Răng ê buốt và nhức hay răng nhạy cảm là các vấn đề về răng miệng xuất hiện khá phổ biến. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đây có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh gặp phải các bệnh lý liên quan đến nướu như viêm nha chu, viêm lợi,… Các triệu chứng thường thấy khi bạn bị nhức, ê buốt răng là:
Ở một chiếc răng khỏe mạnh, ngà răng được bảo vệ bởi lớp men răng bên ngoài. Chân răng thì được nướu bao quanh và bảo vệ. Tuy nhiên, trường hợp men răng bị tổn thương, mài mòn, sứt mẻ hoặc lợi bị tụt xuống thì ngà răng sẽ lộ ra ngoài. Ngà răng gồm nhiều ống ngà liên kết trực tiếp với tủy răng. Chính vì thế, khi có acid hoặc các chất nóng, lạnh bên ngoài tác động, các dây thần kinh bên trong răng cũng bị kích thích. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy răng bị ê buốt, đau răng.
Cảm giác khó chịu, ê buốt có thể diễn ra từng cơn hoặc kéo dài liên tục. Bạn có thể cảm thấy bị đau nhẹ hoặc đau dữ dội. Không chỉ khi ăn uống mà đôi khi ở trạng thái nghỉ, cơn đau vẫn xuất hiện.
Rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt và nhức. Việc nhận biết các yếu tố có thể là lý do dẫn đến hiện tượng trên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi tìm cách điều trị. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
Một chiếc răng được cấu thành bởi ba tổ chức. Trong đó, men răng là lớp ngoài cùng, bao bọc và bảo vệ hai tổ chức còn lại. Đây được cho là tổ chức cứng nhất trên cơ thể người. Tuy nhiên, men răng vẫn có thể bị tổn thương hoặc mài mòn do acid hoặc do bị ma sát. Men răng bị mòn sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Từ đó khiến bạn gặp phải tình trạng răng ê buốt và nhức.
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Mô sâu sẽ xuất hiện ở men răng sau đó lan dần đến ngà răng, tủy răng. Cảm giác răng bị ê buốt và nhức cho thấy mô sâu đã lây lan đến tủy răng. Men răng và ngà răng lúc này đã bị tổn thương nghiêm trọng, không thể bảo vệ tủy răng.
Tủy răng là tổ chức nằm sâu bên trong răng, được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Khi hai tổ chức bên ngoài bị tổn thương, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công vào tủy răng. Tủy răng tập hợp nhiều dây thần kinh cảm giác. Thế nên khi bị vi khuẩn xâm nhập, tổ chức này sẽ bị sưng viêm. Khi viêm tủy răng ở thời gian đầu, bạn có thể chỉ thấy răng nhạy cảm hơn khi ăn uống. Thế nhưng khi ở giai đoạn nặng hơn, tủy răng bị viêm sẽ gây ra nhiều cơn đau nhức dữ dội kể cả khi không có kích thích nào từ bên ngoài. Tình trạng này kéo dài rất dễ dẫn đến hoại tử, gây mất răng.
Viêm nướu hay viêm lợi là bệnh lý răng miệng liên quan đến việc mảng bám tích tụ trên răng. Vi khuẩn gây hại có trong mảnh vụn thức ăn sẽ tiết ra nhiều chất độc khiến tổ chức này bị viêm, sưng tấy. Đây là lý do bạn cảm thấy răng ê buốt và nhức, nhạy cảm hơn bình thường.
Tình trạng này nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu. Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Nếu để bệnh lý kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng răng, đôi khi phải nhổ bỏ răng.
Men răng rất dễ bị mài mòn nếu bạn dùng quá nhiều thực phẩm, đồ uống có acid. Không chỉ nước ngọt có gas mà các loại trái cây như cam, quýt cũng sẽ gây ra tình trạng này. Bề mặt của răng mòn sẽ khiến ngà răng có nguy cơ bị lộ ra ngoài. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng ê buốt, đau nhức.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề về răng miệng, bao gồm cả tình trạng răng ê buốt và nhức. Một số cách chăm sóc răng miệng không đúng như: Chải răng không kỹ, đánh răng quá 3 lần/ngày,… Việc sử dụng kem đánh răng có khả năng làm mòn răng cũng sẽ khiến men răng bị mòn.
Nhai đá, nghiến răng khi ngủ, ăn kem lạnh,… là những thói quen không tốt cho răng miệng. Nếu các hoạt động này diễn ra trong thời gian dài, cấu trúc răng sẽ bị tổn thương. Men răng mòn sẽ gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Có khá nhiều trường hợp răng ê buốt và nhức sau các cuộc điều trị nha khoa như trám răng, cạo cao răng, trồng răng,… Cảm giác này thường sẽ thuyên giảm và chấm dứt hẳn sau khoảng 4 – 6 tuần. Để quá trình lành thương nhanh chóng, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận. Đồng thời, bạn nên xin ý kiến của nha sĩ để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Tình trạng răng bị ê buốt, đau nhức cũng có thể là do những nguyên nhân dưới đây:
Răng ê buốt và nhức gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tình trạng này còn có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu kể cả khi không ăn uống gì. Hiện tượng trên kéo dài sẽ khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, sức khỏe tổng thể suy giảm. Nhiều bạn lựa chọn chườm lạnh, súc miệng với nước muối, uống thuốc giảm đau,… để cải thiện cơn khó chịu. Thế nhưng nếu cảm giác ê buốt, đau nhức vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến nha khoa. Sau khi thăm khám và xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp. Cụ thể:
Nếu tình trạng răng ê buốt và nhức do mô sâu lây lan thì nha sĩ sẽ tiến hành điều trị sâu răng. Khi mô sâu được loại bỏ, vật liệu trám sẽ được thêm vào để bù đắp lỗ sâu. Kỹ thuật này được áp dụng khi mô răng bị sâu không nhiều, lỗ sâu nông. Trong trường hợp sâu răng lan sâu xuống tủy khiến tổ chức này bị viêm nhiễm thì nha sĩ sẽ làm sạch tủy. Sau đó bịt kín lại với phương pháp nha khoa phù hợp.
Có thể thấy, rất nhiều bệnh lý răng miệng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt, đau nhức. Do đó, để khắc phục triệu chứng trên, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các phương pháp phù hợp.
Liệu pháp bổ sung Florua được thực hiện khi men răng nhạy cảm. Men răng được bổ sung hoạt chất sẽ giúp cải thiện tình trạng răng ê buốt và nhức. Đồng thời duy trì sức khỏe men răng, ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
Florua có thể được bổ sung ở dạng thuốc viên hoặc dạng lỏng. Liệu pháp này sẽ khiến hạn chế sự phân hủy của acid có trong thực phẩm. Đồng thời tăng khả năng tái khoáng, ức chế sự hoạt động của hại khuẩn.
Răng ê buốt và nhức là cảm giác không dễ chịu. Nó sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai lẫn sinh hoạt của người bệnh. Lâu dần có thể khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Để phòng tránh hiện tượng này, nha sĩ khuyến khích bạn thực hiện các cách sau:
Rất nhiều bạn cho rằng đánh răng mạnh sẽ giúp mảng bám được loại bỏ triệt để. Tuy nhiên, nhận định ấy là không chính xác. Hoạt động này thực hiện trong thời gian dài sẽ khiến men răng bị mòn. Việc chải răng ở gần nướu răng càng dễ dẫn đến tình trạng men răng bị tổn thương nhanh hơn.
Cách đánh răng đúng chuẩn nha khoa là đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với nướu răng. Sau đó di chuyển bàn chải theo chiều lên xuống với lực vừa phải. Đánh răng theo cách này sẽ giúp răng được làm sạch. Đồng thời tránh được tình trạng răng, nướu bị tổn thương.
Sử dụng kem đánh răng phù hợp cũng có thể ngăn ngừa tình trạng răng ê buốt và nhức. Khi lựa chọn sản phẩm này, bạn cần đọc kỹ thành phần trên bao bì. Từ đó tránh tình trạng mua nhầm sản phẩm có chứa chất độc hại, hàng không chất lượng.
Hiện nay, nhiều dòng kem đánh răng chứa thành phần tự nhiên tốt cho răng nhạy cảm. Bạn có thể chọn mua những sản phẩm này để duy trì sức khỏe răng miệng, men răng thêm chắc khỏe.
Nhiều thực phẩm chứa đường, acid như tinh bột, bánh kẹo,… sẽ ảnh hưởng không tốt đến men răng. Kéo theo đó là tình trạng răng bị sâu, gây ra nhiều cơn đau nhức.
Chính vì thế, để ngăn chặn tình trạng trên, bạn cần hạn chế dùng thực phẩm có tính acid, nhiều đường. Thay vào đó, mọi người nên chọn các thực phẩm giúp duy trì độ ẩm trong khoang miệng và có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Điển hình như: Sữa chua, sữa không đường, rau củ quả giàu chất xơ,…
Nước bọt cũng có thể hạn chế sự tích tụ, phát triển của vi khuẩn. Vì thế sau khi ăn món ăn có tính acid, bạn không nên đánh răng ngay. Ngược lại, bạn cần đợi ít nhất khoảng 30 phút rồi mới vệ sinh răng. Khoảng thời gian này sẽ giúp men răng được ổn định, lợi khuẩn trong khoang miệng được duy trì.
Tình trạng nghiến răng khi ngủ vào ban đêm là một trong những nguyên nhân khiến men răng bị mòn. Từ đó dẫn đến hiện tượng răng ê buốt và nhức. Thói quen này có thể tự hình thành khi bạn đang bị stress, căng thẳng quá mức. Khi nhận thấy mình gặp phải hiện tượng trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chính xác. Đồng thời xác định mức độ của triệu chứng và tham khảo mình có thể gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ hay không.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng miếng bảo vệ răng. Dụng cụ này sẽ hạn chế việc men răng bị tổn thương hoặc bị mòn do nghiến răng.
Như đã được nhắc đến ở nội dung phía trên, thói quen nhai đá, nhai kem lạnh hoặc dùng răng cắn đồ vật cứng có thể khiến cấu trúc răng thay đổi. Men răng bị tổn thương có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, điển hình là việc răng ê buốt và nhức.
Do đó, cách ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trên chính là loại bỏ các thói quen xấu đó. Khi các hoạt động này được loại bỏ, sức khỏe răng miệng sẽ được bảo vệ. Nguy cơ gặp phải các bệnh lý răng miệng khác cũng được hạn chế.
Rất nhiều bệnh lý răng miệng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng ê buốt và nhức. Do đó, để khắc phục hiện tượng trên, việc đến nha khoa là phương án tối ưu nhất. Nếu bạn đang băn khoăn, không biết nên tìm kiếm địa chỉ chăm sóc răng miệng nào thì Nha khoa DAISY sẽ là sự lựa chọn lý tưởng.
Quá trình thăm khám, điều trị tại Nha khoa DAISY diễn ra đúng chuẩn Bộ Y tế. Từ đó đảm bảo các vấn đề về răng miệng sẽ được phát hiện và điều trị triệt để. Đặc biệt, đội ngũ y, bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao. Nhiều chuyên gia còn có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa.
Bên cạnh đó, Nha khoa DAISY còn chủ động đầu tư loạt máy móc, thiết bị hiện đại. Từ đó giúp chẩn đoán chính xác các vấn đề về răng miệng mà khách hàng đang gặp phải. Ngoài ra, yếu tố vô trùng cũng được phòng khám quan tâm. Không chỉ ứng dụng Hệ thống vô trùng chuẩn B Châu Âu, cơ sở còn áp dụng mô hình điều trị khép kín. Nhờ đó đảm bảo sức khỏe của người bệnh, hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo.
Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin liên quan đến tình trạng răng ê buốt và nhức. Hy vọng mang đến quý độc giả nhiều giá trị hữu ích. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về răng miệng thì đừng ngại liên hệ với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để được chuyên viên hỗ trợ đặt lịch thăm khám nhé!