Trẻ sơ sinh chưa mọc răng sữa. Do đó, nhiều phụ huynh nghĩ việc vệ sinh khoang miệng cho bé là không cần thiết. Tuy nhiên, theo chuyên gia, nhận định này hoàn toàn không chính xác.
Khoang miệng của các bé tồn tại khá nhiều loại vi sinh vật cũng như vi khuẩn gây mùi. Hơn nữa, vì hay bú sữa nên bề mặt lưỡi thường sẽ còn sữa dư đọng lại. Nếu những chất cặn này không được loại bỏ, lưỡi của con sẽ bị tưa hay còn gọi là trắng lưỡi. Tình trạng này ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình ăn uống của trẻ. Bé không cảm nhận được vị sữa, do đó sẽ có xu hướng bỏ bú, chán ăn.
Đặc biệt, vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng. Cụ thể như: Nấm miệng, viêm nướu,… Càng về sau sẽ càng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sữa. Chức năng của hệ tiêu hóa cũng theo đó bị suy giảm. Do đó, rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là điều cực kỳ cần thiết. Việc này giống như hoạt động đánh răng ở người trưởng thành.
Như vậy, việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn cần thiết. Thế nhưng, khi nào cần thực hiện hoạt động này và cần làm bao nhiêu lần là tốt nhất? Dựa vào loại sữa mà bé đang nạp vào mà việc rơ lưỡi sẽ được áp dụng phù hợp. Cụ thể như:
Nếu con bú trực tiếp sữa mẹ hoặc đôi khi dùng sữa mẹ thông qua bình thì phụ huynh không cần rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên. Bởi vì, khi nhận sữa từ mẹ, lưỡi sẽ cọ và ma sát với đầu ti. Do đó, phần sữa đọng lại sẽ không nhiều, tưa dưới lưỡi cũng sẽ được hạn chế đi. Mẹ có thể vệ sinh lưỡi cho bé khoảng 2 – 3 ngày/lần hoặc có thể thực hiện 5 – 6 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe khoang miệng cho trẻ.
Đối với trường hợp con bú sữa mẹ và dùng thêm sữa ngoài thì phụ huynh cần rơ lưỡi 1 lần/ngày. Mẹ nên thực hiện việc này mỗi lần sau khi cho trẻ tắm xong.
Bên cạnh đó, sau mỗi lần bé bú bình xong, bạn nên cho con uống 1 đến 2 muỗng nước ấm. Nhờ đó, khoang miệng của trẻ sẽ được tráng qua, ít bị tích tụ sữa thừa.
Đối với trường hợp bé uống sữa ngoài hoàn toàn thì mẹ cần rơ lưỡi cho bé thường xuyên. Bởi vì, sữa công thức khi đọng lại trên lưỡi rất dễ đóng thành cặn bẩn. Sau một vài ngày sẽ làm xuất hiện tưa lưỡi hoặc khiến lưỡi của con bị đen. Nhiều trường hợp không rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sau khi uống sữa ngoài có thể khiến bé lười bú, viêm họng, viêm lưỡi,…
Do đó, để hạn chế gặp phải tình trạng này, mẹ nên cho bé tráng miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bú bữa. Đồng thời thực hiện rơ lưỡi khoảng 2 lần/ngày.
Chú ý: Phụ huynh nên rơ lưỡi cho con vào buổi sáng, thời điểm tốt nhất là sau khi bú sữa khoảng 2 giờ. Vì nếu thực hiện trước khi cho con bú, bụng rỗng nên bé sẽ bị nôn khan. Ngược lại, nếu rơ lưỡi ngay sau khi vừa bú bình, trẻ có thể bị nôn trớ.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là việc làm đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến yếu tố vệ sinh cũng như cách thực hiện để đạt được hiệu quả như mong muốn. Nha khoa DAISY đã tổng hợp một số cách rơ lưỡi cho bé tốt nhất, mời quý phụ huynh cùng tham khảo:
Bên cạnh giúp làm mát, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ lợi tiểu thì rau ngót có khả năng làm sạch lưỡi rất tốt. Rau ngót sẽ loại bỏ tưa lưỡi, khắc phục tình trạng lưỡi trắng và tái tạo lại các tế bào. Nhờ đặc điểm này mà từ xưa, mọi người đã dùng rau ngót để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.
Các bước dùng rau ngót để vệ sinh lưỡi cho bé như sau:
Lưu ý: Khi thực hiện, phụ huynh cần di chuyển ngón tay nhẹ để làm sạch lưỡi cho bé. Không nên thao tác quá mạnh để tránh làm mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương. Đặc biệt, dùng rau ngót để rơ lưỡi chỉ thực hiện cho trẻ 5 tháng tuổi trở lên. Bởi vì nếu không cẩn thận, để bé nuốt phải thì có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Khiến bé đi ngoài thường xuyên, nguy hiểm hơn có thể làm con bị ngộ độc.
Dùng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là phương pháp được nhiều phụ huynh áp dụng. Bởi vì đây không chỉ là cách an toàn mà còn đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý tại các nhà thuốc hoặc tự pha ở nhà theo tỷ lệ tiêu chuẩn. Bạn có thể áp dụng cách này cho bé từ 0 đến 4 tháng tuổi và nên thực hiện cách này vào buổi sáng.
Cách thực hiện cụ thể như sau:
Lá hẹ cũng được dùng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi trở lên. Ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện nên có thể áp dụng. Kết quả của nhiều báo cáo y khoa cho thấy, lá hẹ có khả năng sát khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó, loại nguyên liệu này được dùng để hạn chế tình trạng viêm nướu cũng như hiện tượng lưỡi bị trắng ở các con.
Các bước thực hiện như sau:
Trà xanh chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn. Do đó, loại lá này được nhiều gia đình sử dụng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Thế nhưng, phụ huynh chỉ nên dùng trà xanh làm sạch lưỡi khi bé hơn 6 tháng tuổi.
Cách thực hiện như sau:
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh không quá khó để thực hiện. Tuy nhiên, để việc làm này đạt hiệu quả cũng như để đảm bảo sức khỏe cho bé, phụ huynh cần chú ý đến một số điều sau:
Bài viết trên đã tổng hợp các cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin trên mang đến cho quý độc giả nhiều giá trị hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con. Nếu còn câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ đến Nha khoa Quốc tế DAISY qua Hotline 19009009 hoặc đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY để được hỗ trợ bạn nhé!