Tụt lợi chân răng là hiện tượng phần nướu dần co rút về phía cổ chân răng. Khi gặp phải trường hợp này thì không chỉ răng bị suy yếu dần mà vẻ ngoài của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Có thể điều trị tụt nướu tại nhà hay không? Cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Tụt lợi là gì?
Tụt nướu, tụt lợi chân răng đều là tên gọi của một bệnh lý răng miệng phổ biến. Đây là tình trạng phần nướu bị co rút dần về phía chân răng, làm lộ cuống răng ra bên ngoài. Hiện tượng này xảy ra chỉ ở một vài răng nhưng nhiều trường hợp có thể xảy ra ở cả cung hàm. Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng đi kèm như: Xuất huyết chân răng, miệng có mùi khó chịu,…
Tụt lợi chân răng có thể chia ra thành hai loại. Đó là tụt nướu nhìn thấy được và tụt nướu không nhìn thấy được. Lợi bị co rút có thể nhìn thấy khi xảy ra ở cung hàm dưới, đặc biệt là ở răng cửa, răng nanh. Ngược lại, nếu ở những vị trí khác thì cần máy dò mới có thể phát hiện ra tình trạng này.
Tụt lợi chân răng là tình trạng nướu bị co rút, làm lộ chân răng ra ngoài
Tụt lợi chân răng gây ra những ảnh hưởng như thế nào?
Nếu tụt lợi chân răng không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh lý có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Cụ thể như:
Làm giảm tính thẩm mỹ: Nướu bị co rút sẽ khiến phần cổ chân răng lộ ra ngoài khá nhiều. Từ đó xuất hiện những kẽ hở ở chân răng khiến tính thẩm mỹ của răng bị suy giảm nghiêm trọng. Dẫn đến việc người bệnh tự ti, e ngại trong khi giao tiếp với người khác.
Nguy cao bị mất răng cao: Tình trạng tụt lợi chân răng nếu không được điều trị trong thời gian dài sẽ khiến cấu trúc xương hàm cũng như các mô mềm bị tổn thương. Khi phần xương nâng đỡ răng không còn sẽ khiến răng bị lung lay và dẫn đến mất răng.
Răng trở nên nhạy cảm hơn: Phần nướu xung quanh răng bị co rút làm lộ ngà răng ra ngoài. Do đó, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Bạn có thể bị ê buốt khi sử dụng các thức ăn nóng, lạnh, chua,… Trong nhiều trường hợp người bệnh có thể bị tê răng khi hít không khí lạnh hoặc khi đánh răng.
Gặp phải nhiều bệnh lý răng miệng khác: Khi nướu bị co rút, thức ăn thường sẽ bị mắc kẹt vào kẽ chân răng. Những vị trí này thường rất khó để làm sạch. Thế nên đây sẽ là nơi ở của nhiều vi khuẩn. Lượng vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều sẽ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng,…
Tụt nướu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ
Dấu hiệu nhận biết tình trạng tụt lợi chân răng
Bên cạnh nhận thấy nướu dần bị co rút về cuống răng, bạn có thể phát hiện tụt lợi chân răng nhờ những dấu hiệu sau:
Chân răng thường dễ bị chảy máu khi có tác động lực như khi đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa. Đôi khi người bệnh ấn nhẹ vào lợi cũng thấy xuất huyết từ chân răng.
Chiều dài thân răng bị lộ ra ngoài khá nhiều, phần lợi bị thu hẹp lại.
Nướu có dấu hiệu sưng đỏ và gây đau nhức, khó chịu.
Răng yếu dần đi và bị lung lay.
Răng dễ bị ê buốt hơn, nhất là khi đánh răng và ăn thực phẩm.
Miệng thường có mùi hôi, đặc biệt là vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
Nhiều trường hợp tụt nướu khác chỉ được nha sĩ phát hiện khi sử dụng máy dò. Thiết bị y tế này sẽ xem vị trí và khả năng bám dính của mô để xác định tình trạng tụt lợi chân răng.
Kẽ chân răng bị lộ ra ngoài là một trong những dấu hiệu của tụt lợi
Nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi
Có rất nhiều lý do khác nhau có thể dẫn đến tụt lợi chân răng. Một số nguyên nhân phổ biến mà mọi người thường mắc phải như:
Viêm chân răng: Tình trạng cao răng tích tụ quá nhiều sẽ gây viêm chân răng. Sau một thời gian dài, lượng vi khuẩn trên mảng bám sẽ tấn công lên nướu, dẫn đến tình trạng viêm nha chu, viêm lợi,… Từ đó khiến cấu trúc xung quanh răng bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng tụt lợi.
Do cấu trúc của răng: Lớp xương ổ răng ở phía ngoài chân răng nếu quá ít sẽ rất dễ bị tác động. Do đó nếu có áp lực sẽ khiến lớp xương này bị tổn thương dẫn đến tụt nướu.
Đánh răng sai cách: Lực đánh răng quá mạnh hoặc chải răng theo chiều ngang sẽ khiến phần lợi quanh răng bị tổn thương. Tình trạng nếu kéo dài sẽ dẫn đến tụt lợi chân răng.
Chải răng quá mạnh có thể gây ra tụt lợi chân răng
Vệ sinh răng miệng không hiệu quả: Việc không đánh răng thường xuyên hoặc vệ sinh răng không kỹ, vụn thức ăn mắc kẹt trên kẽ răng sẽ không được làm sạch. Từ đó khiến vi khuẩn ngày càng nhiều, làm vôi răng hình thành, dẫn đến tụt nướu.
Do mất răng lâu ngày: Vị trí răng bị mất lâu ngày nếu không được điều trị sẽ khiến xương ổ răng bị tiêu giảm. Thế nên gây ra hiện tượng nướu bị co rút.
Do yếu tố di truyền: Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu bố mẹ hoặc ông bà gặp phải tình trạng nướu co rút về chân răng, nguy cơ cao con cháu cũng sẽ gặp phải bệnh lý này.
Cách điều trị tình trạng tụt lợi chân răng
Tùy vào mức độ của bệnh mà nha sĩ sẽ có những phương pháp xử lý phù hợp. Nếu tình trạng tụt lợi chân răng không được điều trị kịp thời sẽ trở nên nghiêm trọng. Do đó, thời gian xử lý sẽ kéo dài và kỹ thuật được sử dụng sẽ trở nên phức tạp hơn. Vậy cách điều trị tụt nướu tùy theo từng trường hợp sẽ như thế nào? Mời các bạn tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây:
Trường hợp tụt nướu nhẹ
Tụt lợi chân răng mức độ nhẹ là khi phần nướu bị co rút không quá nghiêm trọng và chỉ xảy ra ở một vài răng. Ở trường hợp này, bạn có thể điều trị bằng những cách sau:
Nếu đang chải răng sai cách thì bạn cần thay đổi cách đánh răng của mình. Người bệnh cần chải răng theo chiều dọc, theo vòng tròn với lực vừa phải. Tránh tình trạng đánh răng theo chiều dọc và chải răng quá mạnh khiến lợi bị tổn thương.
Sử dụng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng mà không làm hở kẽ chân răng.
Kết hợp với dung dịch súc miệng chuyên dụng để tránh tình trạng tụt nướu.
Đến nha khoa để được cạo vôi răng, xử lý các ổ viêm nhiễm (nếu có) và phục hồi các mô nha chu.
Trong trường hợp men răng bị khuyết hoặc mòn, bạn có thể lựa chọn phương pháp bọc răng sứ hoặc trám răng. Hai kỹ thuật này sẽ giúp bù đắp phần răng bị khiếm khuyết rất hiệu quả. Đồng thời khắc phục được tình trạng tụt nướu, nhờ đó hồi phục được khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của răng.
Trường hợp tụt lợi nặng
Khi tình trạng tụt lợi chân răng trở nên nghiêm trọng, bạn có thể nhìn thấy phần nướu bị co rút về phía chân răng rất rõ. Để khắc phục trường hợp này, nha sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép vạt lợi. Một số phương pháp bù đắp chân răng có thể lựa chọn như:
Thu nhỏ hoặc loại bỏ các túi nha chu: Phương pháp này còn được gọi là nạo túi nha chu. Khi thực hiện, nha sĩ sẽ loại bỏ lượng vi khuẩn gây hại và những túi nha chu giả. Sau đó tiến hành khâu mô lợi ở khu vực chân răng.
Ghép mô lợi tự thân: Đây là kỹ thuật sử dụng các mô mềm bên trong khoang miệng để bù đắp phần nướu đã bị co rút. Nhờ đó tái tạo trở về trạng thái như bình thường, đồng thời giúp ngăn chặn bệnh tái phát.
Ghép xương: Phương pháp này được sử dụng khi xương răng của người bệnh bị phá hủy nghiêm trọng. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà nha sĩ sẽ lựa chọn vật liệu thích hợp để cấy vào cơ thể.
Ghép mô tự thân là kỹ thuật giúp khắc phục tình trạng tụt nướu
Một số mẹo dân gian điều trị tụt lợi tại nhà hiệu quả
Tụt lợi chân răng là bệnh lý cần được phát hiện sớm và điều trị triệt để. Trong trường hợp chưa thể đến cơ sở nha khoa ngay thì người bệnh có thể sử dụng một vài nguyên liệu trong bếp để chữa tụt nướu như:
Trà xanh: Trà xanh là thực phẩm có chứa catechin và tanin. Đây là hai hoạt chất có khả năng cải thiện sự liên kết giữa nướu và răng. Bạn chỉ cần đun sôi nước trà xanh và dùng nước để uống hoặc súc miệng sau khi đánh răng. Chỉ sau một vài ngày sử dụng, người bệnh sẽ thấy tình trạng tụt nướu được cải thiện rõ rệt.
Dầu mè: Dầu mè có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm nên được sử dụng rất nhiều để điều trị tụt lợi. Bạn chỉ cần đun ấm 3 muỗng dầu mè. Sau đó trộn với kem đánh răng và sử dụng như thông thường. Người dùng cũng có thể ngậm trực tiếp dầu mè để súc miệng. Thực hiện 2 lần/tuần để đạt hiệu quả cao bạn nhé!
Hỗn hợp chanh và dầu ô liu: Hỗn hợp chanh và dầu ô liu có tác dụng sát trùng, kháng viêm rất tốt. Người dùng chỉ cần pha dầu ô liu cùng nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:2, cho vào chai thủy tinh và chờ trong 1 tháng. Hỗn hợp sau 1 tháng có thể sử dụng massage vùng nướu bị co rút. Nên thực hiện khoảng 3 lần/tuần.
Một số nguyên liệu giúp điều trị tụt nướu tại nhà hiệu quả
Lưu ý để phòng ngừa hiện tượng tụt lợi chân răng
Tụt lợi chân răng là hệ quả của việc chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Do đó, để phòng ngừa bệnh lý này, bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Một số cách ngăn ngừa tình trạng tụt nướu được nha sĩ khuyến khích như:
Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng đúng chuẩn Y khoa
Vệ sinh răng miệng đúng chuẩn Y khoa là phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng tụt lợi chân răng có hiệu quả cao. Để thực hiện, người dùng cần:
Vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày. Sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ.
Chải răng theo chiều dọc hoặc vòng tròn. Lực đánh răng vừa phải, không nên quá mạnh.
Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng.
Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn thức ăn còn bám lại trên răng.
Sử dụng dung dịch súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng.
Sử dụng bàn chải lông mềm để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi chân răng
Từ bỏ các thói quen xấu
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng thì bạn cũng cần chú ý đến một số thói quen sinh hoạt sau để ngăn ngừa tụt lợi chân răng:
Cai bỏ hoặc tránh hoàn toàn việc hút thuốc lá.
Hạn chế tình trạng nghiến răng hoặc cắn siết răng.
Tránh sử dụng các thực phẩm có gas hoặc chứa nhiều đường công nghiệp như: Bánh kẹo, nước ngọt,…
Giảm tần suất sử dụng đồ uống có cồn như: Rượu, bia,…
Hạn chế sử dụng những món ăn quá lạnh hoặc quá nóng.
Hạn chế nghiến răng để tránh làm lợi bị co rút
Thăm khám tại nha khoa theo định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ là biện pháp phòng ngừa cũng là cách điều trị tụt lợi chân răng hiệu quả nhất. Theo bác sĩ, bạn nên đến phòng khám 6 tháng/lần. Nếu phát hiện những bệnh lý răng miệng khác, nha sĩ sẽ xử lý tình trạng này kịp thời. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giúp bạn loại bỏ lớp vôi răng. Từ đó hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, hình thành cao răng và làm nướu bị co rút.
Đến nha khoa để được lấy vôi răng định kỳ
Chữa tụt lợi ở đâu hiệu quả và an toàn?
Để quá trình điều trị tụt lợi chân răng diễn ra an toàn và hiệu quả, người bệnh nên đến cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng. Trong đó, Nha khoa Quốc tế DAISY – Hệ thống nha khoa tiêu chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam là địa chỉ bạn có thể gửi gắm niềm tin. Bởi vì:
DAISY DENTAL quy tụ đội ngũ y, bác sĩ được đào tạo bài bản, giỏi chuyên môn. Không chỉ giàu kinh nghiệm, các chuyên gia đầu ngành từng có thời gian tu nghiệp tại nước ngoài, điều trị thành công cho hàng nghìn khách hàng khác nhau.
Nha khoa DAISY còn là nơi đi đầu trong việc sở hữu loạt máy móc, thiết bị hiện đại vào quá trình thăm khám. Từ đó nhằm hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Tại phòng khám, người bệnh sẽ được áp dụng mô hình điều trị 1 khách hàng – 1 bác sĩ – 1 phòng nha – 1 bộ dụng cụ nha riêng. Nhờ đó đảm bảo môi trường nha khoa an toàn, hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo.
Chi phí dịch vụ được niêm yết rõ ràng, minh bạch. Quý khách hàng có thể thoải mái lựa chọn phương án điều trị phù hợp với mình.
Nha khoa DAISY – Địa chỉ chữa tụt lợi được nhiều khách hàng lựa chọn
Hy vọng bài viết trên mang đến nhiều thông tin hữu ích về tình trạng tụt lợi chân răng. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, liên hệ với Nha khoa DAISY qua Hotline 1900 9009 để được hỗ trợ nhé!