Viêm họng là bệnh lý thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhất là trẻ em. Khi bị viêm họng, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng như ho khan, ho có đờm, đau rát cổ họng, đau khi nuốt thức ăn,… Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Viêm amidan là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Có thể hiểu đơn giản rằng, vùng họng được cấu tạo bởi khối cơ nhỏ liên kết với màng nhầy ở sau mũi, miệng và bộ phận thanh quản ở cổ họng. Do đó, viêm amidan cũng sẽ dẫn đến viêm họng nhưng không ho. Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác như sốt, đau rát họng, khàn tiếng, khó thở,…
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là do viêm họng hạt. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn tấn công các tế bào lympho gây viêm họng hạt. Bệnh lý này thường có biểu hiện như sưng hạch ở cổ, đau họng kéo dài, ho, mệt mỏi, sốt,…
Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho, thậm chí bé không sốt. Khi đó, bố mẹ rất khó phát hiện trẻ bị viêm họng hạt. Nhưng nếu quan sát kỹ, phụ huynh vẫn có thể thấy bên trong cổ họng của trẻ xuất hiện nhiều hạt màu đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau.
Nhiều bé có thói quen thở bằng miệng khi ngủ. Đây là thói quen xấu vì có khả năng làm niêm mạc họng bị khô. Do đó, sau khi thức dậy vào buổi sáng, trẻ thường có biểu hiện viêm họng nhưng không ho. Tình trạng này còn kéo theo nhiều triệu chứng khác như hôi miệng, khàn tiếng, bức bối trong người.
Thói quen thở bằng miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó chủ yếu là do bị viêm mũi, nghẹt mũi, viêm amidan, mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ,…
Khi mắc phải bệnh lý này, chức năng co thắt của thực quản bị suy yếu. Từ đó khiến dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi đó, niêm mạc thực quản bị kích ứng sẽ gây nên bệnh lý về đường hô hấp, điển hình như: Viêm họng, viêm thanh quản. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là ợ nóng, ợ hơi, đau rát vùng ngực, khó nuốt. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho.
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất làm trẻ bị viêm họng nhưng không ho là do uống nhiều đồ lạnh. Thường xuyên uống nước đá hoặc sinh tố lạnh có thể gây ra viêm họng hoặc khiến tình trạng viêm họng trở nên nặng hơn. Bởi khi uống đồ lạnh, cổ họng sẽ dễ dàng bị kích ứng và dẫn đến phù nề. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào tổ chức hầu họng, gây viêm họng. Do đó, bố mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ uống quá nhiều nước đá lạnh.
Cảm lạnh là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp. Đặc biệt là với những người có sức khỏe kém, trẻ nhỏ. Cảm lạnh xảy ra khi thời tiết thay đổi hoặc do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm. Bệnh không gây nguy hiểm và có thể khỏi sau vài ngày nếu được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cảm lạnh là do virus. Biểu hiện thường thấy của bệnh lý này là nghẹt mũi, sưng viêm niêm mạc họng. Một số trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho cũng là do cảm lạnh gây ra.
Nguyên nhân của tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho còn là do bệnh bạch cầu đơn nhân. Đây là bệnh do virus gây ra. Khi mắc phải bệnh lý này, trẻ sẽ gặp một số triệu chứng tương tự cảm cúm như sốt, sưng amidan, mệt mỏi, chán ăn, viêm đau họng,…
Trong không khí thường chứa nhiều hạt vi khuẩn, hóa chất, hạt phấn hoa, thậm chí là chất gây kích thích niêm mạc họng. Do vậy, các bé sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ bị viêm họng và bệnh về đường hô hấp cao hơn so với bình thường. Ngoài việc trẻ bị viêm họng, bé cũng có thể gặp những triệu chứng khác như sưng hạch cổ họng, cảm giác khó chịu ở cổ họng,…
Nếu bé bị viêm amidan nhưng không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn. Đồng thời hình thành ổ áp xe (túi mủ) xung quanh amidan. Bệnh có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng nếu túi mủ bị vỡ, dẫn đến nhiễm trùng amidan. Biểu hiện thường gặp của áp xe quanh amidan là sưng hạch cổ họng, đau họng, khó nuốt, hơi thở có mùi hôi, biếng ăn,…
Nhiều trường hợp bé bị áp xe quanh amidan nhưng không sốt, không ho khiến bố mẹ rất khó nhận biết. Do vậy, bạn nên theo sát trẻ, quan sát kỹ những dấu hiệu bất thường. Ngay khi thấy bé có những biểu hiện như sốt cao, khó thở, nôn mửa, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Nếu được thăm khám điều trị đúng cách sớm, bệnh lý viêm họng ở cả người lớn lẫn trẻ em sẽ khỏi sau một vài ngày, vài tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé bị viêm họng nhưng không ho kèm theo những biến chứng phức tạp khác. Khi đó, viêm đau họng chỉ là biểu hiện ban đầu, chưa thể xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Trong những ngày tiếp theo, nếu bé gặp phải các triệu chứng nặng hơn như đau họng không giảm, sốt cao liên tục,… thì cần được đưa đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời. Ngoài ra, tình trạng này cũng là dấu hiệu của bệnh lý mãn tính về đường hô hấp. Bệnh càng kéo dài thì sức khỏe của trẻ càng bị ảnh hưởng. Đồng thời, quá trình điều trị cũng trở nên phức tạp hơn nhiều.
Sau khi thăm khám chẩn đoán, tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của mỗi bé mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là những phương pháp điều trị viêm họng phổ biến:
Viêm họng là bệnh thường xảy ra ở trẻ em, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa hoặc những ngày thời tiết lạnh. Vậy nên nếu bệnh không phải do nhiễm trùng, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị, chăm sóc con tại nhà:
Trong trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho kéo dài, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng và thể trạng của bé. Một loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh lý này có thể kể đến như sau:
Dù viêm họng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh lý này vẫn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thậm chí, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn. Do vậy, bố mẹ nên áp dụng những biện pháp sau để ngăn ngừa trẻ bị viêm họng nhưng không ho:
Trên đây là một số thông tin mà các bậc phụ huynh cần biết về tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Trong trường hợp bé bị sưng đau, viêm họng kéo dài hoặc kèm theo những triệu chứng trên, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu còn băn khoản hoặc cần tư vấn thêm, bạn có thể gọi trực tiếp hotline của Nha khoa Quốc tế DAISY qua số 19009009 để được hỗ trợ nhé!