Nổi cục máu đen trong miệng - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Nổi cục máu đen trong miệng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Cẩm Nguyên vào ngày 25 tháng 09 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Nổi cục máu đen trong miệng là một tình trạng không phổ biến, nhưng cũng không hiếm gặp. Khi mắc phải, bạn sẽ gặp bất tiện trong việc ăn uống và giao tiếp. Nhìn chung, hiện tượng này đa số không gây nguy hiểm nếu được chữa trị đúng cách và kịp thời. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị nhé!

Nổi cục máu đen trong miệng là gì?

Nổi cục máu đen trong miệng là một dạng u máu hình thành ở niêm mạc, môi, lưỡi, sàn miệng hoặc vòm miệng mềm. Các khối u này thường có màu sẫm, dễ chảy máu và tạo ra sự gồ ghề. U máu trong miệng có thể lan ra ngoài da hoặc phát triển rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng. Tình trạng này chiếm khoảng 10% tổng số ca u máu ở vùng mặt.

Nổi cục máu đen trong miệng là một tình trạng không quá phổ biến, nhưng cũng không hiếm gặp. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ, các khối u này gây ra sự khó chịu nhất định. Việc ăn uống và giao tiếp trở nên khó khăn vì luôn có cảm giác cấn, cộm, vướng víu. U máu trong miệng nếu lành tính có thể tự ổn định và biến mất sau một thời gian. Trong trường hợp ác tính, khối u sẽ tiếp tục phát triển tùy theo mức độ nặng nhẹ.

Nổi cục máu đen trong miệng gây khó khăn cho việc ăn uống và giao tiếp
Nổi cục máu đen trong miệng gây khó khăn cho việc ăn uống và giao tiếp

Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi cục máu đen trong miệng

Bản chất của sự hình thành u máu trong khoang miệng là do cơ thể tăng sinh mạch máu. Đến nay, nguyên nhân gây ra tình trạng nổi cục máu đen trong miệng vẫn chưa được xác định rõ. Thế nhưng, nhiều giả thuyết cho rằng những yếu tố sau có tác động đến việc hình thành khối u:

  • Do di truyền hoặc bẩm sinh.
  • Do rối loạn hệ miễn dịch hoặc các hormone.
  • Do nhiễm virus hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại trong giai đoạn mang thai.
  • Do chấn thương, tai nạn.

Nhiễm virus được cho là một trong những nguyên nhân gây ra u máu trong miệng
Nhiễm virus được cho là một trong những nguyên nhân gây ra u máu trong miệng

Ngoài ra, hiện tượng này cũng xuất hiện khi chúng ta mắc phải các bệnh lý như: Nhiệt miệng, lở miệng, viêm nha chu, viêm nướu. Trường hợp nguy hiểm hơn có thể là ung thư miệng.

  • Bệnh nhiệt miệng: Nổi cục máu đen trong miệng có thể là biểu hiện của bệnh nhiệt miệng. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở khoang miệng và môi.
  • Lở miệng: Các vết loét trong miệng có thể là nguyên nhân làm hình thành cục máu đen.
  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là một bệnh lý gây nhiễm trùng nướu nghiêm trọng. Khi mắc phải có thể dẫn đến sưng lợi, chảy máu và nổi u máu trong miệng.
  • Viêm nướu: Viêm nướu là tình trạng viêm nhiễm do sự tích tụ vi khuẩn ở mô nướu gây ra. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đây là nguyên nhân dẫn đến việc nổi cục máu đen.
  • Ung thư miệng: Trong trường hợp nguy hiểm, u máu có thể là biểu hiện của ung thư miệng. Khi mắc phải căn bệnh này có thể làm hình thành khối u trong khoang miệng.

Những triệu chứng đi kèm khi bị nổi cục máu đen trong miệng

U máu trong miệng được chia thành 3 loại chính: u máu phẳng, u máu gồ, u máu dưới da. Mỗi loại sẽ có các biểu hiện lâm sàng theo hình thái giải phẫu khác nhau. Cụ thể như sau:

  • U máu phẳng: Là vết đỏ nằm ở thành niêm mạc hoặc da. Chủ yếu là do bẩm sinh hoặc xuất hiện từ khi còn nhỏ. Khi dùng tay ấn vào khối u sẽ đổi sang màu trắng. Buông tay ra sẽ về lại màu đỏ, tím hoặc đen. Lúc ấn vào không có cảm giác đau.
  • U máu gồ: Là cục máu gồ lên bên trong miệng, có hình dạng giống như chùm dâu. Khi dùng tay bóp nhẹ thì u sẽ xẹp xuống, buông tay ra thì u lại nổi lên. Cục máu này dễ bị xuất huyết nên cần tránh va chạm gây chảy máu. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm.
  • U máu dưới da: Loại khối u này tạo ra các hang máu. Khi ứ đọng lâu ngày làm hình thành hạt sỏi trắng. Khi sờ vào có cảm giác cứng ở trong.

