Răng bị nứt phải làm sao? Có thể tự lành được không?
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Răng bị nứt phải làm sao? Có thể tự lành được không?

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Cẩm Nguyên vào ngày 23 tháng 08 năm 2022.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Ai cũng mong muốn sở hữu một hàm răng chắc khỏe và trắng sáng. Tuy nhiên, trong quá trình sinh hoạt và ăn uống, đôi khi do hoạt động quá mạnh hoặc bị các tác động từ bên ngoài sẽ xảy ra tình trạng răng bị nứt. Vậy tình trạng này có nguy hiểm gì không? Răng có thể lành lại được không? Cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân răng bị nứt vỡ

Răng bị nứt là tình trạng trên bề mặt xuất hiện các vết nứt dọc, ngang. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn làm giảm tính thẩm mỹ của răng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm các điều sau đây:

Do va đập

Răng là bộ phận cứng nhất trong cơ thể người. Tuy nhiên dưới các tác động mạnh thì răng vẫn có thể bị nứt, vỡ. Theo đó, khi bạn bị té ngã, răng vô tình bị đập vào các vật cứng sẽ tạo nên các vết nứt dọc thân răng. Dưới tác động của một lực sẽ đè nặng lên cấu trúc của răng, khi áp lực quá lớn sẽ khiến răng bị nứt. Trong một số trường hợp, răng có thể tách làm đôi.

Va đập mạnh có thể làm răng bị nứt vỡ
Va đập mạnh có thể làm răng bị nứt vỡ

Do thói quen xấu

Có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng thật ra sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho răng. Nếu như bạn có tật như: Nghiến răng, nhai đá, dùng răng mở nắp chai hoặc ăn các vật cứng,… thì dễ làm tổn thương răng. Khi lực nhai quá mạnh sẽ khiến cho khớp cắn bị lệch đi, cũng như làm cho chân răng bị tổn thương. Từ đó dẫn đến vỡ chân răng và nặng hơn là mất răng.

Thói quen mở nắp chai bằng răng rất có hại cho răng
Thói quen mở nắp chai bằng răng rất có hại cho răng

Thiếu hụt canxi

Canxi là một chất không thể thiếu trong thành phần của răng. Nó có tác động hình thành và bổ sung lớp men. Từ đó giúp bảo vệ răng chắc khỏe và tránh ảnh hưởng đến ngà răng, tủy răng bên trong. Khi răng bị nứt thì nguyên nhân đến từ việc thiếu hụt lượng canxi là rất lớn. Nếu không được xử lý kịp thời, các vết nứt sẽ càng lan rộng và có thể gây mẻ răng.

Thiếu hụt canxi sẽ làm cho răng bị nứt
Thiếu hụt canxi sẽ làm cho răng bị nứt

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chính trên, thì răng bị nứt có thể xảy ra trong các trường hợp như: Men răng bị hư, bệnh lý về răng hoặc do tuổi tác khiến răng bị suy yếu. Lúc này, răng trở nên yếu và nhạy cảm. Nên nó sẽ dễ vỡ nứt hơn răng bình thường. Dù là nguyên nhân nào thì bạn cũng cần tìm cách khắc phục sớm. Từ đó lấy lại sự chắc khỏe cho răng, phòng chóng mất răng trong tương lai.

Men răng yếu cũng khiến cho răng bị nứt
Men răng yếu cũng khiến cho răng bị nứt

Răng bị nứt có nguy hiểm không?

Nứt răng khiến nhiều người lo lắng sẽ để lại hệ quả cho cơ thể. Trước khi trả lời câu hỏi “răng bị nứt có nguy hiểm không?” thì bạn cần biết một số dạng vết nứt thường gặp. Cụ thể:

  • Răng có vết nứt dọc thân: Vết nứt sẽ “chạy” từ đỉnh răng cho tới nướu. Nó thường sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm cho răng.
  • Răng cửa nứt ngang: Vết nứt sẽ xuất hiện theo chiều ngang trên thân răng. Lâu dần sẽ khiến cho sứt mẻ phần răng phía trên.
  • Răng bị nứt chân: Vết nứt này xuất hiện ở phần dưới nướu. Do đó, nó không thể nhận thấy bằng mắt thường. Bạn sẽ cảm nhận được cơn đau, ê buốt khi hoạt động ăn nhai.
  • Răng bị chẻ đôi: Đây là trường hợp nặng nhất mà bạn có thể gặp phải khi vết nứt hiện diện rõ và có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khiến cho răng bị vỡ làm đôi.
  • Răng có vết nứt do trám nhiều: Vết nứt này thường xuất hiện dọc thân răng nhưng không gây nguy hiểm nhiều. Bạn có thể xử lý bằng cách hàn trám lại như bình thường.
Răng bị nứt dọc theo thân răng
Răng bị nứt dọc theo thân răng

Từ những thông tin trên, nếu răng bị nứt mà không được chữa trị thì sẽ khiến cho vết nứt ngày càng to hơn. Từ đó gây ra những biến chứng khác. Bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng ê buốt, lớp men bị bào mòn làm lộ ra ngà răng và tủy. Từ vết nứt vi khuẩn sẽ tấn công, làm cho răng bị sâu và viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết răng bị nứt

Để nhận biết răng bị nứt hay không thì bạn cần chú ý quan sát và cảm nhận kỹ. Với những dấu hiệu ban đầu, hầu như bạn sẽ không thể nhận ra qua vẻ bên ngoài. Đa phần chúng ta chỉ có thể nhận biết qua cảm nhận. Bạn có thể biết qua một vài cơn đau, ê buốt bất chợt khi nhai hoặc khi ăn các đồ nóng lạnh. Ở khu vực chân răng nào đó sẽ có dấu hiệu sưng tấy.

Đây chính là những dấu hiệu cơ bản của tình trạng răng bị nứt. Khi các vết nứt đã lan rộng và nặng hơn thì bạn có thể nhận thấy bằng mắt thường qua những vết cắt ngang dọc trên bề mặt răng. Tại đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong và gây ra các triệu chứng đau nhức. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội hãy dùng thuốc giảm đau hoặc đến ngay phòng khám để được bác sĩ kiểm tra.

Khi ăn đồ lạnh răng dễ bị ê buốt
Khi ăn đồ lạnh răng dễ bị ê buốt

Răng bị nứt có tự lành lại không?

Bản thân các răng không có khả năng tự hồi phục lại hình dáng ban đầu như các vết thương ở da hoặc xương trên cơ thể mà bạn thường thấy. Vì thế, khi răng bị nứt sẽ không thể tự lành lại được. Các vết nứt ở răng sẽ tiếp tục lớn dần và ăn sâu vào trong răng đến khi răng bị gãy. Chúng còn có thể tác động đến các dây thần kinh khiến cho bạn cảm thấy đau nhức, buốt đến khó chịu.

  • Trường hợp răng bị nứt nhẹ: Nó sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến việc ăn nhai. Bạn chỉ cần theo dõi trong một thời gian để biết rằng nó có phát triển nặng hơn không.
  • Trường hợp răng bị nứt nặng: Nứt dọc, ngang hoặc làm nứt đôi thân răng thì bạn cần đến ngay phòng khám để chữa trị kịp thời. Từ đó tránh những biến chứng xấu xảy ra.
Răng không có khả năng tự lành khi bị nứt
Răng không có khả năng tự lành khi bị nứt

Nứt răng điều trị như thế nào?

Để điều trị răng bị nứt hiệu quả thì bạn cần đến các phòng khám để bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng giải quyết. Tùy theo tình trạng răng mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là 3 phương pháp chính mà bạn có thể tham khảo:

Trám răng điều trị nứt răng

Trám răng thẩm mỹ là một thủ thuật thường thấy để tái tạo những phần khuyết trên răng, đặc biệt là trường hợp răng bị nứt nhẹ. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng một loại vật liệu là composite để trám lên phần răng bị khuyết. Từ đó tạo hình lại cho giống hình dáng răng ban đầu. Ở đây, nha sĩ sẽ bôi lớp composite vào vết nứt trên bề mặt răng. Sau đó sẽ chiếu đèn để làm cứng lại vật liệu, giúp bám chắc hơn vào răng thật.

Trám răng thích hợp với những răng bị mẻ, vỡ
Trám răng thích hợp với những răng bị mẻ, vỡ

Bọc răng sứ điều trị nứt răng

Bọc răng sứ là phương pháp cao cấp hơn so với trám răng bởi hiệu quả và độ bền vững của nó khi sử dụng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng và vệ sinh. Sau đó mới tiến hành bọc răng sứ. Nếu khách hàng mắc các bệnh lý răng miệng sẽ được điều trị trước.

Bọc răng sứ là thủ thuật sử dụng một lớp mão sứ được thiết kế theo dấu răng và trùm lên phần thân răng thật. Chính hình dáng này mà bọc răng sứ có thể bảo vệ răng thật và mang lại cảm giác ăn nhai chân thật nhất. Được làm từ chất liệu sứ cao cấp, nên sản phẩm sử dụng được lâu dài nếu bạn chăm sóc răng đúng cách.

Bọc răng sứ là phương pháp mang lại hiệu quả cao
Bọc răng sứ là phương pháp mang lại hiệu quả cao

Nhổ răng điều trị răng bị nứt

Đối với những trường hợp răng bị nứt quá nặng hoặc hai phương pháp trên đều không thể giải quyết triệt để thì nhổ răng là biện pháp duy nhất bạn có thể chọn. Nếu không nhổ, phần răng bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến tủy răng và các dây thần kinh vùng mặt, hàm rất nguy hiểm. Vì thế, để tránh điều đó xảy ra bạn cần phải nhổ sớm nhất có thể. Ngoài ra, để giữ được chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ thì bạn có thể trồng răng implant thay thế vào vị trí răng vừa nhổ.

Nhổ răng khi răng bị nứt quá nặng
Nhổ răng khi răng bị nứt quá nặng

Một số cách phòng ngừa nứt răng

Tình trạng nứt răng chủ yếu do cách sinh hoạt hàng ngày không tốt gây ra. Vì thế, để phòng chống, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Sử dụng máng chống nghiến khi ngủ với những người thường xuyên nghiến răng. Sản phẩm này giúp bảo vệ men bên ngoài và tránh tác động có thể làm nứt răng. Bạn cũng có thể đeo miếng bảo vệ răng khi chơi các hoạt động thể thao như: Đá banh, đấm bốc,…
  • Hạn chế tối đa hành động nhai và cắn quá mạnh hoặc dùng các vật cứng, dai. Ưu tiên dùng thực phẩm mềm, dễ nhai và nuốt để bảo vệ răng tốt hơn.
  • Đến phòng khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra răng miệng.

Nha khoa Quốc tế DAISY là địa chỉ uy tín mà bạn có thể lựa chọn. Phòng khám sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị. Ngoài ra, DAISY DENTAL còn có hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại được nhập khẩu các từ nước Đức, Pháp, Mỹ,… đảm bảo an toàn khi điều trị cho khách hàng. Bạn sẽ hài lòng bởi sự phục vụ tận tình, chu đáo của nhân viên tại phòng khám trước và sau khi đến đây.

Đeo máng chống nghiến khi ngủ
Đeo máng chống nghiến khi ngủ
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng răng bị nứt. Liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế DAISY qua hotline 1900 9009 để đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
48 tuổi tự nhiên bị rụng răng
48 tuổi tự nhiên bị rụng răng – Nguyên nhân và cách khắc phục
 NGÀY ĐĂNG 02/04/2024
 68 XEM
Răng mẻ thiếu chất gì
Răng mẻ thiếu chất gì? Cách khắc phục hiệu quả nhất
 NGÀY ĐĂNG 02/04/2024
 54 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY