Trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không? Đây là thắc mắc chung của nhiều bố mẹ. Khi được khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện. Tùy vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe của từng em mà số lượng và vị trí răng mọc sẽ không giống nhau. Cùng Nha khoa DAISY theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi của các bậc phụ huynh nhé!
Đa số, bé sẽ có chiếc răng đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. Nhưng vì tình trạng sức khỏe của mỗi em không giống nhau. Thế nên, thời gian mọc răng của con có thể sớm hơn hoặc muộn hơn thời gian trung bình. Để nhận biết trẻ có đang mọc răng, bố mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu sau:
Thường sốt nhẹ, quấy khóc, không chịu bú: Đây là một số biểu hiện phổ biến khi trẻ sắp mọc răng. Lúc này, vì hệ miễn dịch của con thay đổi nên nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tình trạng quấy khóc, không chịu bú sữa là vì bé cảm nhận lợi bị đau nhức.
Nước bọt chảy liên tục: Răng sữa mọc làm dây thần kinh trong khoang miệng của trẻ bị kích thích. Bên cạnh đó, vì chức năng nuốt nước bọt của bé chưa hoàn thiện nên nước bọt sẽ chảy ra ngoài rất nhiều. Khi con lớn hơn thì hiện tượng này mới dần cải thiện.
Khu vực xung quanh cằm, miệng bị nổi mẩn đỏ: Vì nước bọt chảy ra ngoài liên tục nên vùng da phía ngoài bị kích ứng, nổi mẩn. Phụ huynh có thể khắc phục tình trạng này bằng cách chú ý lau khô miệng mỗi khi nước dãi của con chảy ra.
Bé hay nhai, cắn đồ vật: Vì phần hàm trong quá trình răng mọc bị ngứa nên con sẽ cắn, nhai bất cứ thứ gì có trong tay.
Để biết trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không, bạn cần xét đến thứ tự xuất hiện răng sữa của con. Cụ thể như:
6 – 10 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa giữa hàm dưới.
8 – 12 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa giữa hàm trên.
9 – 13 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa bên hàm trên.
10 – 16 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa bên hàm dưới.
13 – 19 tháng tuổi: 2 chiếc răng cối nhỏ hàm trên.
14 – 18 tháng tuổi: 2 chiếc răng cối nhỏ hàm dưới.
16 – 22 tháng tuổi: 2 chiếc răng nanh hàm trên.
17 – 23 tháng tuổi: 2 chiếc răng nanh hàm dưới.
23 – 31 tháng tuổi: 2 chiếc răng hàm ở hàm dưới.
25 – 33 tháng tuổi: 2 chiếc răng hàm ở hàm trên.
20 chiếc răng sữa xuất hiện lần lượt trên cung hàm khi bé từ 6 đến 33 tháng tuổi
Như vậy, bé sẽ mọc đủ 20 chiếc răng từ khi 6 đến khoảng 33 tháng tuổi. Răng ở hàm trên và hàm dưới xuất hiện luân phiên nhau. Thế nên, nếu răng ở dưới mọc trước hết thì đây là tình trạng khá bất thường. Sức khỏe răng miệng và tổng thể của con có thể bị ảnh hưởng. Cụ thể như:
Quá trình ăn dặm của con bị ảnh hưởng.
Trẻ có thể lười ăn, biếng ăn, khiến khả năng ăn nhai sau này không tốt.
Bé có thể bị ngọng, phát âm không chính xác.
Có thể gặp phải tình trạng răng bị khấp khểnh.
Các răng mọc lệch lạc, chen chúc nhau dẫn đến trường hợp hô, móm,… khiến tính thẩm mỹ bị suy giảm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ mọc răng hàm dưới trước
Như vậy, thắc mắc “trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không?” đã được giải đáp. Theo chuyên gia, tình trạng răng sữa mọc không theo thứ tự không phải hiếm gặp. Trường hợp này xảy ra ở nhóm răng cửa thường xuyên hơn là ở nhóm răng hàm. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do:
Bẩm sinh, di truyền từ người thân.
Trong quá trình mọc răng, bé không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc cơ địa con vốn yếu ớt.
Răng mọc chậm hơn thời gian dự kiến vì bị tác động khi ăn uống, vui chơi. Mầm răng sữa bị tổn thương, cần thời gian phục hồi trước khi mọc lên trên nướu.
Do thói quen nhai thức ăn hoặc cắn đồ vật bằng 1 bên miệng. Phần nướu thường dùng để nhai sẽ nhẵn, chặt hơn nên răng ở vị trí này mọc chậm hơn thời gian trung bình.
Nếu khoang miệng bị viêm nhiễm hoặc nhiệt nướu thì răng ở các vị trí này sẽ xuất hiện muộn hơn các răng khác trên cung hàm.
Răng mọc không đúng thứ tự có thể là do bé hay nhai, cắn đồ vật
Cách phòng và xử lý tình trạng răng mọc sai thứ tự
Khi nhận biết răng của bé mọc không đúng thứ tự, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. Sau khi kiểm tra, thăm khám, nha sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để khắc phục hiện tượng này. Bên cạnh đó, để không phải thắc mắc trẻ mọc răng hàm dưới có sao không, phụ huynh có thể thực hiện những việc dưới đây để giúp răng con luôn chắc khỏe:
Vệ sinh răng miệng cho con trong quá trình răng sữa bắt đầu mọc. Nếu bé vẫn còn nhỏ tuổi, chưa có răng thì bạn có thể dùng khăn sạch hoặc băng gạc rơ lưỡi, lau lợi cho trẻ.
Cho bé súc miệng sau khi uống sữa vào buổi tối. Đồng thời hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có chứa nhiều đường hoặc có gas. Từ đó tránh ảnh hưởng đến răng đã mọc và sắp mọc.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Tăng cường rau củ, hoa quả, sữa vào thực đơn hàng ngày để có lượng canxi, khoáng chất cần thiết cho răng phát triển.
Cho bé đến nha khoa để thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nếu phát hiện bệnh lý răng miệng thì bác sĩ sẽ đưa ra phương án khắc phục phù hợp.
Đưa con đến nha khoa để thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ
Như vậy, nội dung trên đã giải đáp thắc mắc trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không. Hy vọng mang đến nhiều thông tin hữu ích để quý phụ huynh thuận lợi hơn trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của con. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế DAISY qua Hotline 19009009 hoặc đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY để được chuyên gia hỗ trợ nhé!