Ngoài ra, khi bị nổi cục máu đen trong miệng có thể đi kèm với một số triệu chứng sau:

  • Chảy máu chân răng, nướu hoặc các vùng khác trong khoang miệng.
  • Nướu bị sưng lên, đau nhức và có màu đỏ tươi.
  • Miệng có mùi hôi.
  • Thỉnh thoảng cảm thấy có vị hơi ngon trong miệng.
  • Vùng nổi cục máu đen bị sưng hoặc đau nhức.
  • Khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn có vị mặn, nước uống có ga và các tác động bên ngoài như đánh răng, súc miệng.

Khi bị nổi cục máu đen trong miệng có thể gây chảy máu chân răng
Khi bị nổi cục máu đen trong miệng có thể gây chảy máu chân răng

Nổi cục máu đen trong miệng có nguy hiểm gì không?

Đại đa số trường hợp bị nổi cục máu đen trong miệng đều lành tính và không cần điều trị. Dù không gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng người bệnh cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 1 tuần mà các cục máu đen vẫn chưa tan, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Các u máu tồn tại càng lâu trong khoang miệng có thể dẫn đến mưng mủ, viêm nha chu, hoặc hoại tử chân răng.

Một số trường hợp u máu trong miệng có các đặc điểm sau cần phải điều trị ngay lập tức:

  • Khối u thường xuyên chảy máu, đôi khi chảy rất nhiều dẫn đến tình trạng thiếu máu ở người bệnh.
  • Vị trí cục máu đen ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh không tự tin khi giao tiếp.
  • U máu phá vỡ tế bào niêm mạc miệng ở các vị trí lân cận.
  • U máu có kích thước lớn gây khó khăn cho việc ăn nhai. Nó chèn ép đường thở khiến quá trình hô hấp bị ảnh hưởng.

Nếu u máu chèn ép đường thở, bạn cần gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời
Nếu u máu chèn ép đường thở, bạn cần gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời

Cách điều trị tình trạng nổi cục máu đen trong miệng

Phần lớn các trường hợp nổi cục máu đen trong miệng đều không quá nguy hiểm. Thế nhưng, chúng ta vẫn nên điều trị cẩn thận nhằm tránh để lại những biến chứng sau này. Dưới đây là các phương pháp khắc phục tình trạng u máu trong miệng mà bạn có thể thực hiện:

Làm tan cục máu tại nhà

Chúng ta có thể làm tan cục máu đen trong miệng tại nhà bằng một số mẹo dân gian. Súc miệng bằng nước lá trà xanh, sử dụng rau diếp cá,… là những cách phổ biến. Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:

  • Đun sôi lá trà xanh cùng nước sạch trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Đem nước lá trà xanh để nguội.
  • Ngậm hoặc súc miệng 3 – 5 phút mỗi ngày.

Kiên trì thực hiện trong vài ngày, bạn sẽ thấy cục máu đen trong miệng dần tan đi.

Ngậm nước lá trà xanh là một cách dân gian giúp làm tan cục máu đen trong miệng
Ngậm nước lá trà xanh là một cách dân gian giúp làm tan cục máu đen trong miệng

Vệ sinh răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển. Chính vì thế, duy trì thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách cực kỳ quan trọng. Cụ thể:

  • Hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ vụn thức ăn hiệu quả.
  • Sử dụng thêm nước súc miệng để cuốn trôi các vi khuẩn gây bệnh.

Việc tuân thủ vệ sinh răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị nhanh chóng tình trạng nổi cục máu đen trong miệng.

Điều trị tại nha khoa

Điều trị tại nha khoa là giải pháp hữu hiệu nhất khi bị nổi cục máu đen trong miệng. Các nha sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh. Từ đó giúp giải quyết nhanh chóng, dứt điểm khối u máu. Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Nha khoa Quốc tế DAISY là địa chỉ chăm sóc răng miệng uy tín, chất lượng. Tại đây, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cùng với trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn điều trị một cách an toàn và hiệu quả.

Nha khoa Quốc tế DAISY - Địa chỉ điều trị tình trạng bệnh lý răng miệng uy tín
Nha khoa Quốc tế DAISY – Địa chỉ điều trị tình trạng bệnh lý răng miệng uy tín

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, độc giả đã phần nào hiểu rõ hơn về tình trạng nổi cục máu đen trong miệng. Tuy đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ hotline 19009009 để được giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Răng ê buốt khi uống nước lạnh
Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh? Cách khắc phục hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 16/11/2023
 81 XEM
Mẹ bị viêm họng có lây cho con
Mẹ bị viêm họng có lây cho con không? Lưu ý cần biết
 NGÀY ĐĂNG 15/11/2023
 81 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY