Tiêu xương hàm có trồng răng được không? [Chuyên gia giải đáp]
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Tiêu xương hàm có trồng răng được không? [Chuyên gia giải đáp]

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Cẩm Nguyên vào ngày 06 tháng 09 năm 2022.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Kính Chương

Tiêu xương hàm là tình trạng xảy ra khi bị mất răng lâu ngày nhưng không được chữa trị. Theo đó, vùng xương nơi chân răng sẽ bị tiêu biến đi, khiến cấu trúc khuôn mặt bị thay đổi như méo miệng, sai lệch khớp cắn, gây mất thẩm mỹ. Trồng răng implant là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi mất răng. Tuy nhiên, khi tiêu xương hàm có trồng răng được không? Cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm xảy ra do hai nguyên nhân chính là bị mất răng và viêm nha chu. Khi mất răng sẽ tạo ra khoảng trống trên cung hàm tại vị trí chân răng đã mất. Theo đó, lực tác động lên xương hàm sẽ mất đi nên không thể kích thích các mô hoạt động và duy trì mật độ xương hàm ổn định. Vì vậy, xương dần dần tiêu đi. Theo nghiên cứu, mật độ xương giảm dần dần sau 3 tháng. Xương sẽ giảm tới 25% sau 12 tháng và giảm 45 – 60% sau 3 năm bị mất răng.

Viêm nha chu là tình trạng viêm, nhiễm nơi nướu, xung quanh chân răng. Từ đó, hình thành các triệu chứng như sưng tấy, chảy mủ và dần phá hủy men răng. Từ đó làm cho răng bị lung lay, nướu tụt đi. Các túi nha chu xuất hiện, phá hủy các mô nâng đỡ làm cho các dây chằng quanh răng cũng như xương ổ răng dần bị tiêu biến.

Mất răng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu xương hàm
Mất răng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu xương hàm

Xem thêm:

Cách dạng tiêu xương hàm phổ biến

Tiêu xương hàm cũng được chia thành các dạng khác nhau. Trong đó phổ biến là những loại sau đây:

  • Tiêu xương hàm theo chiều ngang: Tại vị trí răng bị mất, độ rộng của xương hàm thu hẹp lại, xương răng sẽ giãn ra và xâm chiếm vào khoảng trống xương bị tiêu. Các răng kề cận sẽ dồn về phía tiêu xương vì lúc này không còn chỗ để nâng đỡ.
  • Tiêu xương hàm theo chiều dọc: Vùng xương hàm dưới nướu sẽ bị tụt xuống so với vùng kề bên. Nếu không được chữa trị thì phần xương đó sẽ bị teo nhỏ đi.
  • Tiêu xương khu vực xoang: Khi răng ở hàm trên mất đi sẽ làm cho phần đỉnh xoang hạ xuống, làm tăng thể tích xoang.
  • Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt: Nếu răng bị mất quá nhiều ở hàm trên và hàm dưới sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương trên cả khuôn mặt. Từ đó, người bệnh sẽ bị thay đổi hình thái trên gương mặt như hóp má, khuôn miệng bị lõm và mặt có nhiều vết nhăn,…

Tiêu xương hàm về lâu dài sẽ làm thay đổi khuôn mặt người bệnh
Tiêu xương hàm về lâu dài sẽ làm thay đổi khuôn mặt người bệnh

Tìm hiểu thêm: Còn chân răng có bị tiêu xương không?

Tiêu xương hàm có trồng răng được không?

Những phân tích kể trên cho thấy rằng, việc tiêu xương hàm thực sự rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Khi đó, trồng răng Implant là một giải pháp hợp lý để ngăn ngừa tình trạng đó xảy ra.

Tiêu xương hàm rất khó để thực hiện trồng răng
Tiêu xương hàm rất khó để thực hiện trồng răng
Nhưng liệu tiêu xương hàm có trồng răng được không? Thực tế cho thấy, khi bị tiêu xương hàm thì vẫn có thể thực hiện cấy ghép Implant. Tuy nhiên, hiệu quả lại không được như mong muốn. Bởi lẽ, lúc đó phần xương hàm đã bị tiêu đi, không còn đủ độ vững và thể tích để chống đỡ được trụ implant. Về lâu dài phần trụ cấy sẽ bị nghiêng hoặc lung lay do không thể bám chắc vào cung hàm.

Mất răng gây ảnh hưởng rất lớn trong việc phục hình nếu như không điều trị ngay sau đó. Trường hợp bạn muốn trồng răng khi bị tiêu xương hàm thì cần phải thực hiện cấy ghép xương, ghép màng xương hoặc nâng xoang trước tiên.

Gợi ý đọc thêm: Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Tình trạng xương hàm như thế nào mới có thể trồng răng?

Như đã nói, tiêu xương hàm có trồng răng được không cần phải đảm bảo đủ điều kiện mới có thể thực hiện được. Trong đó, phần xương hàm phải đáp ứng tốt những những điều kiện sau đây:

  • Vùng trồng răng không có tình trạng viêm nhiễm.
  • Xương đủ về số lượng và chất lượng: cứng cáp, khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị hư tổn.

Phương pháp cấy ghép xương nhân tạo
Phương pháp cấy ghép xương nhân tạo

Trong trường hợp mật độ xương hàm không đảm bảo hoặc chất lượng quá thấp thì việc thực hiện sẽ gặp khó khăn và khả năng thất bại cao. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện cấy ghép xương hàm. Có hai phương pháp mà bạn có thể tham khảo:

  • Cấy ghép nhân tạo: Sử dụng những vật liệu từ tự nhiên như san hô để lấp vào vị trí trống, giúp xương mới được tái tạo lại. Quá trình này có thể phải diễn ra trên 6 tháng mới đủ thời gian để xương phát triển. Từ đó đáp ứng điều kiện trồng răng Implant.
  • Cấy ghép xương tự thân: Là kỹ thuật dùng những phần xương có sẵn như xương góc hàm, xương chậu,… để cấy ghép vào nơi xương hàm bị tiêu. Vì cùng một cơ thể nên khả năng tương thích rất cao và mau chóng hồi phục.

Xem ngay: Trồng răng bằng cấy ghép implant có thật sự tốt?

Trồng răng Implant – Giải pháp phòng chống tiêu xương hàm hiệu quả

Để có thể cấy ghép Implant hiệu quả thì điều kiện tiên quyết là cần có xương hàm khỏe mạnh. Tùy vào mức độ tiêu xương mà việc thực hiện cấy ghép xương diễn ra nhanh hay chậm. Sau đó mới có thể trồng Implant thuận lợi và an toàn để khôi phục răng đã mất.

Kỹ thuật trồng răng Implant bao gồm việc đặt trụ implant vào trong chân răng, gắn khớp nối Abutment và mão răng sứ lên phần thân răng. Phương pháp này giúp khôi phục lại khả năng ăn nhai từ chiếc răng mới, duy trì áp lực nhai lên xương hàm nên có thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương xảy ra. Vật liệu của trụ implant lành tính và an toàn với sức khỏe con người.

tiêu xương hàm có trồng răng được không
Cấy ghép implant tại Nha khoa Quốc tế DAISY

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã câu trả lời cho thắc mắc “tiêu xương hàm có trồng răng được không?”. Trồng răng Implant hay ghép xương hàm là hai kỹ thuật nha khoa phức tạp. Vì thế, bạn cần chọn những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất. Liên hệ với Nha khoa Quốc tế DAISY qua Hotline 19009009 hoặc đặt lịch hẹn nếu bạn có nhu cầu cấy ghép Implant nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Hình ảnh viêm tủy răng
Hình ảnh viêm tủy răng và dấu hiệu nhận biết sớm bệnh lý
 NGÀY ĐĂNG 31/05/2023
 21 XEM
Lồi xương chân răng
Lồi xương chân răng – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
 NGÀY ĐĂNG 26/05/2023
 43 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY