Tủy răng được biết đến là lớp nằm trên cùng bên trong thân răng. Tủy răng bao gồm dây thần kinh và hệ thống mạch máu. Trong những trường hợp răng bị sâu nặng, viêm tủy thì người bệnh cần tiến hành điều trị để tránh biến chứng nghiêm trọng. Điển hình như: Ổ viêm lan ra xung quanh, gây mất răng, hoại tử,…
Khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ phần tủy đã chết. Đồng thời vệ sinh ống tủy để đảm bảo không còn vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, một số trường hợp tủy răng bị viêm nhưng chưa chết hẳn hoặc chỉ chết 1 phần, bác sĩ sẽ chỉ định đặt thuốc diệt tủy răng. Thành phần chính của thuốc diệt tủy là Asen (thạch tín). Thông thường, thuốc diệt tủy sẽ có tác dụng trong khoảng 48 giờ đồng hồ. Thế nhưng, thạch tín lại là chất có độc. Đó cũng là lý do nhiều người lo lắng khi nuốt phải thuốc diệt tủy răng.
Thuốc diệt tủy hiện nay có 2 loại trên thị trường như sau:
Hiện nay, thuốc diệt tủy rất ít được sử dụng. Đa số nha khoa đều trực tiếp lấy tủy và trám bít ống tủy, phục hình răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định vẫn có thể dùng.
Khi nuốt phải thuốc diệt tủy răng, người bệnh rất hoang mang vì không biết thuốc này có độc không? Thành phần Asen (thạch tín) trong thuốc diệt tủy răng là một chất độc hạng A, khá nguy hiểm. Vậy nếu vô tình nuốt phải thì rất dễ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thế nhưng đừng quá lo lắng, bởi việc đặt thuốc sẽ được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Vì vậy, liều lượng và quy trình dùng thuốc sẽ được kiểm soát tốt. Từ đó tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc diệt tủy răng.
Vì có thành phần nguy hiểm, thuốc diệt tủy răng chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không nên tự mua hoặc đặt thuốc diệt tủy ở các cơ sở kém chất lượng.
Nhìn chung, thời gian để thuốc phát huy tác dụng là khoảng từ 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, tùy theo từng tình trạng răng, mức độ viêm tủy, cũng như sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian đặt thuốc diệt tủy và xác định các bước phù hợp.
Ở buổi đầu tiên, người bệnh sẽ được thăm khám và đặt thuốc diệt tủy răng. Đối với trường hợp răng chỉ có 1 chân, người bệnh sẽ quay lại tái khám sau 3 ngày để tiến hành lấy tủy răng. Sau đó tiến hành hàn trám để phục hình. Tuy nhiên, đối với trường hợp răng có nhiều chân, ống tủy phức tạp thì cần nhiều thời gian hơn. Thông thường, người bệnh sẽ mất khoảng 2 tuần để hoàn tất quy trình điều trị tủy.
Thuốc diệt tủy răng chỉ được dùng cho những trường hợp chưa chết tủy hoặc tủy chỉ chết 1 phần. Đối với những người có tủy răng bị hoại tử hoàn toàn hoặc bị dị ứng thuốc thì phải nhổ răng mà không cần điều trị tủy.
Trên thực tế, thuốc diệt tủy được điều chế ở dạng bột nhão. Khi đặt thuốc vào khoang miệng, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít răng để ngăn thuốc rơi ra ngoài. Ngoài ra, trong lúc thực hiện, bác sĩ thường đặt bông gòn dưới miếng trám. Do đó, nếu thuốc thấm ra ngoài sẽ được giữ lại ở lớp bông này. Vì vậy, rất ít trường hợp nuốt phải thuốc diệt tủy răng.
Trong quá trình điều trị, người bệnh lỡ nuốt phải thuốc diệt tủy răng có sao không? Khi đó, tùy vào lượng thuốc bị nuốt mà sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Cụ thể như:
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện miếng trám bị bong tróc, rơi khỏi răng, bạn cần đến nha khoa để kiểm tra. Trong trường hợp thực sự nuốt phải thuốc diệt tủy răng, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh không nên chủ quan để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đây là loại thuốc có độc tính. Vì vậy, không phải trường hợp điều trị tủy nào cũng có thể dùng thuốc này. Nó chỉ được chỉ định cho một số trường hợp nhất định. Trong quá tình đặt thuốc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Bài viết đã cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề nuốt phải thuốc diệt tủy răng. Khi gặp phải, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ ngay, tránh gây hại đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu cần tư vấn hoặc đặt lịch hẹn thăm khám, bạn có thể liên hệ Hotline 19009009 của Nha khoa Quốc tế DAISY nhé!