Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Tên khoa học của bệnh là Tooth Decay hoặc Caries.
Có thể hiểu đơn giản, sâu răng là tình trạng vi khuẩn tấn công và khiến mô cứng của răng bị tổn thương. Bề mặt răng xuất hiện nhiều lỗ to, nhỏ màu nâu hoặc màu đen. Theo thuật ngữ y khoa, sâu răng là hiện tượng hủy khoáng ở răng. Quá trình này diễn ra tại thân răng hoặc ở chân răng. Sau đó, nó tiến triển dần qua men răng, ngà răng. Cụ thể:
Sâu răng là bệnh lý răng miệng xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các em từ 6 đến 8 tuổi. Tỷ lệ gặp phải sâu răng ở độ tuổi này lên đến 85%. Con số này hiện nay có dấu hiệu tăng dần đều. Đây là việc dễ hiểu vì với cuộc sống hiện đại, chất lượng thực phẩm cũng như chế độ ăn uống được nâng cao. Theo đó, lượng đường trong thực đơn, trong khẩu phần ăn cũng ngày càng cao.
Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em hiện nay khá đáng chú ý. Đây cũng là điều dễ hiểu khi phụ huynh muốn biết trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao.
Từ thống kê về sức khỏe răng miệng thì có khoảng 60% người dân trên cả nước bị sâu răng. Đặc biệt, trong độ tuổi từ 6 – 8, trung bình mỗi bé sẽ có khoảng 6 chiếc răng sâu. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở hệ răng sữa và cả khi răng mọc hỗn hợp.
Đây là giai đoạn con bắt đầu thay răng, hơn nữa cấu trúc răng sữa lại khá mềm, không cứng cáp. Do đó, vi khuẩn sẽ dễ tấn công, khiến răng tổn thương nếu việc vệ sinh không được thực hiện kỹ lưỡng.
Nhận biết nguyên nhân của bệnh lý sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Theo đó, trước khi tìm hiểu trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao, cùng Nha khoa DAISY điểm qua các yếu tố dẫn đến tình trạng này ở bé ngay sau đây:
Trong trường hợp bố mẹ từng bị sâu răng trước đó hoặc có men răng yếu, dễ bị sâu thì có thể di truyền sang bé. Trẻ sinh ra sẽ dễ gặp phải tình trạng sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác.
Phụ huynh cho rằng răng sữa cuối cùng cũng sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Do đó, mọi người không quá chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho con. Thế nhưng, răng vĩnh viễn thay thế chiếc răng sữa đã bị sâu trước đó cũng sẽ có nguy cơ bị sâu răng lần nữa.
Có thể nói, đây là nguyên nhân chính khiến con bị sâu răng. Trường hợp bé có vệ sinh răng miệng nhưng đánh răng không đúng cách, không kỹ lưỡng cũng sẽ dẫn đến tình trạng trên.
Vì sức đề kháng yếu nên nhiều bé phải dùng kháng sinh để điều trị các bệnh lý. Tuy nhiên, trong thuốc kháng sinh lại có chứa nhiều thành phần ảnh hưởng đến men răng. Do đó, nếu con dùng kháng sinh nhiều và trong thời gian dài, răng trẻ sẽ bị xỉn màu. Cấu trúc răng bị yếu đi sẽ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây sâu răng.
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nếu chế độ ăn uống không khoa học, bé sẽ không được bổ sung đủ dưỡng chất. Nếu thực đơn hàng ngày thiếu canxi thì men răng – tổ chức ngoài cùng của răng sẽ trở nên suy yếu. Men răng sẽ mềm, xốp và dễ bị vi khuẩn tấn công, xâm nhập.
Bánh kẹo, nước ngọt cũng như các thực phẩm có đường khác là món ăn khoái khẩu của các bé. Thường thì sau khi ăn xong những món ăn này, lượng đường sẽ tồn tại trong khoang miệng khoảng 20 đến 60 phút.
Tuy nhiên, trong khoang miệng tồn tại rất nhiều vi khuẩn gây hại. Khi có đường trong khoang miệng, vi khuẩn gây hại sẽ tiêu hóa đường. Từ đó tạo ra loại acid có khả năng ăn mòn chất vô cơ ở men răng, ngà răng. Đây là nguyên nhân bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu nâu đen. Các mô sâu này lâu dần sẽ lan rộng ra khiến bố mẹ lo lắng trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao.
Răng hàm là nhóm răng giữ vai trò quan trọng trên cung hàm. Không chỉ giúp bé nhai, nghiền nát thức ăn mà răng cối còn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Trong trường hợp nhóm răng này bị sâu, tổn thương, con sẽ thấy vô cùng đau nhức, khó chịu khi ăn nhai thức ăn. Khi thực phẩm không được nghiền nát kỹ lưỡng, dạ dày sẽ phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài khiến bé gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, vì quá trình ăn nhai không thoải mái nên con có xu hướng bỏ bữa, chán ăn. Cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ khiến sức đề kháng của trẻ giảm. Đôi khi cơn đau diễn ra dữ dội khiến con không thể ngủ ngon. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến quá trình phát triển của trẻ bị ảnh hưởng.
