Xương hàm răng nổi cục u lồi (hay còn gọi là Torus xương hàm) là hiện tượng một khối xương đặc phát triển bất thường trong vòm miệng. U xương này thường có dạng hình tròn, nhẵn và phát triển chậm. Khối u lồi có thể xuất hiện ở hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai hàm. Hiện tượng xương hàm răng nổi cục u lồi là hoàn toàn lành tính. Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 75% người Việt Nam mắc phải tình trạng này.
U xương lành tính có thể xuất hiện từ nhỏ, nhưng sẽ dễ nhận thấy hơn khi trưởng thành. Hình dáng và mức độ nặng nhẹ của cục u lồi của mỗi người là khác nhau. Ở từng giai đoạn phát triển, khối u xương sẽ có các kích thước như sau:
Xương hàm răng nổi cục u lồi khó có thể phát hiện bằng mắt thường. Chúng ta có thể cảm nhận bằng cách sờ tay xung quanh hàm. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác phần xương nhô ra hơn so với bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến hình thành u xương hàm là do:
Như đã nói ở trên, tỷ lệ người Việt mắc Torus xương hàm là khá cao. Vị trí nổi cục u lồi ở mỗi người là khác nhau. Phổ biến là hàm trên hoặc hàm dưới. Trong một số trường hợp, u xương có thể xuất hiện ở cả hai hàm.
Khi bị Torus hàm trên, bạn sẽ thấy đường giữa vòm miệng xuất hiện cục thịt lồi lên bất thường. Khối u này có nhiều múi, niêm mạc mỏng và phát triển chậm. Theo một số nghiên cứu, người từ 40 tuổi trở lên thường mắc phải tình trạng xương hàm răng nổi cục u lồi. Lúc này, việc ăn uống, giao tiếp và vệ sinh răng miệng sẽ gặp cản trở. Đặc biệt là đối với người sử dụng hàm giả tháo lắp.
Tỷ lệ mắc Torus hàm dưới thấp hơn so với hàm trên. Vị trí thường gặp nhất là ở hai bên mặt trong của hàm dưới hoặc mặt lưỡi đối diện vùng răng cối nhỏ. Xương hàm dưới nổi cục u lồi cũng phát triển chậm, lành tính và không gây đau nhức. Số lượng u xương có thể là một hoặc nhiều hơn.
Khi bị nổi cục u lồi ở hàm dưới có thể gây khó khăn trong việc phát âm và đeo hàm răng giả. Trường hợp u xương có kích thước lớn hoặc nằm gần răng sẽ cản trở việc nhai, nuốt thức ăn. Quá trình vệ sinh răng miệng gặp bất tiện vì các cặn bẩn dễ mắc kẹt quanh vùng xương lồi. Nếu không làm sạch kỹ lưỡng, nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Từ đó gây viêm loét nướu hoặc các bệnh lý răng miệng khác.
Khi xương hàm răng nổi cục u lồi, nhiều người thắc mắc liệu tình trạng này có nguy hiểm không? Như đã chia sẻ ở đầu bài viết, u xương hàm là hoàn toàn lành tính, không gây nguy hiểm. Các khối u phát triển chậm cho đến khi đạt một kích thước nhất định thì sẽ dừng lại. Chính vì thế, hiện tượng này không có hại cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể.
Dù không phải là một vấn đề nguy hiểm, Torus xương hàm lại gây ra nhiều bất tiện. Việc ăn uống, giao tiếp và vệ sinh răng miệng đều bị ảnh hưởng. Nếu u xương có kích thước lớn thì sẽ gây ra cản trở nhiều hơn. Do đó, trong một số trường hợp, cục u lồi xương hàm cần được phẫu thuật để loại bỏ.
Theo các chuyên gia, đa số trường hợp lồi xương khẩu cái không cần phải điều trị. Tuy nhiên, đây vẫn là một hiện tượng phát triển bất thường của xương hàm. Do đó, người mắc bệnh không nên chủ quan. Việc tìm hiểu về các phương pháp điều trị u xương lành tính là hoàn toàn cần thiết.
Torus xương hàm sẽ được chỉ định phẫu thuật khi khối u có kích thước quá lớn. Từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, hoặc tạo ra cản trở khi mang hàm giả tháo lắp. Việc phẫu thuật chỉ làm khối u nhỏ lại chứ không biến mất. Hình dáng torus vẫn được bảo tồn.
Lồi xương khẩu cái có khả năng liên quan đến ung thư khẩu cái trong một số trường hợp. Vì vậy, nếu khối u có dấu hiệu chảy máu, viêm loét thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không hút thuốc lá, không nhai trầu.
Dù không gây ra biến chứng nguy hiểm, Torus xương hàm lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Những ai mắc phải thường cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp, ăn uống khó khăn. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa xương hàm răng nổi cục lồi? Sau đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:
Khi xương hàm răng nổi cục u lồi, thức ăn dễ bị mắc kẹt vào các khu vực xung quanh. Nếu không làm sạch cẩn thận, đây sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Do đó, chúng ta cần giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt bằng cách đánh răng đều đặn. Sử dụng nước súc miệng và thực hiện cạo lưỡi thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn có hại.
Nghiến răng là một thói quen xấu có thể làm xương hàm nổi cục u lồi. Lực nghiến của răng sẽ kích thích khối u phát triển. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng Torus xương hàm, chúng ta cần loại bỏ thói quen này. Đối với trường hợp nghiến răng vô thức khi ngủ, bạn có thể sử dụng miếng chống nghiến. Cách này sẽ giúp kiểm soát việc nghiến răng, đồng thời giảm áp lực lên xương hàm.
Thường xuyên khám răng định kỳ là một biện pháp hiệu quả để phát hiện Torus xương hàm từ sớm. Đặc biệt đối với những ai trong gia đình có người mắc phải tình trạng này. Các bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán và đưa ra nhận định về khối u xương. Sau đó, họ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu xương hàm răng nổi cục u lồi quá lớn thì phẫu thuật là phương pháp chữa trị hiệu quả. Lúc này, nhờ sự hỗ trợ của các trang thiết bị nha khoa hiện đại, bác sĩ sẽ loại bỏ hoặc làm giảm kích thước u xương. Từ đó giúp người bệnh ăn uống và vệ sinh răng miệng thuận tiện hơn.
Xương hàm răng nổi cục u lồi là tình trạng nhiều người Việt Nam mắc phải. Trên thực tế, đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng vẫn cần sự quan tâm, chăm sóc đúng cách. Hy vọng với những thông tin mà Nha khoa Quốc tế DAISY vừa cung cấp, Quý độc giả đã hiểu rõ hơn về hiện tượng Torus xương hàm. Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline 19009009 để được hỗ trợ!