Răng sữa là hệ răng đầu tiên trên cung hàm. Khi đến thời gian nhất định, răng sẽ rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Rất nhiều bạn cho rằng, răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu và ngược lại. Trên thực tế thì nhận định này có chính xác không? Làm thế nào để tránh trường hợp răng sữa đẹp nhưng răng vĩnh viễn xấu? Cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây bạn nhé!
Tìm hiểu về răng sữa và răng vĩnh viễn
Răng sữa và răng vĩnh viễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình răng sữa rụng đi, thay thế bởi răng vĩnh viễn sẽ có sự tác động lẫn nhau. Trước khi trả lời thắc mắc răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu có đúng không, cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu kỹ hơn về hai hệ răng này bạn nhé!
Răng sữa
Răng sữa hay còn được gọi là răng tạm thời, răng trẻ em. Đây là những chiếc răng xuất hiện khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Mầm răng sữa được hình thành khi phôi thai phát triển. Thời gian mọc răng sữa ở mỗi trẻ sẽ không giống nhau. Sau một thời gian, răng sữa sẽ rụng và nhường vị trí trên cung hàm cho răng vĩnh viễn.
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên xuất hiện trên cung hàm
Răng vĩnh viễn
Sau khi răng sữa rụng, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên trên cung hàm. Đây là hệ răng thay thế cho răng sữa ban đầu, tồn tại trên cung hàm từ nay về sau. Trong trường hợp răng vĩnh viễn bị gãy thì răng sẽ không thể mọc lại. Thời gian thay răng vĩnh viễn ở trẻ có thể sớm hoặc muộn tùy vào cơ địa ở mỗi bé. Mọi người khi nhận thấy răng vĩnh viễn không xuất hiện khi răng sữa đã rụng từ lâu cũng cho rằng răng răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu.
Răng vĩnh viễn sẽ dần xuất hiện, thay thế răng sữa trên cung hàm
Tác dụng của răng sữa là gì?
Răng sữa chỉ xuất hiện trên cung hàm trong một thời gian ngắn. Sau đó được thay thế bởi răng vĩnh viễn khi bé được khoảng 6 tuổi. Tuy nhiên, hệ răng này giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển cũng như hướng mọc của răng vĩnh viễn. Tác dụng cụ thể của răng sữa như sau:
Giúp bé ăn nhai, nghiền nát thức ăn: Răng sữa bắt đầu mọc khi con được 6 tháng tuổi. Đây là thời gian bé bắt đầu ăn dặm, phát triển khả năng ăn nhai. Vì thế, răng sữa sẽ giúp trẻ chuyển hóa thức ăn từ dạng mịn sang dạng thô. Hỗ trợ quá trình hình thành khả năng nhai nghiền nát thức ăn của con.
Kích thích xương hàm phát triển: Khi ăn nhai, răng sữa sẽ giúp toàn bộ cung hàm vận động. Nhờ đó, nó sẽ được kích thích và phát triển toàn diện.
Giúp định hướng vị trí mọc của răng vĩnh viễn: Bên dưới mỗi chiếc răng sữa sẽ có một mầm răng vĩnh viễn. Mầm răng vĩnh viễn sẽ xuất hiện khi đến thời điểm nhất định. Nếu răng sữa gặp phải tác động nào trong quá trình phát triển sẽ dẫn đến hiện tượng răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu.
Giúp hình thành phát triển ngôn ngữ ở con: Ngôn ngữ được tạo ra bởi cục không khí trong thanh quản cùng với sự cử động của lưỡi, răng môi và dây thanh. Chính vì thế, răng sữa cũng sẽ góp phần vào quá trình hình thành, phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Trong trường hợp con không may sâu răng, viêm nướu, mất răng cửa thì âm thanh sẽ không được tròn vành rõ chữ, nhiều bé còn có thể bị nói ngọng.
Răng sữa góp phần vào quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Thứ tự mọc và thay răng sữa như thế nào?
Quá trình mọc răng sữa sẽ diễn ra khi trẻ được 6 tháng tuổi – 3 tuổi. Thế nhưng, nhiều trường hợp bé mọc răng sữa sớm hơn khi chỉ mới 3 – 4 tháng tuổi hoặc có thể mọc răng sữa muộn khi ở 9 tháng tuổi. Thông thường, thời gian mọc răng sữa của trẻ sẽ diễn ra theo thứ tự như sau:
4 răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới mọc khi trẻ được 6 – 8 tháng tuổi.
4 răng cửa bên ở 2 hàm xuất hiện khi trẻ được 9 – 13 tháng tuổi.
4 chiếc răng nanh xuất hiện khi con được 6 – 22 tháng tuổi.