Việc bố mẹ tìm hiểu trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao là rất cần thiết. Được khắc phục sâu răng sớm, bé sẽ ăn nhai tốt hơn. Từ đó đảm bảo quá trình phát triển bình thường của bé.
Răng hàm bị sâu dẫn đến nhiều hệ lụy khiến sức khỏe của bé suy giảm. Khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh lý, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị triệt để. Thế nhưng nếu chưa thể đến nha khoa ngay và không biết trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao, phụ huynh có thể áp dụng một hoặc cả hai cách dưới đây:
Nước muối có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả nên thường được dùng để cải thiện nhiều bệnh lý. Bố mẹ có thể mua nước muối sinh lý ở tiệm thuốc hoặc tự pha theo tỷ lệ như sau:
Lưu ý: Phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả cho trường hợp sâu răng nhẹ hoặc mới hình thành.
Có thể bạn chưa biết nhưng hạt cau có khả năng cải thiện tình trạng răng bị sâu hiệu quả. Công dụng này được người xưa biết đến và truyền tai nhau áp dụng. Cách dùng hạt cau đơn giản như sau:
Đối với câu hỏi trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao thì đến nha khoa sẽ là phương án tối ưu nhất. Tại đây, tùy vào mức độ nghiêm trọng của sâu răng mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp nhất cho từng bé. Cụ thể như:
Trường hợp bé bị sâu răng nhẹ, mô sâu mới hình thành thì quá trình điều trị sẽ không quá phức tạp. Lúc này, nha sĩ sẽ thực hiện tái khoáng để lấp đầy các lỗ nhỏ li ti trên răng trẻ. Men răng được phục hồi giúp răng con thêm chắc khỏe và trắng sáng.
Răng bị sâu nặng rất dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Đây cũng là giai đoạn nhiều phụ huynh phát hiện và muốn biết trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao.
Mặc dù mô sâu đã phát triển nhưng bố mẹ không cần quá lo lắng. Tại nha khoa, bác sĩ sẽ làm sạch mô sâu và tiến hành hàm trám răng. Mô răng bị tổn thương trước đó sẽ được phục hình. Từ đó giúp tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của bé được đảm bảo. Thế nhưng, phụ huynh cần nhắc nhở trẻ không cắn thức ăn quá dai hoặc quá cứng ở vị trí vừa trám. Vì như thế, miếng trám có thể bị bong và rơi ra ngoài.
Răng bị sâu nghiêm trọng có thể lan đến tủy, khiến chân răng bị tổn thương. Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để đảm bảo sức khỏe của những chiếc răng khác. Nhổ bỏ răng hàm vĩnh viễn sẽ gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của trẻ. Mặc dù có thể phục hình nhưng con cần đợi một thời gian khá dài. Trường hợp nhổ răng sữa cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tương tự.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe của trẻ, phụ huynh cần thường xuyên quan sát, chú ý đến tình trạng răng miệng của bé. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời và triệt để.
Thắc mắc “trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao?” đã có câu trả lời. Có thể thấy, tình trạng sâu răng nhẹ hoặc nặng đều sẽ khiến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bé bị ảnh hưởng. Do đó, để tránh gặp phải trường hợp này, bố mẹ cần chủ động chăm sóc trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Cách duy trì sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của con được nha sĩ hướng dẫn như:
Nha khoa DAISY là phòng khám quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Với trình độ chuyên môn cao, tình trạng sâu răng ở các bé sẽ được phát hiện và khắc phục triệt để. Đặc biệt, với sự tận tâm, chu đáo, bác sĩ sẽ tạo bầu không khí vui vẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, hợp tác điều trị.
Đặc biệt, quá trình điều trị sâu răng hàm ở trẻ sẽ được diễn ra ở phòng nha riêng biệt. Với 1 bác sĩ, 1 phòng nha cùng bộ dụng cụ nha riêng, sức khỏe của con sẽ được đảm bảo. Nhờ ứng dụng hệ thống vô trùng chuẩn B Châu Âu Mocom Classic, dụng cụ nha khoa được vô khuẩn triệt để trước khi dùng. Từ đó góp phần giúp nguy cơ lây nhiễm chéo được hạn chế tối đa.
Ngoài ra, Nha khoa DAISY thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi, tầm soát sức khỏe của trẻ. Tạo điều kiện cho các bé có cơ hội kiểm tra và điều trị các vấn đề về răng. Từ đó, sức khỏe răng miệng cùng nụ cười của con được duy trì.
Trên đây là câu trả lời cho vấn đề “Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao?”. Phụ huynh nên chủ động phòng ngừa và đưa bé đến nha khoa để thăm khám thường xuyên. Liên hệ ngay Hotline 19009009 để được đặt lịch hẹn sớm nhất tại Nha khoa DAISY nhé!