Áp xe răng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả nhất
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Áp xe răng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả nhất

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Huyền Trang vào ngày 15 tháng 03 năm 2022.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Áp xe răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc hiểu rõ áp xe răng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu cùng cách điều trị sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và khắc phục bệnh lý này. Trong bài viết này, Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên. Cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh lý áp xe răng là gì?

Áp xe răng là bệnh lý răng miệng xảy ra phổ biến, với sự hình thành các túi mủ tập trung ở vùng chân răng. Từ đó gây nên hiện tượng sưng đau, mủ thường bị chảy ra ngoài, hơi thở có mùi khó chịu.

Áp xe răng là hệ quả của bệnh nhiễm trùng chân răng. Dẫn đến, nướu sẽ bị tổn thương khiến xoang sâu phát triển. Khi chân răng viêm nhiễm, dịch mủ không thể thoát ra ngoài được. Thay vào đó, chúng tích tụ trong chân răng, tạo nên các ổ áp xe.

Ngoài ra, khi sâu răng nặng sẽ làm nứt răng khiến cho vi khuẩn có điều kiện xâm nhập gây viêm tủy răng. Lâu ngày, mủ tích tụ vào gốc xương hàm khiến vết sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo bác sĩ, tình trạng này nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Khu vực xung quanh răng bị nhiễm trùng rồi lan đến xương hàm và các mô xung quanh. Từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống, nặng hơn còn có thể gây tử vong.

Hình ảnh áp xe răng
Hình ảnh áp xe răng

Nguyên nhân gây ra áp xe răng

Áp xe răng thường hình thành do một số lý do sau:

  • Việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Lúc này, khoang miệng tích tụ nhiều mảng bám và vi khuẩn gây hại. Từ đó, vi khuẩn có môi trường thuận lợi sinh sôi, phát triển và phá hủy răng.
  • Bệnh nha chu có diễn tiến nặng, làm nướu bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến áp xe răng.
  • Lấy tủy thất bại cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh lý này.
  • Do tai nạn nên răng bị nứt vỡ, tổn thương khiến áp xe răng diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Khi người bệnh bị sâu răng, viêm tủy răng nặng nhưng chủ quan không điều trị sớm. Bệnh lý kéo dài khiến sức khỏe răng miệng suy yếu.

Ngoài ra, với những người bị mắc bệnh tiểu đường hay tim mạch, hệ miễn dịch suy giảm thì vi khuẩn cũng dễ dàng gây hại và làm xuất hiện áp xe răng.

Bệnh nha chu là một trong những nguyên nhân gây nên áp xe răng
Bệnh nha chu là một trong những nguyên nhân gây nên áp xe răng

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết áp xe răng

Áp xe răng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Vì thế, bạn cần chú ý phát hiện sớm các triệu chứng để kịp thời điều trị. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

  • Răng xuất hiện cơn đau nhức, ê buốt, đặc biệt là khi ăn nhai.
  • Cảm giác răng khó chịu khi sử dụng thực phẩm nóng – lạnh, đau lan đến đỉnh đầu.
  • Hơi thở có mùi khó chịu. Đôi lúc có mùi tanh do mủ chảy ra.
  • Xuất hiện nhiều cơn sốt dai dẳng, liên tục.
  • Hạch ở cổ nổi lên.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải.
  • Vùng lợi ở khu vực dưới chân răng bị sưng to, tấy đỏ.
  • Có hạt mủ dưới chân răng, đè lên thấy đau. Đôi lúc có mủ chảy ra. Đây là dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh lý.
Khi bị áp xe răng, quá trình ăn nhai bị ảnh hưởng
Khi bị áp xe răng, quá trình ăn nhai bị ảnh hưởng

Khi phát hiện có một trong những dấu hiệu nêu trên, bạn cần nhanh chóng đến nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và khắc phục kịp thời. Nhờ vậy, giúp người bệnh đảm bảo sức khỏe và giảm bớt những biến chứng nguy hiểm.

Áp xe răng có nguy hiểm không? Tác hại của bệnh lý

Thực tế, khi bị áp xe răng, người bệnh sẽ gặp phải các tình trạng nguy hiểm dưới đây:

Viêm mô lan tỏa

Trong trường hợp người bệnh bị áp xe răng, viêm mô tế bào sẽ có xu hướng lan tỏa đến khu vực miệng cùng sàn miệng. Thế nên, người bệnh sẽ có cảm giác đau toàn miệng, ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận này.

Nếu bệnh có diễn tiến nhanh và nguy hiểm sẽ gây nên viêm đường hô hấp, khó thở, nặng hơn có thể làm tử vong. Thế nhưng, theo bác sĩ, răng bị viêm mô lan tỏa chỉ sẽ xảy ra khi người bệnh phát hiện bệnh nhưng để lâu không điều trị.