4 răng hàm số một mọc khi con được 13 – 19 tháng tuổi.
4 chiếc răng hàm số 2 xuất hiện khi bé ở 25 – 33 tháng tuổi.
Thời gian thay răng sữa thường diễn ra khi bé được khoảng 5 hoặc 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa, thời gian này có thể diễn ra sớm hơn khi con khoảng 4 tuổi hoặc muộn hơn khi bé được 8 tuổi. Những chiếc răng sữa sẽ rụng đi và thay thế bởi răng vĩnh viễn khi con được khoảng 12 đến 13 tuổi. Khi răng mọc đủ, bạn có thể xác định có phải răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu hay không.
Thứ tự thay răng sữa sẽ tương ứng với thời gian răng sữa xuất hiện. Những chiếc răng nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Ngoài ra, răng số 6 là chiếc răng cối lớn mọc khi con được khoảng 6 tuổi. Ở trên mầm răng số 6 không có răng sữa nên răng sẽ tự mọc lên mà không cần đợi răng sữa rụng đi như những chiếc răng khác.
Thời gian mọc và thay răng sữa thường thấy ở bé
Răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu có đúng không?
Nhiều bạn cho rằng răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu. Trên thực tế thì nhận định này có đúng không? Chuyên gia cho biết về vấn đề này như sau:
Kích thước của răng vĩnh viễn gần như to gấp đôi răng sữa. Chính vì thế, trong quá trình thay răng, răng vĩnh viễn sẽ cần nhiều vị trí, khoảng trống trên cung hàm để mọc. Nếu xương hàm phát triển toàn diện, răng vĩnh viễn sẽ thuận lợi xuất hiện. Thế nhưng, một vài trường hợp sẽ gặp phải tình trạng xương hàm không đủ chiều dài hoặc quá lớn để bù vào kích thước của răng vĩnh viễn. Lúc này, răng vĩnh viễn có thể mọc khấp khểnh, mọc thưa hoặc mọc chen chúc nhau. Trong trường hợp xương hàm phát triển kém bẩm sinh thì răng có thể mọc xấu.
Trong trường hợp răng sữa bị rụng trước thời điểm thay răng thì mầm răng vĩnh viễn sẽ chưa thể xuất hiện trên cung hàm. Khi vị trí trên cung hàm bị trống quá lâu, đây sẽ là nơi các răng bên cạnh bị nghiêng, đổ vào. Khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ không còn đủ chỗ trống dẫn đến hiện tượng răng mọc khấp khểnh, mọc lệch lạc. Trường hợp răng vĩnh viễn mọc sớm, khi răng sữa chưa rụng cũng có thể dẫn đến trường hợp tương tự.
Nhìn chung, răng sữa đẹp sẽ có răng vĩnh viễn đẹp hay xấu phụ thuộc vào quá trình thay, mọc răng. Hiện tượng này không xuất hiện chỉ vì răng sữa đẹp.
Răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu không hoàn toàn chính xác
Lưu ý để phòng ngừa tình trạng răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu
Để tránh hiện tượng răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu, bố mẹ cần theo dõi quá trình thay răng ở bé. Đồng thời lưu ý những vấn đề sau để ngăn ngừa tình trạng trên:
Theo dõi thường xuyên quá trình phát triển, thay răng, mọc răng. Trong trường hợp nhận thấy sự bất thường, phụ huynh có thể kịp thời cho trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị.
Không nhổ răng khi răng sữa chưa lung lay, chưa sẵn sàng rụng. Thời điểm nhổ răng sữa quá muộn hoặc quá sớm đều sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng.
Giúp con xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng phù hợp. Ngoài ra, phụ huynh nên cho bé sử dụng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Loại bỏ những thói quen xấu của bé như uống nước ngọt có ga, ăn bánh kẹo trước khi ngủ,…. Nhắc nhở bé không chạm tay hoặc dùng dụng cụ chạm vào vị trí răng sữa lung lay sắp rụng.
Loại bỏ thói quen nghiến răng, chống cằm, mút tay, đẩy lưỡi,… để tránh hiện tượng răng mọc lệch lạc, móm, hô, khấp khểnh.
Đưa con đến thăm khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Hướng dẫn và giúp bé hình thành thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách
Thắc mắc “Răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu” đã được giải đáp ở bài viết trên. Hy vọng những nội dung được đề cập mang đến bạn nhiều thông tin hữu ích. Từ đó chủ động hơn trong việc chăm sóc và giúp con có nụ cười tỏa sáng. Liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 khi được tư vấn, hỗ trợ đặt lịch thăm khám nhé!