Răng sữa rụng bao lâu thì mọc răng mới? Đây là mối quan tâm của nhiều phụ huynh. Bởi vì, thay răng là thời gian răng vĩnh viễn mọc lên, thay thế hệ răng sữa trước đó. Nếu răng mọc lên thuận lợi sẽ đồng nghĩa với việc con sở hữu nụ cười tỏa sáng trong tương lai. Cùng Nha khoa DAISY theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời bạn nhé!
Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại?
Trẻ khoảng 3 tuổi sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa trên cung hàm. Đến khi con được khoảng 6 tuổi, quá trình thay răng sẽ diễn ra. Trong thời gian này, răng sữa sẽ lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn xuất hiện. Vì thời gian thay răng ở mỗi bé không giống nhau nên rất nhiều phụ huynh muốn biết răng sữa rụng bao lâu thì mọc răng mới.
Thời gian mọc răng vĩnh viễn thường thấy ở các bé như sau:
6 – 8 tuổi: Nhóm răng cửa sữa là những chiếc răng đầu tiên xuất hiện và rụng xuống. Răng vĩnh viễn sẽ thay thế răng sữa trong khoảng 2 – 4 tuần sau khi răng rụng.
10 – 12 tuổi: Sau khi răng nanh sữa rụng đi, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên trong khoảng 2 đến 4 tuần sau đó.
9 – 11 tuổi: Những chiếc răng hàm số 1 sữa sẽ rụng đi và răng vĩnh viễn sẽ xuất hiện sau khoảng 1 – 2 tháng.
10 – 12 tuổi: Những chiếc răng hàm số 2 sữa rụng đi, thay thế bởi răng vĩnh viễn sau khoảng 1 – 2 tháng.
Thông thường, quá trình thay răng sẽ có sự chênh lệch, khoảng từ 1 đến 2 tháng so với thời gian trung bình được nêu trên. Ngoài ra, thời gian thay răng ở bé gái sẽ nhanh hơn ở các bé trai.
Hơn nữa, thời gian răng vĩnh viễn xuất hiện sau khi răng sữa rụng sẽ dựa vào số lượng chân răng. Thời gian mọc răng cửa, răng nanh khá nhanh vì đây là nhóm răng chỉ có 1 chân. Quá trình xuất hiện chỉ mất khoảng 2 – 4 tuần. Thế nhưng thời gian này lại lên đến 1 – 2 tháng đối với nhóm răng hàm. Vì các răng cối có số chân răng từ 2 – 3 chiếc.
Răng vĩnh viễn sẽ mọc lên sau 2 – 4 tuần hoặc 1 – 2 tháng tùy nhóm răng
Nguyên nhân gây ra tình trạng răng trẻ mọc chậm sau khi răng sữa rụng
Nhiều bố mẹ khi biết răng sữa bao lâu thì mọc cảm thấy rất lo lắng vì con thay răng chậm hơn thời gian trung bình. Đối với tình trạng này, chuyên gia cho biết nguyên nhân có thể là:
Răng của bé mọc lệch, mọc ngầm: Nhiều chiếc răng không mọc thẳng kể cả khi cung hàm có đủ khoảng trống. Răng không xuất hiện mà mọc dưới nướu, mọc ngầm, mọc lệch,…. Tình trạng này thường dễ gặp ở răng khôn, răng hàm nhỏ thứ hai, răng nanh.
Nướu bị xơ cứng: Một số bé gặp phải hiện tượng nướu răng xơ cứng khiến răng vĩnh viễn khó tách nướu. Nướu xơ, cứng thường là vì con rụng răng sữa sớm hơn thời gian trung bình.
Thiếu mầm răng: Đây là nguyên nhân bẩm sinh. Mầm răng của con có thể bị tổn thương trong quá trình hình thành phôi thai. Tình trạng này thường gặp ở răng cửa bên hàm trên.
Thiếu hụt dưỡng chất: Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến răng không phát triển hoàn toàn và mọc chậm.
Các thói quen xấu: Răng vĩnh viễn mọc chậm và có thể mọc lệch nếu bé thường mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng, thở bằng miệng,…
Răng vĩnh viễn bị cứng khớp: Đây là tình trạng chân răng dính hẳn vào xương, không thể dịch chuyển và mọc lên trên. Trường hợp này sẽ chỉ được phát hiện khi bác sĩ chỉ định bé chụp X-quang.
Các thói quen xấu là nguyên nhân phổ biến khiến răng vĩnh viễn mọc chậm
Những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ thay răng lâu mọc
Thời gian răng sữa rụng bao lâu thì mọc sẽ khoảng 2 – 4 tuần hoặc 1 – 2 tháng tùy nhóm răng. Tuy nhiên, có không ít trường hợp răng sữa đã rụng nhưng rất lâu không thấy răng vĩnh viễn mọc lên. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến trẻ. Cụ thể như:
Răng vĩnh viễn mọc chậm có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm dưới nướu. Hiện tượng này có thể khiến các răng kề cận, mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương. Nhiều bé gặp phải tình trạng sưng má, áp xe chân răng,…
Xương hàm ở vị trí răng bị mất không được tác động lực thường xuyên. Do đó, tổ chức này sẽ bị suy giảm cả về mật độ lẫn thể tích. Cung hàm bị nhỏ lại khiến răng vĩnh viễn thiếu chỗ mọc, răng mọc chen chúc. Trẻ cũng dễ gặp phải hiện tượng răng hô, móm. Một vài trường hợp có thể dẫn đến viêm xương hàm.
Các răng kề cận có xu hướng đổ dồn về vị trí răng bị mất dẫn đến tình trạng răng mọc lệch lạc. Từ đó khiến khớp cắn không đúng chuẩn. Khả năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ theo đó cũng bị ảnh hưởng.
Răng vĩnh viễn phát triển chậm khiến khả năng phát âm của con bị ảnh hưởng. Bé có thể bị nói ngọng, nói không tròn vành rõ chữ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến con tự ti, không dám giao tiếp.
Răng vĩnh viễn mọc chậm có thể khiến các răng khác mọc chen chúc, lệch lạc
Cách khắc phục khi răng vĩnh viễn mọc chậm sau khi răng sữa đã rụng
Bố mẹ cần quan sát và chú ý đến thời gian thay răng ở bé kể cả khi biết răng sữa rụng bao lâu thì mọc. Bởi vì, nếu răng vĩnh viễn mọc muộn, bé có thể gặp phải nhiều hệ lụy. Từ đó, sức khỏe của bé cũng có thể bị ảnh hưởng.
Khi nhận thấy răng vĩnh viễn xuất hiện chậm hơn nhiều so với thời gian thông thường, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chụp X-quang để xác định sức khỏe răng miệng ở trẻ. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ tìm ra chính xác nguyên nhân khiến răng vĩnh viễn mọc muộn. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Bên cạnh việc theo dõi sát sao, bố mẹ cũng cần tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín. Các cơ sở này thường sẽ quy tụ nhiều nha sĩ giỏi và ứng dụng công nghệ hiện đại. Nhờ đó đảm bảo sức khỏe của bé, khắc phục hiệu quả tình trạng răng vĩnh viễn mọc chậm. Đồng thời mang đến cho bé hàm răng khỏe mạnh cùng nụ cười tự tin trong tương lai.
Bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ khi thấy con chậm mọc răng vĩnh viễn
Lưu ý cần biết khi răng vĩnh viễn mọc chậm
Răng vĩnh viễn xuất hiện sẽ tồn tại mãi mãi trên cung hàm. Do đó, nếu chăm sóc tốt trẻ trong thời gian này, con sẽ có nụ cười rạng rỡ trong tương lai. Trong trường hợp nhận thấy răng vĩnh viễn ở con mọc chậm, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bên cạnh điều trị theo hướng dẫn của nha sĩ, phụ huynh cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:
Bố mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin B, D, kẽm, magie, canxi,… trong thực đơn của trẻ. Những thực phẩm giàu dưỡng chất này có thể kể đến như cá, trứng, rau củ, hoa quả, thịt đỏ,…
Tránh cho bé dùng nhiều thực phẩm có chứa đường hóa học, tinh bột như coca, bánh kẹo,… Đồng thời hạn chế các thực phẩm quá nóng, quá lạnh. Từ đó tránh tình trạng mầm răng của bé bị tác động, ảnh hưởng đến thời gian mọc răng.
Giúp con loại bỏ các thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút tay,…
Hướng dẫn và giúp con tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Thực hiện thường xuyên 2 lần/ngày.
Đưa con đến nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/lần.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng để răng vĩnh viễn của con không mọc muộn
Thắc mắc “Răng sữa rụng bao lâu thì mọc răng vĩnh viễn?” đã có câu trả lời. Hy vọng bài viết trên mang đến cho quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Nếu cần được giải đáp thắc mắc nào khác, phụ huynh vui lòng liên hệ đến Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để kết nối với chuyên gia nhé!