Viêm mô lan tỏa
Viêm mô lan tỏa

Áp xe ngoài mặt

Áp xe ngoài mặt là tình trạng vi khuẩn cùng mủ bị rò đến tận vùng má trong và lan xuống dưới cằm của người bệnh. Lúc này, phần viêm sẽ bị tấy đỏ đến khu vực sàn miệng và khu vực hố thái dương. Giai đoạn này không những làm ê buốt, đau đớn, khó chịu mà về lâu dài còn đe dọa đến sức khỏe răng miệng.

Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc

Đây là hậu quả nguy hiểm nhất mà áp xe răng gây ra. Bệnh lý này có thể gây viêm nhiễm theo đường máu lan rộng đếm tim, não và tất cả các cơ quan khác trên cơ thể. Từ đó làm nhiễm trùng huyết, có thể gây tử vong cùng nhiều triệu chứng cấp tính khác.

Cách điều trị áp xe răng như thế nào?

Để điều trị bệnh lý này, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang cho người bệnh. Từ đó chẩn đoán và đưa ra phác đồ phù hợp nhất. Theo đó, có 2 cách điều trị áp xe răng là:

  • Điều trị cấp: Tiến hành loại bỏ mủ của áp xe. Nhờ đó hạn chế tình trạng sưng viêm nặng, tác động xấu đến các mô xung quanh. Thực hiện thủ thuật thoát dịch, rạch áp xe răng, làm sạch phần vi khuẩn có hại. Đồng thời, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc kháng sinh để hỗ trợ tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Ngoài ra, một số loại thuốc giảm đau cũng có thể được sử dụng.
  • Điều trị tận gốc: Kết thúc quá trình dẫn lưu mủ, dấu hiệu nhiễm trùng có xu hướng giảm đi. Thế nhưng, để loại bỏ tận gốc nguyên căn gây nên bệnh lý, nhằm hạn chế tái nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị tủy, sâu răng, cạo sạch vôi răng và xử lý phần gốc răng. Nếu người bệnh bị áp xe nặng không thể bảo tồn được nữa, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng bị áp xe.
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hỗ trợ điều trị cho người bệnh
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hỗ trợ điều trị cho người bệnh

Tùy vào tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Vì thế, bạn nên đến nha khoa để thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Cách phòng ngừa bệnh lý áp xe răng

Bên cạnh việc quan tâm về cách điều trị, bạn cũng nên lưu ý một số tips để phòng ngừa áp xe răng. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ với lực vừa phải sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Từ đó ngăn ngừa tình trạng tổn thương men răng khi súc miệng.
  • Sử dụng kết hợp bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng, nước muối sinh lý để loại bỏ sạch sâu mảng bám, vi khuẩn và đem lại hơi thở thơm mát hơn.
  • Đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng. Ngoài ra, còn giúp phát hiện sớm các vấn đề như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,.. để điều trị kịp thời.
  • Đừng quên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng chất kích thích và hút thuốc lá. Đồng thời, bổ sung đầy đủ nhóm chất cần thiết vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Nên đến nha khoa cạo vôi răng thường xuyên để ngừa áp xe răng
Nên đến nha khoa cạo vôi răng thường xuyên để ngừa áp xe răng

Nha khoa DAISY – Địa chỉ điều trị bệnh lý áp xe răng an toàn và hiệu quả

Để điều trị áp xe răng an toàn – dứt điểm, người bệnh có thể tìm đến cơ sở Nha khoa Quốc tế DAISY để nhận được tư vấn chính xác và cụ thể. DAISY DENTAL được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn vì:

Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm, dày dạn kinh nghiệm và có tay nghề cao trong chẩn đoán điều trị, hứa hẹn mang đến kết quả điều trị tốt nhất cho khách hàng.

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm, dày dạn kinh nghiệm và có tay nghề cao trong chẩn đoán điều trị, hứa hẹn mang đến kết quả điều trị tốt nhất cho khách hàng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, với các thiết bị được vô trùng, tiệt trùng đảm bảo đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
  • Trang thiết bị, máy móc hiện đại được nhập khẩu từ Châu Âu. Từ đó đảm bảo hỗ trợ tối đa trong quá trình thăm khám và điều trị.
  • Chi phí hợp lý, bảng giá niêm yết rõ ràng, minh bạch.
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình và tận tâm, sẵn sàng phục vụ 24/7.
Nha khoa DAISY- Địa chỉ điều trị bệnh lý răng miệng hiệu quả và uy tín
Nha khoa DAISY- Địa chỉ điều trị bệnh lý răng miệng hiệu quả và uy tín
Trên đây là tất cả thông tin về bệnh lý áp xe răng. Hy vọng đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ hotline 19009009 để được chuyên gia tại Nha khoa DAISY hỗ trợ trong thời gian sớm nhất bạn nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Nổi mụn trắng trong miệng không đau
Nổi mụn trắng trong miệng không đau là bệnh gì? Cách điều trị
 NGÀY ĐĂNG 22/09/2023
 53 XEM
Hình ảnh viêm amidan
Hình ảnh viêm Amidan phổ biến để nhận biết sớm bệnh lý
 NGÀY ĐĂNG 19/09/2023
 44 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY