Răng thừa hay còn được gọi là răng mọc dư. Đây là hiện tượng số lượng răng trên cung hàm nhiều hơn bình thường. Răng mọc thừa thường không mọc trên cung hàm mà thường mọc chen ở nướu hoặc xương hàm.
Ở trẻ nhỏ, số lượng răng sữa là 20 chiếc. Khi răng sữa rụng xuống, vị trí ấy sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Số lượng răng vĩnh viễn là 32 chiếc. Trong đó, gồm có 8 chiếc răng cửa chính, 4 chiếc răng nanh, 8 chiếc răng cối nhỏ và 12 chiếc răng cối lớn.
Nếu hiện tượng răng mọc dư xuất hiện ở trẻ thì nguyên nhân chủ yếu là do di truyền. Sứt môi, hội chứng Gardner hay loạn phát xương đòn cũng là những dị tật bẩm sinh có thể gây ra tình trạng này ở trẻ em. Nha khoa DAISY sẽ nêu chi tiết nguyên nhân có thể dẫn đến việc răng thừa xuất hiện ở nội dung phía dưới đây. Cùng theo dõi ngay bạn nhé!
Răng thừa có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Thông thường, răng sẽ không nằm thẳng trên cung hàm. Dưới đây là một vài vị trí răng mọc dư thường gặp:
Tình trạng răng thừa xuất hiện ở hàm trên khá phổ biến. Răng thường mọc trên nướu hoặc trồi ra ngoài hàm ếch. Răng có thể mọc ở bất cứ vị trí nào nhưng rất hiếm mọc thẳng trên cung hàm.
Răng dư hàm trên có thể là răng mọc lẫy. Đây là chiếc răng vĩnh viễn mọc lệch khi trên cung hàm không đủ vị trí. Nguyên nhân là do răng sữa rụng hoặc được nhổ quá muộn.
Khá giống với trường hợp trên, răng thừa xuất hiện ở hàm dưới cũng có thể mọc trên nướu hoặc trồi ra hàm ếch. Đôi khi chúng cũng có thể mọc bên cạnh các răng vĩnh viễn chính. Răng mọc dư có thể ở vị trí răng cửa, răng hàm hoặc có thể là những chân răng nhỏ.
Răng mọc dư ở kẽ giữa có thể xuất hiện ở hàm trên hoặc hàm dưới. Những chiếc răng này sẽ mọc chen ở giữa hai răng cửa. Răng không hỗ trợ ăn nhai mà còn làm mất tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Nếu chiếc răng thừa này bị nhổ đi sẽ tạo khoảng trống giữa hai răng. Từ đó dẫn đến tình trạng thưa răng cửa.
Răng mọc thừa ở phía trong cung răng thường rất hiếm gặp. Những chiếc răng này thường là răng hàm. Khi những chiếc răng hàm khác mọc trước có kích thước quá to, cung hàm sẽ không còn đủ khoảng trống. Do đó, răng phải mọc chệch hướng ra ngoài.
Răng thừa mọc ngầm rất khó nhận biết. Vì các răng không xuất hiện mà lại nằm phía dưới xương hàm. Bạn chỉ có thể phát hiện tình trạng này khi chụp phim.
Những chiếc răng mọc dư ấy thường gây sức ép lên răng chính, khiến cả hàm bị xô lệch. Nếu hiện tượng này không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như làm u nang quanh răng. Đôi khi, nó còn có thể làm tổn thương cả hàm.
Như được nhắc đến ở nội dung phía trên, những chiếc răng thừa có thể mọc ở nhiều vị trí. Răng có thể ở hàm trên, hàm dưới, ở bên trong hay dưới xương hàm. Răng mọc dư thường xuất hiện gần răng cửa hàm trên. Răng số 8 mọc ngầm cũng được xem là răng thừa.
Thông thường, răng mọc dư sẽ tạo ra nhiều kẽ hở với răng chính (trừ răng mọc ngầm). Khoảng trống giữa các răng thường rất dễ bị giắt thức ăn và khó làm sạch. Thế nên, sau một thời gian dài, vi khuẩn sẽ có cơ hội tích tụ, phát triển. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm lợi,…
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đưa ra chính xác nguyên nhân dẫn đến trường hợp răng mọc dư. Thế nhưng, trong quá trình thăm khám và điều trị tình trạng này, các bác sĩ cho ra những yếu tố có thể làm xuất hiện răng thừa như:
Răng mọc thừa là một trong những hiện tượng bất thường. Răng dư xuất hiện nếu không được xử lý có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như:
Nha sĩ sẽ chỉ định bạn nhổ bỏ răng thừa trong những trường hợp sau:
Sau khi thăm khám, nha sĩ sẽ dựa vào từng trường hợp cụ thể để quyết định có nên nhổ bỏ răng thừa hay không. Nếu răng mọc dư nhưng không tạo khe trống, không thuộc những trường hợp trên thì không cần loại bỏ. Bên cạnh đó, nếu việc nhổ răng thừa có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng, nha sĩ sẽ xem xét lựa chọn phương án điều trị khác.
Nhiều bạn băn khoăn, không biết việc loại bỏ răng thừa có ảnh hưởng gì hay không? Theo chuyên gia, cấu trúc tổ chức răng ở người rất chắc chắn. Kết cấu dây thần kinh sẽ nằm sâu dưới xương hàm. Do đó, nếu được nhổ bởi bác sĩ lành nghề, có kinh nghiệm thì bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này. Răng dư sẽ được loại bỏ một cách nhanh chóng mà không làm mạch máu, nướu hay dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Tùy vào vị trí răng thừa, mức độ phức tạp mà thời gian tiểu phẫu sẽ khoảng 10 – 20 phút. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được tiêm thuốc tê cục bộ. Do đó, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu khi dịch vụ diễn ra. Thế nhưng, sau khi thuốc tê tan hết thì có thể bạn sẽ bị ê răng, cơn đau có thể kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày.
Nhổ bỏ răng thừa là kỹ thuật đơn giản. Quá trình diễn ra sẽ khá nhẹ nhàng, nhanh chóng, đặc biệt khi được thực hiện bởi nha sĩ có tay nghề cao. Thế nhưng, để đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như để vết thương nhanh lành, bạn cần chú ý đến một số lưu ý sau khi nhổ răng mọc dư dưới đây:
Về vấn đề vệ sinh răng miệng:
Về chế độ ăn uống:
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ nhổ răng thừa không đau, an toàn, Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ là sự lựa chọn tốt nhất của bạn. Bởi vì:
Bài viết đã tổng hợp các nội dung liên quan đến hiện tượng răng thừa. Hy vọng những nội dung trên mang đến nhiều giá trị hữu ích cho quý độc giả. Nếu cần được hỗ trợ về dịch vụ nhổ răng mọc dư, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay đến Nha khoa DAISY qua Hotline 19009009 bạn nhé!