Có thể bạn quan tâm:
Thông thường, trẻ đến 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc những răng sữa đầu tiên và hoàn thành khi trẻ được 30 tháng tuổi. Những chiếc răng sữa này sẽ theo trẻ tới khoảng 6 tuổi sẽ rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
Răng vĩnh viễn mọc lên để thay thế và thế chỗ vào chỗ chân răng sữa. Tuy nhiên nếu răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí thì chân răng sữa sẽ không tiêu biến được. Khi đó sẽ đồng thời tồn tại 2 răng cạnh nhau và răng vĩnh viễn có xu hướng mọc lệch về phía trong hàm. Sau này khi răng sữa rụng đi thì răng vĩnh viễn đã ổn định vị trí tạo thành lỗ hổng bên ngoài.
Lưu ý: Bạn cũng cần chú ý tới trường hợp con bạn bị mọc răng thừa chứ không phải răng vĩnh viễn. Thông thường, răng sữa bao gồm 4 răng cửa giữa, 2 răng cửa trên, 4 răng hàm sữa và 4 răng nanh sữa. Nếu số răng vượt quá thì chính là răng thừa.
Xem thêm: Răng sữa không rụng có sao không?
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi việc ăn uống lại có ảnh hưởng khiến cho răng vĩnh viễn mọc khi chưa rụng răng sữa. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có cơ sở.
Bạn cần xem lại xem con mình có thói quen ăn ngậm, nuốt trọng không nhai thức ăn hay không. Bởi những thói quen này khiến cho răng sữa ít có cơ hội hoạt động nên ít bị mài mòn và khó lung lay. Do đó, hãy đảm bảo cho những chiếc răng sữa của trẻ được hoạt động với đúng chức năng của nó. Thay vì nghiền nhuyễn, cắt nhỏ thức ăn cho con, bạn nên khuyến khích con nhai.
Những thói quen này thường là do khi mọc răng trẻ cảm thấy khó chịu hoặc do cha mẹ không để ý. Cụ thể bao gồm:
Tìm hiểu thêm: Một số hình ảnh răng mọc chồi và cách xử lý
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Ở những trẻ chậm mọc răng sữa hoặc tới 6 tuổi mà răng sữa chưa mọc hoàn chỉnh cũng ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn. Thời điểm này, tại những chỗ răng sữa chưa mọc thì răng vĩnh viễn có thể xuất hiện. Chúng mọc thường không có định hướng và chen vào răng sữa bên cạnh. Tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch không chỉ gây mất thẩm mỹ sau này mà còn dễ tăng nguy cơ bệnh răng miệng.
Ở những giai đoạn trẻ mọc răng sữa và cả răng vĩnh viễn, phụ huynh đều cần phải lưu ý. Nếu thấy có những biểu hiện răng mọc không bình thường thì cần có biện pháp can thiệp kịp thời. Bởi khi răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc ít nhiều gây ảnh hưởng tới trẻ. Các vấn đề thường gặp bao gồm:
Khi răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc chen chúc, mọc chìa ra ngoài hoặc quay vào bên trong hàm khiến cho hàm răng lộn xộn, trông kém duyên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của trẻ, nhất là khi trẻ lớn lên. Tâm lý ngại giao tiếp, không tự tin, không dám cười rất thường thấy ở các bạn có hàm răng không đều, khấp khểnh.
Răng vĩnh viễn mọc không đúng hướng và phát triển không đều gây ảnh hưởng trực tiếp tới khung hàm. Kéo theo khớp cắn không cân xứng nhau khiến cho việc ăn nhai gặp khó khăn. Những trường hợp này không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
Đây cũng là một vấn đề cần lưu ý ở những trẻ gặp tình trạng răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Răng vĩnh viễn mọc lệch, khấp khểnh sẽ khiến cho thức ăn bị mắc lại tại các kẽ gây khó khăn khi vệ sinh. Lâu dần, tại các vị trí này sẽ hình thành mảng bám. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây ra các bệnh răng miệng. Thường gặp nhất phải kể đến các bệnh như: sâu răng, viêm lợi, hôi miệng, viêm nướu,…
Gợi ý đọc thêm: Nguyên nhân răng vĩnh mọc lệch vào trong và cách khắc phục
Khi trẻ gặp phải tình trạng răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc, phụ huynh cần chú ý theo dõi các biểu hiện để có biện pháp xử lý kịp thời. Nhổ răng sữa hay niềng răng hiện là những biện pháp tối ưu được áp dụng. Cụ thể như sau:
Trường hợp đến tuổi thay răng mà răng sữa chưa rụng thì cần nhổ bỏ răng sữa. Từ đó lấy chỗ cho răng vĩnh viễn phát triển. Khi răng vĩnh viễn mới mọc và chưa hoàn thiện thì không cần can thiệp. Việc này giúp cho răng phát triển tự nhiên đúng hướng. Những trường hợp răng vĩnh viễn mọc cạnh răng sữa chưa rụng thì cần nhổ răng sữa và tiến hành niềng răng để đưa chúng về đúng quỹ đạo trên khung hàm.
*Lưu ý: Việc nhổ răng sữa cần được tiến hành bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn. Do đó, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để thực hiện.
Đó là trường hợp khi răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã nhú ra. Lúc này răng vĩnh viễn mọc lệch và thường quay vào bên trong hàm. Cần can thiệp bằng cách nhổ răng sữa và niềng răng. Biện pháp niềng răng cần được thực hiện ngay sau khi răng mọc hoàn chỉnh. Đồng thời lúc này xương hàm của trẻ chưa cứng nên việc nắn chỉnh dễ dàng hơn, giảm tối đa cảm giác đau nhức.
Tình trạng răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc thường xuyên xảy ra nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho phụ huynh có con trong giai đoạn mọc răng:
Khi trẻ bước sang 30 tháng tuổi, răng sữa sẽ mọc đầy đủ. Chúng sẽ thực hiện chức năng ăn nhai trong 6 năm đầu đời. Cha mẹ nên chú ý thời gian này để nhận biết trẻ có bị mọc răng sữa chậm hay không. Nếu có, bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ. Từ đó đảm bảo trẻ hấp thu đầy đủ dưỡng chất để thúc đẩy quá trình phát triển của răng.
Đến giai đoạn từ 6 tuổi, quá trình thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn bắt đầu diễn ra. Nếu răng sữa đã rụng và để lại lỗ hổng thì cha mẹ nên nhắc nhở để trẻ không thực hiện các thói quen xấu như dùng lưỡi, tay tác động lên nướu. Làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của răng. Từ đó khiến răng mọc lệch hoặc bị viêm nhiễm.
Trong thời kỳ mọc răng ở trẻ, cha mẹ cần chú ý hơn nữa tới chế độ ăn uống. Cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nhất là thực phẩm giàu canxi, vitamin D. Các chất này đều rất cần thiết và quan trọng trong sự phát triển của hệ xương, răng. Ngoài ra, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ngọt và các loại đồ ăn cứng.
Cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần/ngày sau khi ăn. Từ đó hạn chế hình thành mảng bám cũng như loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Đây là việc làm cần thiết giúp phòng chống bệnh răng miệng. Nên chọn kem đánh răng có chứa hàm lượng fluor chuẩn dành cho bé đã được Hiệp hội Y tế khuyên dùng.
Tìm hiểu ngay: Top 10 loại kem đánh răng chứa Flour cho bé chất lượng nhất
Ngoài các biện pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và cho lời khuyên chính xác. Nhất là khi răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ. Hạn chế răng mọc lệch sẽ tránh được những mặc cảm về tâm lý cũng như các bệnh răng miệng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trên đây là tất cả những thông tin về vấn đề răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Ba mẹ cần lưu ý đến quá trình mọc răng của trẻ để hạn chế những tác hại sau này. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ Hotline 19009009 để được Nha khoa DAISY tư vấn nhé!