6 tuổi là độ tuổi mà trẻ bước vào giai đoạn thay răng. Đây là lúc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế cho những chiếc răng sữa. Trên thực tế vẫn có một số trường hợp trẻ thay răng sớm hoặc muộn hơn thời gian này. Tuy nhiên, trình tự răng sữa rụng đi đều theo một khuôn mẫu nhất định tương ứng với thứ tự răng vĩnh viễn mọc lên.
Nếu mẹ phát hiện quá trình thay răng của con khác với thứ tự mọc răng vĩnh viễn thì răng bé sẽ có nguy cơ mọc lệch lạc, chen chúc. Mặt khác, nếu răng sữa không có dấu hiệu lung lay gây cản trở răng vĩnh viễn mọc lên sẽ khiến chiếc răng này dịch chuyển sang vị trí khác, không mọc thẳng hàng. Dưới đây là trình tự thay răng sữa ở trẻ:
Mặc dù, quá trình thay răng của trẻ được tiến hành theo trình tự như trên nhưng trong một số trường hợp răng sữa bị sâu, hư hại thì nha sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ để không gây ảnh hưởng đến các răng khác.
Xem thêm: Phải làm gì khi răng sữa chưa lung lay răng vĩnh viễn đã mọc?
Có nên nhổ răng sữa chưa lung lay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Trên thực tế, đây là những chiếc răng mọc đầu tiên giúp định hình hướng mọc của răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa lung lay, bạn có thể nhổ một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong trường hợp răng vĩnh viễn đã mọc lên khi chiếc răng này chưa rụng thì có nên nhổ không? Để có câu trả lời chính xác cho trường hợp này cần phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ.
Khi phát hiện răng vĩnh viễn mọc khi răng sữa chưa phát triển, bạn nên đưa con đến nha khoa để được thăm khám. Bởi vì, việc nhổ răng chưa lung lay rất khó có thể làm ngay tại nhà.
Nếu cha mẹ thực hiện loại bỏ răng của con không đúng cách có thể làm sót chân răng. Từ đó gây đau đớn và làm ảnh hưởng đến hướng mọc của răng vĩnh viễn sau này. Nghiêm trọng hơn, tự ý nhổ răng sữa của trẻ còn có thể khiến cấu trúc của răng bị phá vỡ, cung hàm bị hẹp. Điều này sẽ làm cho răng vĩnh viễn không có chỗ mọc khiến răng chen chúc, khấp khểnh,… Mặt khác, cảm giác đau đớn có thể khiến tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng. Do đó, chỉ nên nhổ răng sữa cho bé khi có sự đồng ý của nha sĩ và được thực hiện tại nha khoa.
Tìm hiểu thêm: Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?
Về cơ bản, khi trẻ đến độ tuổi thay răng thì răng sữa sẽ tự rụng đi mà không cần phải nhổ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ bắt buộc phải nhổ đi chiếc răng này nếu: Răng sữa bị sâu, răng vĩnh viễn mọc chen chúc,… Vậy nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không? Trên thực tế, nếu cha mẹ đưa con đến nha khoa uy tín để thực hiện thì việc loại bỏ chiếc răng này sẽ không gây đau đớn. Tuy nhiên việc nhổ răng sữa chưa lung lay ở trẻ vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ sau:
Gợi ý đọc thêm: Cách nhổ răng không đau cho bé
Để trẻ có hàm răng chắc khỏe, cha mẹ cần phải theo dõi kỹ quá trình thay răng của con. Trong trường hợp răng sữa của bé có dấu hiệu bị lung lay, nướu sưng đỏ thì mẹ nên đưa con đến nha khoa để thăm khám. Vì trẻ có thể đang mắc bệnh lý về răng miệng. Thông thường, răng sữa bị lung lay trong giai đoạn thay răng sẽ không gây đau nhức hay viêm nướu.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý nếu trẻ gặp phải những trường hợp sau thì hãy đưa bé đến nha khoa để nhổ răng sữa:
Nhìn chung, nếu cha mẹ tự ý nhổ răng sữa chưa lung lay sẽ gây ra những tác động xấu đến răng của trẻ. Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con, mẹ nên đưa bé đến nha khoa để thăm khám. Liên hệ đến số Hotline 19009009 để đặt lịch hẹn tại Nha khoa Quốc tế DAISY nhé!