Nướu răng nổi cục thịt không đau có sao không? Phải làm sao?
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Nướu răng nổi cục thịt không đau có sao không? Phải làm sao?

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Khánh Vân vào ngày 29 tháng 08 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Nướu răng nổi cục thịt không đau là tình trạng khá phổ biến và diễn ra ở nhiều đối tượng. Cục thịt này có thể xuất hiện ở hàm trên hoặc hàm dưới. Dù khối thịt này không gây đau nhức, nhưng nó vẫn gây hoang mang, lo lắng cho nhiều người. Vậy nguyên nhân gây nên bệnh lý này là gì? Có nguy hiểm không? Cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về tình trạng nướu răng nổi cục thịt không đau

Nướu răng nổi cục thịt không đau là tình trạng mô nướu xuất hiện khối thịt bất thường. Theo nhiều nghiên cứu, trường hợp này có thể là U lồi hàm (Mandibular Torus) do xương hàm phát triển không bình thường gây nên. Tình trạng này có thể diễn ra ở những người trên 30 tuổi hoặc sớm hơn. Khi đó, khối thịt phát triển chậm và đến một độ tuổi nhất định thì dừng lại.

Đa số các trường hợp nướu răng nổi cục thịt không đau không phải điều trị y tế. Trừ những trường hợp khối u đau nhức hoặc kích thước quá lớn gây ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn.

Tình trạng này thường không gây đau nhức và không quá nguy hiểm
Tình trạng này thường không gây đau nhức và không quá nguy hiểm

Thông thường, khối thịt thường lồi lên khỏi hàm, có hình dáng và kích thước khác nhau ở mỗi người. Tình trạng nướu răng nổi cục thịt không đau có thể được chia thành các giai đoạn như:

  • Vết: Đối với trường hợp này, người bệnh rất khó phát hiện bằng mắt thường vì khối thịt khá nhỏ. Bạn chỉ cảm giác được hòn xương hơi lồi ra so với bình thường nếu cảm nhận bằng tay.
  • Nhỏ: Khối thịt lồi ra dưới 3mm.
  • Vừa: Khối thịt to hơn, khoảng từ 3 – 5mm.
  • Lớn: Kích thước khối thịt lúc này có thể đạt từ 5mm trở lên.

Đặc điểm của tình trạng nướu răng nổi cục thịt không đau

Hiện tượng này có thể xuất hiện ở hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai hàm. Tùy vào từng vị trí mà tình trạng cục thịt (lồi xương) sẽ có những đặc điểm khác nhau. Cụ thể như sau:

Lồi xương hàm trên (vòm miệng)

Lồi xương hàm trên hay còn được gọi là Torus hàm trên hoặc vòm miệng hình xuyến. Triệu chứng của tình trạng này là xuất hiện cục thịt lồi ở đường giữa vòm miệng. Đặc điểm của khối thịt là có nhiều múi và niêm mạc khá mỏng. Cục thịt không đau, phát triển rất chậm và thường xảy ra với những người từ 40 tuổi trở lên.

Trường hợp lồi xương hàm trên
Trường hợp lồi xương hàm trên

Dù không đau, nhưng khối thịt có thể gây ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh răng miệng, ăn uống. Nhất là ở người dùng hàm giả. Thậm chí là gây loét kéo dài hoặc viêm xương nếu dùng hàm giả không phù hợp.

Lồi xương hàm dưới

Bên cạnh trường hợp lồi xương ở hàm trên, khối thịt thường xuất hiện ở hai bên mặt trong hàm dưới (còn gọi là Torus hàm dưới). Vị trí cụ thể là ở khoảng răng nanh và răng cối nhỏ.

Tình trạng nướu răng nổi cục thịt không đau ở hàm dưới gây khó khăn trong giao tiếp. Không chỉ vậy, người bệnh cũng khó lắp răng giả trong miệng. Trong trường hợp khối thịt mọc ở gần răng và có kích thước khá lớn thì việc nhai và nuốt thức ăn cũng gặp nhiều trở ngại. Bởi thức ăn có thể bị mắc lại ở xung quanh khối thịt, thậm chí nướu răng còn bị loét. Ngoài ra, một vài trường hợp cấu trúc bất thường có thể gây sưng đau và sốt cao.

Trường hợp lồi xương hàm dưới
Trường hợp lồi xương hàm dưới

Nguyên nhân gây ra tình trạng nướu răng nổi cục thịt không đau

Theo một số nghiên cứu đã được công bố, trên toàn thế giới có đến khoảng 20 – 30% dân số mắc phải tình trạng này. Trong đó chủ yếu là nữ và là người gốc Á. Tình trạng nướu răng nổi cục thịt không đau đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình là di truyền, cấu trúc khớp cắn, hình dạng miệng. Cụ thể:

  • Di truyền: Có đến 70% trường hợp nổi cục thịt không đau trên nướu là do di truyền. Một nghiên cứu năm 2015 đã chứng minh rằng bệnh u lồi hàm có liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Hình dạng miệng và cấu trúc khớp cắn: Nếu răng chen chúc, cấu trúc khớp cắn và mật độ răng không chuẩn cũng ảnh hưởng đến xương hàm, gây u lồi hàm.
  • Nghiến răng: Đây là thói quen xấu ở nhiều người. Nghiến răng trong khoảng thời gian dài khiến xương răng bị lồi, răng mòn và có hiện tượng xô lệch. Những người thường xuyên nghiến răng có tỷ lệ bị lồi xương hàm cao hơn so với bình thường.
  • Mật độ chất khoáng: Sự thay đổi mật độ chất khoáng của xương hàm có thể tạo thành các cục thịt không đau ở nướu. Do đó, những ai có mật độ khoáng trong xương cao thường sẽ có nguy cơ bị u lồi hàm lớn hơn.

Thói quen nghiến răng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này
Thói quen nghiến răng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này

Nướu răng nổi cục thịt không đau có nguy hiểm gì không?

Khi phát hiện bệnh, nhiều người cảm thấy hoang mang, lo sợ vì thấy khối thịt khá to. Trên thực tế, đây là u lành tính, vô hại và không cần điều trị.

Dù không gây biến chứng nguy hiểm, nhưng nướu răng nổi cục thịt không đau là một tình trạng bất thường. Do đó, người bệnh có thể thấy bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Khối thịt có kích thước lớn có thể gây mắc kẹt thức ăn, khó nuốt hoặc khó vệ sinh răng miệng.

Ngoài ra, cục thịt rất dễ bị tổn thương do các hoạt động của răng miệng. Thế nhưng vết thương lại lâu lành hơn những vùng khác vì không có mạch máu. Điều đó rất dễ dẫn đến lở loét, nhiễm trùng,… Trong trường hợp khối thịt gây đau nhức, khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp hoặc cần dùng răng giả thì bạn nên phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Khối thịt quá lớn có thể gây ảnh hưởng đến giao tiếp, ăn uống
Khối thịt quá lớn có thể gây ảnh hưởng đến giao tiếp, ăn uống

Tình trạng nướu răng nổi cục thịt không đau như thế nào thì nên gặp bác sĩ?

Nhìn chung, nướu răng xuất hiện khối thịt không đau thường không nguy hiểm nên không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên bất thường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Dưới đây là các dấu hiệu mà bạn cần tiến hành kiểm tra:

  • Xuất hiện thêm những biểu hiện bất thường khác.
  • Khối thịt sưng to hơn kèm theo đau nhức dữ dội.
  • Thay đổi về màu sắc và kích thước một cách nhanh chóng.
  • Một số biểu hiện như: chảy máu, đau miệng, gãy răng, hơi thở có mùi hôi… hoặc các vấn đề răng miệng khác.
  • Vệ sinh răng miệng khó khăn hoặc không thể đánh răng.
  • Đặc biệt, trường hợp cục u quá lớn, gây chiếm không gian trong khoang miệng thì người bệnh nên thực hiện phẫu thuật, cắt bỏ củ xương lồi.

Nếu thấy đau nhức dữ dội, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay
Nếu thấy đau nhức dữ dội, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay

Trên đây là những thông tin về tình trạng nướu răng nổi cục thịt không đau. Nhìn chung, đây không phải bệnh lý quá nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên thăm khám nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường. Nếu cần được tư vấn thêm hoặc đặt lịch hẹn, liên hệ hotline Nha khoa Quốc tế DAISY qua số 19009009 để được hỗ trợ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Nổi cục máu đen trong miệng
Nổi cục máu đen trong miệng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 25/09/2023
 95 XEM
Xương hàm răng nổi cục u lồi
Xương hàm răng nổi cục u lồi là bệnh gì? Cách điều trị và lưu ý
 NGÀY ĐĂNG 25/09/2023
 57 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY