Răng mọc ngầm là gì? Có nguy hiểm không? Cách xử lý
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Răng mọc ngầm là gì? Có nguy hiểm không? Cách xử lý

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 02 tháng 01 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Kính Chương

Răng mọc ngầm là tình trạng răng không xuất hiện trên cung hàm mà nằm dưới lợi hoặc trong xương hàm. Theo nha sĩ, nếu trường hợp này không được xử lý kịp thời, triệt để sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tổng thể. Cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu cách khắc phục tình trạng răng mọc ngầm trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu về tình trạng răng mọc ngầm

Răng mọc ngầm là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Đây là hiện tượng răng đã hình thành nhưng không xuất hiện trên cung hàm. Những chiếc răng này vì lý do nào đó nên nằm trong xương hàm, không thể nhú ra khỏi lợi.

Theo chuyên gia, trong quá trình phát triển của mỗi người, ai cũng có thể gặp phải tình trạng răng mọc ngầm. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến như: Mầm răng nằm sai hướng, thay răng sữa muộn, u lợi,…. Răng số 3 và răng số 8 là những chiếc răng mọc sau, trễ hơn những chiếc răng khác. Do đó, khi cung hàm không có đủ chỗ trống, các chiếc răng này thường phải mọc ngầm dưới lợi.

Răng số 3 thường là một trong những chiếc răng mọc ngầm
Răng số 3 thường là một trong những chiếc răng mọc ngầm

Nếu răng mọc dưới lợi không làm ảnh hưởng đến những chiếc răng khác cũng như không gây ra các cơn đau nhức, mọi người thường không phát hiện mình có chiếc răng này. Chỉ khi được chụp X-quang, bạn mới có thể biết sự tồn tại của răng.

Trong trường hợp phát hiện con nhỏ thiếu răng, phụ huynh cần theo dõi và đưa bé đến nha khoa thăm khám. Nếu răng bị thiếu không phải do mầm răng không có mà là do răng mọc dưới xương hàm, bác sĩ sẽ có phương án điều trị kịp thời.

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết răng mọc ngầm

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình đang có răng mọc ngầm như:

  • Trong quá trình thay răng, răng sữa không có dấu hiệu lung lay sắp rụng. Hoặc sau khi răng sữa rụng, răng ở vị trí này lâu xuất hiện hơn những chiếc răng khác.
  • Nhận thấy lợi, nướu ở vị trí này trồi to hơn bình thường. Khi sờ dọc theo xương ổ răng thì nhận thấy có một hoặc nhiều phần cứng xuất hiện.
  • Cảm thấy đau nhức, khó chịu ở nhiều răng. Khu vực xuất hiện răng mọc ngầm trong khoang miệng làm xô lệch những chiếc răng khác. Do đó làm ê buốt một khu vực rộng.
  • Nhận thấy răng bị đau mỗi khi ăn uống. Đôi khi, cơn khó chịu có thể xuất hiện mọi lúc, không có dấu hiệu thuyên giảm. Nhiều trường hợp răng mọc lệch ngầm dưới xương hàm làm dây thần kinh bị tổn thương. Từ đó khiến cơn đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nướu, lợi bị sưng đỏ, gây đau, đôi khi khiến thân nhiệt tăng cao nhưng không thấy răng xuất hiện. Tình trạng này thường xảy ra ở răng hàm dưới. Cơn đau diễn ra khi có lực tác động vào vị trí này.
  • Miệng cảm thấy đắng, có mùi. Nướu ở trên răng mọc ngầm nhô ra cao hơn thường ngày. Từ đó khiến thức ăn kẹt lại ở đây, dẫn đến các bệnh lý răng miệng.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên một cách rõ ràng, bạn nên đến nha khoa để điều trị càng sớm càng tốt. Tránh việc răng mọc dưới lợi làm sức khỏe răng miệng suy giảm.

Răng mọc ngầm sẽ gây đau mỗi khi bạn dùng thức ăn
Răng mọc ngầm sẽ gây đau mỗi khi bạn dùng thức ăn

Răng mọc ngầm có nguy hiểm gì không?

Nếu răng mọc ngầm không ảnh hưởng đến răng xung quanh, không gây khó chịu thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu răng mọc dưới lợi xô lệch răng kề cận, gây ra nhiều cơn đau nhức kéo dài thì bạn cần chú ý. Nếu không được chăm sóc, điều trị, chiếc răng này sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Khiến nướu, vùng mô mềm quanh chân răng bị nhiễm trùng.
  • Chân răng bị nhiễm trùng, nang răng xuất hiện. Từ đó ảnh hưởng đến những chiếc răng xung quanh.
  • Chèn ép lên răng kề cận, làm xô lệch cả cung hàm.
  • Răng mọc chính trên cung hàm suy yếu, dễ bị tổn thương vì khoáng chất đã được răng mọc dưới lợi hấp thu.
  • Răng bị sâu.
  • Làm lợi sưng đỏ, dẫn đến các bệnh lý liên quan đến nướu.

Răng mọc ngầm khiến chân răng bị nhiễm trùng, có thể gây ra u nang răng
Răng mọc ngầm khiến chân răng bị nhiễm trùng, có thể gây ra u nang răng

Răng mọc dưới xương hàm lâu có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Do đó, bạn cần chú ý đến số lượng răng trên cung hàm. Nếu nhận thấy dấu hiệu răng mọc dưới xương hàm, mọi người nên chủ động đến nha khoa để được điều trị triệt để.

Có nên nhổ răng mọc ngầm không?

Răng mọc ngầm có nên nhổ bỏ không? Đây là thắc mắc của nhiều độc giả. Răng mọc ngầm có thể gây đau đớn cho người bệnh hoặc không. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nhổ bỏ hoặc giữ lại răng sau khi thăm khám, xác định cụ thể tình trạng răng miệng của bạn.

Trường hợp không nên nhổ

Nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây, bạn không nên nhổ răng mọc ngầm:

  • Răng mọc dưới lợi không ảnh hưởng đến những chiếc răng khác cũng không tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Răng nằm ổn định trong xương hàm, không nhô ra ngoài, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai.

Răng mọc dưới lợi không gây đau thì không cần loại bỏ
Răng mọc dưới lợi không gây đau thì không cần loại bỏ

Trường hợp cần nhổ răng mọc ngầm

Một số trường hợp được nha sĩ chỉ định nhổ bỏ răng mọc ngầm như:

  • Răng mọc dưới lợi là răng số 8. Răng nghiêng, đè lên chân răng số 7. Nếu răng không được nhổ bỏ sẽ khiến răng số 7 yếu đi, lâu ngày có thể làm mất răng.
  • Răng mọc ác tính. Nếu răng mọc dưới lợi vẫn phát triển như bình thường sẽ làm thể tích xương hàm ở vị trí này giảm đi. Khi xương hàm không chắc khỏe sẽ rất dễ bị tổn thương khi có va chạm, khiến phần hàm bị chấn thương.
  • Răng mọc lành tính, không gây đau nhức nhưng khiến việc niềng răng hoặc cấy ghép răng giả không hiệu quả sẽ được nha sĩ chỉ định nhổ bỏ.

Răng mọc ngầm làm xô lệch các răng khác sẽ cần được nhổ bỏ
Răng mọc ngầm làm xô lệch các răng khác sẽ cần được nhổ bỏ

Bị răng mọc ngầm phải làm sao?

Răng mọc ngầm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau bên dưới xương hàm. Sau khi xác định cụ thể hướng mọc, hình dáng của chiếc răng này, nha sĩ sẽ chỉ định bạn phương pháp khắc phục triệt để. Cụ thể như:

Theo dõi tình trạng của răng

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ gợi ý bạn theo dõi tình trạng của răng mọc ngầm này tại nhà nếu những chiếc răng này không gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đến nha khoa định kỳ hoặc khi nhận thấy dấu hiệu bất thường từ chiếc răng này. Từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp.

Nha sĩ sẽ theo dõi chiếc răng mọc dưới lợi nếu chúng không gây đau
Nha sĩ sẽ theo dõi chiếc răng mọc dưới lợi nếu chúng không gây đau

Phẫu thuật loại bỏ răng mọc ngầm

Răng mọc ngầm không xuất hiện trên cung hàm. Do đó, nếu răng gây ra các cơn đau nhức, phẫu thuật loại bỏ răng sẽ là phương án tốt nhất. Trong trường hợp răng mọc dưới lợi, gây đau là răng khôn thì việc loại bỏ răng là hoàn toàn cần thiết. Bởi vì, răng số 8 không giữ bất kỳ vai trò nào trên cung hàm. Để tránh răng số 7 cũng như các chiếc răng khác bị ảnh hưởng thì răng khôn thường sẽ được loại bỏ.

Quá trình phẫu thuật loại bỏ răng mọc ngầm mất khoảng 45 đến 60 phút cho mỗi chiếc răng. Khi thực hiện, bạn sẽ được gây tê cục bộ nên sẽ không cảm thấy quá khó chịu. Sau khi thuốc tê tan hết, nha sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho bạn.

Phẫu thuật loại bỏ răng nếu chúng gây đau nhức hoặc đó là răng khôn
Phẫu thuật loại bỏ răng nếu chúng gây đau nhức hoặc đó là răng khôn

Kích thích cho răng mọc

Trong một vài trường hợp, răng mọc ngầm có thể được kích thích để xuất hiện. Nếu răng mọc dưới lợi là răng nanh nhưng trên cung hàm vẫn còn chỗ trống, hoặc răng ở dưới lợi vì răng sữa vẫn chưa rụng thì nha sĩ sẽ thực hiện các phương pháp nha khoa để răng có thể mọc thẳng trên cung hàm. Bác sĩ có thể nhổ bỏ răng sữa hoặc phẫu thuật làm lộ răng. Sau đó, họ sẽ kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm bằng phương pháp chỉnh nha.

Bác sĩ sẽ kích thích răng mọc và kết hợp chỉnh nha để răng xuất hiện đúng vị trí trên cung hàm
Bác sĩ sẽ kích thích răng mọc và kết hợp chỉnh nha để răng xuất hiện đúng vị trí trên cung hàm

Dùng thuốc giảm đau

Khi răng mọc ngầm cần được nhổ bỏ hoặc tiến hành chỉnh nha nhưng lại gây ra nhiều cơn đau nhức, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm đau, kháng viêm cho bạn. Những loại thuốc thường được kê đơn như: Paracetamol, Ibuprofen,…. Bên cạnh sử dụng thuốc, mọi người có thể làm giảm cơn đau tại nhà bằng cách chườm nước đá ở vùng má có răng bị sưng đau. Súc miệng với nước muối ấm cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Dùng thuốc giảm đau trước khi xử lý răng nếu răng gây ra nhiều cơn khó chịu ở người bệnh
Dùng thuốc giảm đau trước khi xử lý răng nếu răng gây ra nhiều cơn khó chịu ở người bệnh

Nhổ răng an toàn, không đau tại Nha khoa DAISY

Là hệ thống nha khoa theo tiêu chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam, Nha khoa Quốc tế DAISY tự tin mang đến dịch vụ nhổ răng an toàn cho quý khách hàng. Bởi vì:

  • Nha khoa DAISY hội tụ hơn 100 y, bác sĩ có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Với nhiều năm kinh nghiệm, quá trình loại bỏ răng mọc ngầm nhẹ nhàng, hạn chế cơn đau nhức ở người bệnh.
  • Nha khoa DAISY áp dụng mô hình điều trị tiêu chuẩn 1:1: 1 khách hàng – 1 bác sĩ – 1 bộ dụng cụ nha – 1 phòng nha riêng. Do đó đảm bảo được môi trường an toàn, hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo. Đồng thời mang đến không gian riêng tư, thoải mái cho khách hàng.
  • Quá trình thăm khám, điều trị diễn ra nhanh chóng, an toàn nhờ ứng dụng loạt máy móc, thiết bị được nhập khẩu từ Châu Âu. Nổi bật như công nghệ chẩn đoán hình ảnh CT KAVO OP 3D PRO, cho phép bác sĩ quan sát khoang miệng đa chiều. Từ đó giúp việc lên phác đồ điều trị được chính xác, mang đến hiệu quả cao.
  • Đội ngũ chuyên viên nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách hàng 24/7.

Nha khoa DAISY - Cơ sở nhổ răng an toàn bạn có thể gửi gắm niềm tin
Nha khoa DAISY – Cơ sở nhổ răng an toàn bạn có thể gửi gắm niềm tin

Như vậy, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị răng mọc ngầm đã được tổng hợp ở nội dung phía trên. Hy vọng bài viết mang đến nhiều giá trị hữu ích cho quý độc giả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua Hotline 19009009 để được chuyên gia giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
cách để mọc răng khểnh tự nhiên
Cách để mọc răng khểnh tự nhiên đơn giản và hiệu quả nhất
 NGÀY ĐĂNG 03/03/2023
 664 XEM
trẻ chậm mọc răng
Trẻ chậm mọc răng có sao không? Cách khắc phục thế nào?
 NGÀY ĐĂNG 17/02/2023
 217 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY