Trẻ mấy tháng mọc răng? Những dấu hiệu phụ huynh cần biết
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Trẻ mấy tháng mọc răng? Những dấu hiệu phụ huynh cần biết

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Cẩm Nguyên vào ngày 15 tháng 02 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Khi mới lần đầu làm cha mẹ, các bậc phụ huynh có rất nhiều thắc mắc. Một trong số những vấn đề được quan tâm nhất đó là “trẻ mấy tháng mọc răng?”. Nhận biết trẻ đang mọc răng qua những dấu hiệu nào? Để tìm hiểu chi tiết hơn về quá trình mọc răng của bé, hãy cùng Nha khoa Quốc tế DAISY theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Trẻ mấy tháng mọc răng?

Trẻ mấy tháng mọc răng? Theo các chuyên gia, con sẽ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa hoặc do di truyền, nhiều trẻ sẽ mọc răng sớm hoặc muộn hơn thời gian này. Do đó, mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu trong khoảng tháng thứ 9 đến tháng thứ 12, trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên thì có lẽ con đã gặp phải trường hợp mọc răng muộn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bé bị thiếu hụt canxi và chất dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, để thúc đẩy quá trình mọc răng, mẹ hãy thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Nhìn chung, quá trình mọc răng của bé yêu sẽ rơi vào một số thời điểm sau:

  • 06 tháng: Đây là thời điểm mà con sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên.
  • 12 tháng: Lúc này, bé mọc khoảng 6 chiếc răng.
  • 20 tháng: 20 chiếc răng sữa của trẻ sẽ mọc ở cả hàm trên và hàm dưới.

Trẻ bắt đầu mọc răng khi được 06 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu mọc răng khi được 06 tháng tuổi

Những dấu hiệu bé đang mọc răng mà phụ huynh cần biết

Mỗi em bé đều sẽ trải qua quá trình mọc răng. Tuy nhiên, dấu hiệu mọc răng ở trẻ có thể sẽ không giống nhau. Một số sẽ không có triệu chứng gì, và ngược lại. Dưới đây là một số dấu hiệu bé đang mọc răng mà bạn nên biết:

  • Bé bị chảy nước dãi: Quá trình mọc răng sẽ kích thích khoang miệng của bé tiết nhiều nước dãi hơn. Tình trạng này có thể kéo dài cho đến khi con hoàn tất quá trình mọc răng.
  • Trẻ bị phát ban: Nguyên nhân gây phát ban ở trẻ là do nước dãi chảy thường xuyên. Lúc này, cằm của con có thể bị nổi mẩn đỏ, nứt nẻ và phát ban. Tình trạng này có thể lan rộng đến cổ và ngực.
  • Bé bị sốt khi mọc răng: Đây là tình trạng rất thường gặp. Khi con mọc chiếc răng đầu tiên cũng là lúc hệ miễn dịch thay đổi. Vì thế, vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó khi mọc răng, nướu của con có thể bị sưng đỏ và gây ra tình trạng sốt nhẹ.
  • Bé bị ho và có phản xạ bịt miệng: Nếu trẻ không có bất kỳ dấu hiệu nào của cảm cúm nhưng vẫn ho liên tục, ọc sữa thì có thể con đang mọc răng.
  • Bé hay cắn các đồ vật xung quanh: Quá trình mọc răng sẽ khiến nướu của con bị kích ứng, cảm thấy ngứa hoặc khó chịu. Để giảm bớt áp lực, trẻ thường có xu hướng ngậm, cắn đồ vật xung quanh.
  • Bé bị khó chịu: Bé có thể trải qua cơn đau nhức khi chiếc răng nhỏ đè lên nướu. Điều này sẽ khiến con cáu kỉnh trong vài giờ hoặc quấy khóc.
  • Trẻ chán ăn, bỏ bữa: Triệu chứng đau nhức khi mọc răng sẽ khiến trẻ chán ăn và bỏ bữa. Dù ăn thức ăn mềm hay bú sữa bình, sữa mẹ cũng làm con cảm thấy khó chịu, quấy khóc.
  • Bé hay kéo tai và xoa má: Nướu răng, tai và má là những bộ phận có chung đường dẫn thần kinh. Chính vì thế, khi con mọc răng (đặc biệt là răng hàm) thì tai và má cũng sẽ cảm thấy khó chịu. Do đó, trẻ thường kéo tai và xoa má nhiều hơn.
  • Bé bị tụ máu nướu răng: Đây là tình trạng khá phổ biến. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng. Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện cục u hơi xanh dưới lợi. Tình trạng này có thể khiến con bị đau nhức.

Trẻ thường bị chảy dãi trong quá trình mọc răng
Trẻ thường bị chảy dãi trong quá trình mọc răng

Thứ tự mọc răng của trẻ như thế nào?

Bên cạnh vấn đề trẻ mấy tháng mọc răng, cha mẹ cũng cần quan tâm đến quá trình con mọc răng sữa. Điều này sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi tình trạng răng miệng của bé. Cụ thể như sau:

  • Mọc răng cửa hàm dưới đầu tiên khi được 06 tháng tuổi.
  • Mọc răng cửa hàm dưới thứ hai vào tháng thứ 07.
  • Mọc răng cửa hàm trên thứ nhất vào tháng thứ 08.
  • Mọc răng cửa hàm trên thứ hai khi được 09 tháng tuổi.
  • Mọc 4 răng hàm dưới và 4 răng hàm trên trong giai đoạn từ 12 – 16 tháng tuổi.
  • Mọc răng nanh hàm dưới và hàm trên từ 16 – 20 tháng tuổi.
  • Mọc hoàn thiện 20 răng sữa khi bé được 2 -3 tuổi.

Trẻ bắt đầu mọc 2 răng cửa hàm dưới khi được 6 - 7 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu mọc 2 răng cửa hàm dưới khi được 6 – 7 tháng tuổi

Do đó, để đảm bảo con có hàm răng chắc khỏe và đều đặn, mẹ hãy theo dõi quá trình mọc răng sữa nhé. Trong một số trường hợp, thời điểm mọc răng của con có thể bị xê dịch một tí nên bạn đừng quá lo lắng.

Những yếu tố tác động đến thời gian mọc răng của trẻ

Biết được trẻ mấy tháng mọc răng sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi sức khỏe răng miệng của con. Quá trình này có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn so với thời gian thông thường. Dưới đây là một số yếu tố tác động đến thời gian mọc răng của bé mà bạn có thể tham khảo:

  • Di truyền: Con sinh ra sẽ thừa hưởng đặc điểm của cha mẹ. Do đó, nếu bố mẹ mọc răng sớm hoặc muộn thì bé sinh ra cũng có thể gặp phải tình trạng này.
  • Chế độ dinh dưỡng: Nếu cơ thể của con không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì quá trình mọc răng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Thiếu canxi và vitamin D: Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến thời gian mọc răng của con.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của con
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của con

Cách giúp bé dễ chịu hơn trong quá trình mọc răng

Trong quá trình mọc răng, trẻ sẽ không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức, khó chịu. Để làm giảm tình trạng này, mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ mọc răng: Để giảm bớt cảm giác khó chịu, áp lực răng lên nướu, mẹ có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ mọc răng bằng cao su gập ghềnh, bàn chải đánh răng lông mềm hoặc rơ nướu massage cho bé.
  • Nhiệt độ lạnh: Mẹ có thể chườm lạnh cho con để làm giảm cảm giác đau nhức.
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu thấy cơn đau của con không thuyên giảm, mẹ hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau nhé.

Massage nướu giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng
Massage nướu giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng

Khi nào cần đưa bé đến nha sĩ để thăm khám khi mọc răng?

Bé mọc răng sẽ gặp phải một số triệu chứng như: Ho, sốt, đau nhức,…. Đây là những biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu phát hiện con gặp phải một số tình trạng dưới đây thì hãy đưa bé đến gặp nha sĩ ngay.

  • Sốt cao kèm theo triệu chứng tiêu chảy kéo dài.
  • Tình trạng máu tụ dưới nướu không thuyên giảm mặc dù đã áp dụng các biện pháp giảm sưng.
  • Bé liên tục kéo tai và má nhiều ngày.

Những triệu chứng này xảy ra có thể là do con đang bị nhiễm trùng. Vì trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ bắt đầu thay đổi nên vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập. Do đó, mẹ cần phải đưa con đến gặp nha sĩ ngay.

Đưa con đến gặp nha sĩ nếu phát hiện những triệu chứng bất thường
Đưa con đến gặp nha sĩ nếu phát hiện những triệu chứng bất thường

Biết được trẻ mấy tháng mọc răng sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi và đảm bảo con có hàm răng chắc khỏe, đều đặn. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên đưa trẻ đến nha khoa để chăm sóc răng định kỳ. Điều này sẽ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng của bé. Vui lòng liên hệ với Nha khoa DAISY qua số hotline 19009009 để đặt lịch hẹn sớm nhất bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Câu thần chú mọc răng không sốt
Câu thần chú mọc răng không sốt có hiệu quả không?
 NGÀY ĐĂNG 08/06/2023
 14239 XEM
cách để mọc răng khểnh tự nhiên
Cách để mọc răng khểnh tự nhiên đơn giản và hiệu quả nhất
 NGÀY ĐĂNG 03/03/2023
 3567 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY