Nhiều người thường chủ quan với tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt mà không biết đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý răng miệng. Vậy nguyên nhân khiến răng bị nhạy cảm là gì? Điều trị, phòng ngừa răng nhạy cảm như thế nào? Cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Răng nhạy cảm là gì?
Răng nhạy cảm là tình trạng răng thường xuyên có cảm giác ê buốt, đau nhức. Hơn nữa, cảm giác này sẽ tăng lên khi ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay quá cứng.
Theo các chuyên gia nha khoa giải thích: “1 chiếc răng được cấu tạo từ 3 bộ phận chính gồm tủy răng, men răng và ngà răng. Lớp men răng sẽ bao bọc ngà răng, tạo ra một lớp bảo vệ toàn diện cho răng. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó, lớp men răng bị bào mòn rồi mất dần, khiến lớp ngà răng lộ ra bên ngoài. Lớp ngà răng lại liên kết với khá nhiều dây thần kinh cảm giác. Do vậy, một khi ăn nhai, lớp ngà răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, việc này gây tác động lớn đến các dây thần kinh cảm giác, dẫn đến việc mọi người có cảm giác ê buốt, khó chịu.”
Răng nhạy cảm được xem là một loại bệnh lý răng miệng. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý và cần đến gặp nha sĩ ngay nếu tình trạng này kéo dài trên 3 ngày.
Răng nhạy cảm được xem là 1 loại bệnh lý
Dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng răng nhạy cảm
Thực tế thì không khó để nhận biết tình trạng răng nhạy cảm ở một người. Tuy nhiên, vì mọi người thường chủ quan, cho đó là vấn đề bình thường, nên không ít trường hợp đã gặp phải vấn đề không mong muốn, thậm chí mất răng vĩnh viễn. Sau đây là một số triệu chứng cần được lưu ý:
Răng bị tụt nướu, lòi ra lớp ngà răng màu vàng.
Có cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn nhai hay khi đánh răng.
Cảm thấy khó chịu, ê răng khi ăn đồ ăn lạnh hoặc nóng hay đồ chua.
Răng bị ê, đau nhức dù không ăn nhai.
Đau nhức, ê buốt khi ăn đồ lạnh
Thường thì trong một số trường hợp, tình trạng này sẽ dần thuyên giảm theo thời gian. Nhưng về cơ bản thì nó cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý răng miệng, nên bạn không nên chủ quan.
Nguyên nhân khiến răng nhạy cảm
Răng nhạy cảm khiến nhiều người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức kéo dài. Sau đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
Tụt nướu: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị nhạy cảm. Khi nướu bị tụt, lớp ngà răng sẽ lộ ra bên ngoài, khiến răng bị buốt khi ăn uống.
Sâu răng: Bệnh lý này sẽ làm tổn thương men răng, ăn sâu vào tủy nếu không điều trị sớm. Từ đó gây cảm giác khó chịu, ê buốt kéo dài.
Răng nứt vỡ: Hiện trạng này cũng sẽ khiến nhiều bạn dễ bị ê buốt răng hơn. Vì phần nứt vỡ sẽ phải chịu kích thích lớn khi ăn nhai.
Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng: Một trong những lý do gây tình trạng này đó là vì bạn sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng, làm tổn thương đến men răng.
Nghiến răng: Thói quen nghiến răng thường xuyên cũng sẽ làm răng bị buốt, đau. Vì thói quen này sẽ làm mòn men răng, gây hại đến sức khỏe răng miệng.
Ăn nhiều thực phẩm chứa axit: Các loại thực phẩm chứa hàm lượng axit cao nếu ăn quá nhiều sẽ gây mòn men răng, làm răng trở nên nhạy cảm.
Các bệnh lý răng miệng có thể khiến răng bị nhạy cảm
Cách điều trị răng nhạy cảm
Để cải thiện tình trạng răng nhạy cảm nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể thử áp dụng một số cách dưới đây:
Dùng loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Những loại sản phẩm này thường chứa nhiều Flour, giúp răng trở nên chắc khỏe hơn. Từ đó hạn chế cảm giác ê buốt, nhạy cảm khi ăn uống.
Dùng nước súc miệng chứa khoáng để bổ sung khoáng chất cho răng, giảm tình trạng mòn men răng.
Tiến hành trám răng nếu răng bị sâu cũng giúp làm giảm tình trạng này. Các nha sĩ sẽ loại bỏ hết phần răng bị sâu – tác nhân chính gây ê buốt răng. Sau đó trám lại với chất liệu đặc biệt, giúp răng chắc khỏe hơn.
Nếu bạn bị ê buốt răng do bị viêm tủy thì cách tốt nhất là điều trị tủy. Sau đó hàn trám lại, tình trạng khó chịu sẽ biến mất nhanh chóng.
Trường hợp bị tụt nướu, bạn cũng có thể tiến hành cấy ghép nướu, lợi để hạn chế ê buốt.
Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm
Cách phòng ngừa răng nhạy cảm
Để phòng ngừa tình trạng này quay trở lại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lẫn tâm lý, thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp hữu ích dưới đây:
Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, đặc biệt sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Nên dùng bàn chải lông mềm và thay bàn chải 6 tháng 1 lần.
Nên dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.
Không ăn những loại thực phẩm nhiều axit thường xuyên, hạn chế uống nước ngọt có gas.
Đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để kiểm tra, theo dõi sức khỏe răng miệng toàn diện. Từ đó sớm phát hiện bệnh lý răng miệng và có biện pháp xử lý phù hợp.
Nha khoa DAISY – Địa chỉ điều trị bệnh lý răng miệng uy tín
Tình trạng răng nhạy cảm mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh lý do bị sâu răng, bị vỡ, nứt hay viêm nhiễm tủy, bạn cần phải đi khám và chữa trị kịp thời. Nha khoa Quốc tế DAISY là địa chỉ chuyên điều trị các bệnh lý răng miệng uy tín và hiệu quả nhất. Với các thế mạnh vượt trội, DAISY DENTAL đã chữa thành công cho hàng ngàn bệnh nhân, mang đến nụ cười khỏe đẹp cho khách hàng:
Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao, từng tu nghiệp tại nước ngoài.
Cơ sở vật chất sang trọng, vô trùng, đạt đủ tiêu chuẩn 5K của Bộ Y tế.
Máy móc, trang thiết bị nha khoa tiên tiến, hiện đại được nhập khẩu từ Châu Âu. Từ đó đảm bảo hỗ trợ bác sĩ tối đa trong quá trình thăm khám và chữa trị.
Chi phí rõ ráng và minh bạch. DAISY DENTAL cam kết không phát sinh trong quá trình điều trị.
Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình và tận tâm, sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7.
Thăm khám 6 tháng/lần tại DAISY DENTAL để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng răng nhạy cảm, từ đó có biện pháp khắc phục, xử lý hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 9009 để được các chuyên gia của Nha khoa Quốc tế DAISY giải đáp tận tình hơn.