Axit Lauric tự nhiên. Đây là chất có đặc tính kháng khuẩn tốt. Do đó, dùng dầu dừa nguyên chất để bôi lên môi cũng là một trong những cách giúp giảm đau. Đồng thời, nguyên liệu này cũng giúp rút ngắn thời gian làm lành vết thương. Bạn chỉ cần duy trì sử dụng dầu dừa đều đặn hằng ngày sẽ thấy nốt nhiệt miệng ở môi thuyên giảm rõ rệt.
Trong chè khô (lá trà) chứa nhiều Tanin – Chất có tác dụng điều trị nhiệt miệng nhanh chóng. Vậy sau mỗi lần uống trà, người bệnh cần giữ lại túi lọc chè và đắp lên vị trí bị nhiệt miệng ở môi. Thực hiện cách này khoảng 3 – 4 lần/ngày sẽ giúp bạn giảm sưng đau. Đồng thời, nó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng rất hiệu quả.
Hầu hết tình trạng nhiệt miệng ở môi đều có khả năng tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Sau khoảng thời gian này, nếu thấy tình trạng không thuyên giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ không chỉ quan sát vết thương mà còn có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu nếu cần thiết.
Để tránh tình trạng nhiệt miệng ở môi gây đau nhức, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, bạn nên áp dụng biện pháp giúp kiểm soát được các yếu tố có thể dẫn đến nhiệt miệng. Cụ thể như sau:
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về nguyên nhân, cũng như gợi ý những cách trị nhiệt miệng ở môi tại nhà hiệu quả nhất. Trong trường hợp cần tư vấn, bạn có thể liên hệ hotline 19009009 của Nha khoa Quốc tế DAISY nhé!