Răng bị vàng bên trong là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Đây là tình trạng răng không còn màu trắng trong tự nhiên mà chuyển sang màu vàng, vàng sậm, nâu đen. Hiện tượng này có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy vào nguyên nhân gây ra.
Nếu xuất phát từ các yếu tố bên ngoài thì răng sẽ trở lại màu sắc bình thường sau khi bạn thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng, quan tâm đến chế độ ăn uống. Ngược lại, hiện tượng răng vàng bên trong do các yếu tố bên trong sẽ xuất hiện trong thời gian dài. Tình trạng này chỉ được khắc phục khi được can thiệp bởi các biện pháp nha khoa phù hợp.
Như đã được đề cập ở nội dung trên, tình trạng răng bị vàng bên trong có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước khi tìm cách điều trị, bạn hãy cùng Nha khoa DAISY điểm qua một số lý do phổ biến dẫn đến tình trạng này ở phần dưới đây nhé!
Tetracycline là một trong những nguyên nhân có thể khiến răng bị vàng bên trong. Đây là một loại kháng sinh được chỉ định dùng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn. Thế nhưng khi sử dụng một lượng lớn Tetracycline lại có thể ức chế sự phát triển của xương. Đồng thời, nó có thể gây ra tình trạng thiểu sản men răng, khiến răng bị xỉn màu.
Kháng sinh Tetracycline khi dùng cho trẻ dưới 8 tuổi và phụ nữ mang thai sẽ rất dễ thay đổi màu sắc của răng. Từ đó khiến răng bị chuyển dần sang màu sẫm hơn bình thường.
Tùy vào liều lượng, thời gian sử dụng thuốc mà mức độ răng bị nhiễm màu ở mỗi người sẽ khác nhau. Răng có thể chuyển sang màu xám xanh, vàng, nâu hoặc tím,…
Trong trường hợp bị nhiễm kháng sinh nghiêm trọng, thân răng sẽ xuất hiện các lỗ nhỏ li ti. Lúc này, men răng đã bị suy yếu. Do đó, vi khuẩn rất dễ tấn công vào răng, dẫn đến sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Lâu dần, răng ngày càng yếu và rồi rụng đi.
Tương tự với trường hợp trên, răng vàng do bị nhiễm fluor là vì răng bị thừa Flour. Khi gặp phải tình trạng này, men răng sẽ bị ảnh hưởng. Bề mặt răng sẽ xuất hiện các vết trắng đục với kích thước không đều. Nếu răng bị nhiễm Flour nặng, bề mặt răng sẽ có nhiều lỗ lớn, nhỏ gồ ghề. Răng cũng dần chuyển sang màu ố vàng.
Men răng yếu, dễ bị ố vàng có thể là do di truyền. Nếu gia đình có ông, bà, bố hoặc mẹ gặp phải hiện tượng này thì khả năng cao con cháu đời sau cũng sẽ xuất hiện tình trạng tương tự. Răng trẻ có thể bị vàng bẩm sinh khi mẹ dùng thuốc kháng sinh trong thai kỳ. Ngoài ra, bé dưới 8 tuổi cần điều trị bởi Tetracycline cũng có thể gặp hiện tượng này.
Tình trạng răng bị vàng bên trong làm mọi người cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Khiến công việc bị cản trở, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này thì việc tìm cách khắc phục màu sắc răng là cực kỳ cần thiết. Với công nghệ nha khoa ngày càng phát triển, bạn có thể lựa chọn những phương pháp sau để cải thiện màu sắc răng:
Tẩy trắng răng là phương pháp được áp dụng cho các trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh nhẹ. Răng bị ố vàng do thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng được cải thiện triệt để nhờ kỹ thuật này.
Với ánh sáng xanh cùng thuốc tẩy trắng chuyên dụng, dải màu trên bề mặt răng sẽ được cắt đứt. Từ đó giúp màu sắc răng trắng sáng trở lại. Thời gian tẩy trắng khá nhanh chóng. Nhưng hiệu quả sẽ được duy trì khá lâu nếu bạn chăm sóc răng đúng với chỉ định của nha sĩ. Một số trường hợp cần hỏi ý kiến nha sĩ trước khi tẩy trắng răng:
Đối với trường hợp bị nhiễm Flour, Tetracycline nặng, kỹ thuật tẩy trắng răng không mang lại hiệu quả cao. Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ khuyến khích bạn lựa chọn phương pháp bọc răng sứ.
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ gắn mão sứ có màu sắc trắng sáng lên trên bề mặt răng. Nhờ đó, tình trạng răng bị xỉn màu được cải thiện triệt để. Không chỉ răng bị vàng bên trong mà răng bị sứt mẻ, khấp khểnh nhẹ cũng có thể áp dụng phương pháp này. Đặc biệt, quá trình thực hiện bọc răng sứ cũng rất nhanh chóng. Chỉ sau 2 lần hẹn, bạn đã có thể sở hữu hàm răng trắng sáng cùng nụ cười tự tin.
Tuổi thọ của mão sứ cũng rất cao, có thể lên đến 20 năm. Nếu bạn chăm sóc tốt, thời gian sử dụng của mão sứ có thể kéo dài mãi mãi. Trong trường hợp răng bị ố vàng nhẹ và khấp khểnh nhẹ, bạn có thể lựa chọn dán sứ Veneer. Phương pháp này tương tự với khi bọc răng sứ. Tuy nhiên, bề mặt răng sẽ được mài rất ít hoặc không mài. Nhờ đó giúp bảo tồn mô răng thật tối đa.
Có thể thấy, tình trạng răng bị vàng bên trong xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Ngoại trừ yếu tố di truyền, bạn có thể chủ động phòng tránh hiện tượng răng bị vàng do các yếu tố bên ngoài bởi những cách sau:
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng bị vàng bên trong và mong muốn tìm kiếm cơ sở phục hồi tính thẩm mỹ răng miệng uy tín, Nha khoa DAISY sẽ là sự lựa chọn tối ưu của bạn. Bởi vì:
Bài viết trên đã tổng hợp tất cả thông tin liên quan đến tình trạng răng bị vàng bên trong. Hy vọng mang đến cho quý độc giả nhiều giá trị hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, liên hệ với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để được đội ngũ chuyên gia giải đáp bạn nhé!