Tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp việc tìm giải pháp dễ dàng hơn. Đối với trường hợp làm sao để khi ngủ không thở bằng miệng cũng tương tự.
Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, mũi là bộ phận giữ vai trò chính trong quá trình điều chỉnh đường hô hấp khi bạn ngủ. Phương pháp hô hấp ổn định nhất khi ngủ là khép miệng, hít vào thở ra bằng mũi. Đây cũng là tư thế thở giúp bạn có giấc ngủ ngon. Trong trường hợp thở bằng miệng khi ngủ thì đây là tình trạng cho thấy bạn có thói quen thở bằng miệng trong thời gian dài. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn cảm thấy cổ họng, thậm chí là môi, lưỡi, răng bị khô, đau rát khi thức dậy.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng này là:
Một số hệ lụy khác của việc thở bằng miệng khi ngủ:
Thở bằng miệng khi ngủ trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy làm sao để khi ngủ không thở bằng miệng? Theo bác sĩ, bạn có thể chủ động cải thiện tình trạng trên bằng một số cách dưới đây:
Nếu ăn no rồi nằm xuống ngủ ngay sau đó thì dịch tiêu hóa có thể trào ngược lên mũi, họng. Kéo theo đó là hiện tượng tắc nghẽn, viêm mũi, khó thở. Do đó, mọi người sẽ cần hít thở bằng miệng. Hơn nữa, ăn no gần với giờ đi ngủ có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Hoạt động này có thể phá vỡ nhịp sinh học của giấc ngủ. Tình trạng trên cũng sẽ dẫn đến việc giấc ngủ không chất lượng. Kéo theo việc người bệnh dễ gặp phải tình trạng thở bằng miệng khi ngủ.
Do đó, để cải thiện hiện tượng này, bạn nên ăn tối trước khi đi ngủ khoảng hai tiếng. Hơn nữa, chỉ nên ăn bữa nhỏ thay vì ăn quá no, quá thịnh soạn.
Dùng nhiều bia, rượu có thể khiến đường thở bị kích ứng, tắc nghẽn. Việc hô hấp qua mũi theo đó cũng sẽ gặp khó khăn. Hơn nữa, bia rượu cũng làm tăng nguy cơ gặp phải chứng ngưng thở nếu bạn thở bằng miệng. Chính vì thế, mọi người nên hạn chế sử dụng bia, rượu để chất lượng giấc ngủ được tốt hơn, sức khỏe hầu họng cũng được bảo vệ. Đây là việc mọi người nên áp dụng khi không biết làm sao để khi ngủ không thở bằng miệng.
Hút thuốc lá là thói quen gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp. Hoạt động này có thể gây ra viêm xoang, khiến khoang mũi bị kích ứng cũng như các vấn đề khác liên quan đến phổi. Đặc biệt, hút thuốc lá cũng có thể dẫn đến tình trạng há miệng thở khi ngủ. Chính vì vậy, hạn chế, từ bỏ thói quen hút thuốc lá chính là một cách để hạn chế hiện tượng trên.
Tránh lo âu, căng thẳng là một trong những câu trả lời cho thắc mắc “Làm sao để khi ngủ không thở bằng miệng?”. Khi gặp phải tình trạng căng thẳng, lo âu, cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm. Lúc này, hệ thống kiểm soát phản ứng trên cơ thể sẽ bị rối loạn, trong đó có cả đường thở.
Người bệnh sẽ có xu hướng thở nông và thở nhanh bằng miệng khi lo lắng, căng thẳng. Rối loạn phản ứng còn có thể khiến mọi người mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không đủ giấc. Do đó, để cải thiện trường hợp này, bạn nên tránh để cơ thể căng thẳng, lo âu quá mức trong thời gian dài. Một số cách để bạn có thể áp dụng như: Đọc sách, thư giãn, tập Yoga, viết nhật ký,… Việc viết các đầu việc cần làm ra giấy cũng sẽ giúp não bộ không phải hoạt động quá nhiều. Từ đó, cơ thể sẽ đỡ căng thẳng và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Có thể bạn không biết nhưng tư thế ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến cách thở. Theo nghiên cứu, việc nằm ngửa có thể dẫn tới tình trạng thở bằng miệng nhiều hơn. Nguy cơ gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ cũng cao hơn. Do đó, để khi đi ngủ không thở bằng miệng, bạn có thể thử nằm nghiêng khi ngủ.
Nghẹt mũi là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều bạn thở bằng miệng khi ngủ. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể dùng thuốc xịt mũi không kê đơn hoặc rửa mũi bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ. Xông tinh dầu, xông hơi nước hoặc uống nhiều nước cũng là cách mọi người có thể thực hiện.
Khi không biết làm sao để khi ngủ không thở bằng miệng, bạn có thể luyện tập thở bằng mũi. Thực hiện chủ động hoạt động này trong thời gian dài sẽ giúp việc thở bằng mũi trở thành thói quen tự nhiên. Thói quen ấy sẽ giúp cải thiện các chức năng của cơ hoành. Đồng thời, nó làm tăng khả năng chịu đựng sự thay đổi về áp suất CO2 trong động mạch cũng như làm chậm nhịp hô hấp.
Để luyện tập, bạn chỉ cần hít thở đều đặn bằng mũi. Tiếp theo, dùng tay che mũi để nín thở trong khi xoay đầu sang hai bên, đưa đầu lên xuống. Cố gắng giữ hơi thở càng lâu càng tốt, sau đó thì thở trở lại. Sau đó, bạn bỏ tay và cố gắng thở bằng mũi. Nghỉ khoảng 30 – 60 giây rồi tiếp tục tập giữ hơi thở, luyện tập phương pháp này khoảng 5 – 6 lần. Trong trường hợp đã thực hiện các phương pháp trên nhưng vẫn không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn có câu trả lời “Làm sao để khi ngủ không thở bằng miệng?”. Hít thở đúng cách sẽ giúp sức khỏe cơ thể được duy trì và hạn chế các vấn đề liên quan đến mũi, họng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngại liên hệ với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để được hỗ trợ bạn nhé!