Nổi cục cứng ở lợi không phải là tình trạng hiếm gặp. Đây là hiện tượng mô nướu xuất hiện phần cứng. Phần cứng này có thể có một hoặc nhiều cái. Bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát hoặc khi dùng tay chạm vào.
Thông thường, tình trạng trên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Thế nhưng, nếu cục cứng này sưng đỏ, gây đau nhức thì bạn cần phải chú ý. Bởi vì lúc này, nguyên nhân gây ra nổi cục cứng ở nướu có thể là do các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế hoặc địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám.
Ở nội dung tiếp theo, Nha khoa DAISY sẽ tổng hợp một số nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện cục cứng ở lợi. Đồng thời hướng dẫn bạn cách xử lý tình trạng này. Cùng tiếp tục theo dõi nhé!
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện cục cứng ở lợi. Cùng tìm hiểu chi tiết đấy là những yếu tố nào để tìm cách khắc phục phù hợp bạn nhé!
Nguyên nhân dẫn đến việc nổi cục cứng ở nướu là do thức ăn còn sót lại trên răng. Khi mảng bám không được làm sạch sẽ là cơ hội để vi khuẩn gây hại tích tụ, sinh sôi. Chúng tấn công vào nướu khiến phần mô mềm này bị sưng tấy, nổi cục cứng và chảy máu.
Nổi cục cứng ở lợi cũng có thể là do u hạt nhiễm khuẩn. U hạt khá mềm, làm nướu răng và miệng xuất hiện những vết sưng màu đỏ. Các cục thịt do u hạt tạo ra không gây đau nhức nhưng lại rất hay chảy máu mỗi khi chạm vào. Máu chảy ra từ u hạt rất dễ gây viêm nhiễm. Đối với hiện tượng này thì nha sĩ sẽ chỉ định bạn tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u.
U nang răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi cục cứng ở nướu. U nang răng vốn là những bóng nhỏ, trong đó có chất lỏng, không khí và cả vật liệu mềm xuất hiện trên nang răng.
Chân răng bị gãy hình thành nên u nang răng. Khi răng càng suy yếu thì u năng răng sẽ phát triển ngày càng lớn hơn. Cục cứng ở lợi xuất hiện do u nang răng thì việc điều trị không quá phức tạp. Nha sĩ sẽ cắt bỏ khối u một cách nhẹ nhàng. Mô chết bao quanh u nang răng cũng được loại bỏ để tránh trường hợp u nang răng hình thành trở lại.
Loét miệng có thể làm xuất hiện cục cứng ở lợi. Từ đó gây ra nhiều cơn đau nhức ở người bệnh. Vết loét miệng thường hình thành ở phía dưới đáy lợi. Mỗi khi xuất hiện, chúng sẽ có viền đỏ cùng các đốm trắng xung quanh.
Khi vết loét bị sưng và nhô lên sẽ tạo ra cục cứng ở vị trí ấy. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau hoặc đến gặp bác sĩ để được xử lý tình trạng này.
Khi mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ hình thành nên cao răng. Lớp cặn cứng này bám quanh nướu răng trong thời gian dài sẽ gây ra viêm nướu triển dưỡng. Tình trạng này khiến vôi răng hình thành nhiều hơn. Trên lợi sẽ xuất hiện cục cứng và rất dễ chảy máu.
Răng bị sâu nhưng không được điều trị dứt điểm cũng sẽ làm nổi cục cứng ở lợi. Vi khuẩn ở khu vực răng bị sâu sau khi tấn công vào ngà răng, phá hủy mô răng thì sẽ di chuyển dần xuống nướu. Chúng sẽ gây ra viêm nhiễm, làm hoại tử, khiến dịch tủy tạo cục cứng ở lợi.
Khi bị viêm lợi trùm, phần nướu sẽ xuất hiện cục thịt nhỏ. Cục thịt này khá sưng đỏ, gây khó chịu và bị chảy mủ rất nghiêm trọng. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, triệt để có thể ảnh hưởng đến răng số 8. Hơn nữa có thể gây ra nhiều rủi ro khác.
Vi khuẩn gây hại làm áp xe nướu răng, từ đó làm nổi cục cứng ở lợi. Hiện tượng này khiến răng, lợi ở vị trí ấy chịu nhiều cơn đau nhức đột ngột. Khi gặp phải tình trạng trên thì bạn nên đến nha sĩ để được xử lý. Phần nướu bị sưng mủ, viêm nhiễm sẽ được loại bỏ. Nhờ đó tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm về sau.
Tình trạng nổi cục cứng ở lợi cũng có thể là do u hàm lồi. U lồi thường xuất hiện ở hai bên lưỡi, phía trong hàm dưới hoặc ở phía dưới răng. Bạn có thể cảm nhận u lồi hàm khi chạm tay vào vị trí này. Cục thịt do u lồi tạo ra khá nhỏ, thường không gây đau nhức nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của hệ hàm.
Ung thư miệng là một trong những bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Không chỉ làm nổi cục cứng ở lợi mà ở cả cổ họng và nướu cũng có thể xuất hiện cục cứng này. Bạn cần đến nha sĩ để được thăm khám, điều trị triệt để càng sớm càng tốt.
Rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng nổi cục cứng ở lợi. Tùy vào từng nguyên nhân hình thành mà mức độ nguy hiểm sẽ không giống nhau. Nhưng nhìn chung, nếu hiện tượng này không được quan tâm, điều trị sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
Nổi cục cứng ở lợi có thể rất nguy hiểm nếu chúng được tạo ra bởi các bệnh lý răng miệng. Dựa vào thể trạng cũng như tình hình sức khỏe hiện tại của mỗi khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách khắc phục hiệu quả nhất.
Để khắc phục tình trạng nổi cục cứng ở lợi, nha sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Thuốc sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn – nguyên nhân làm nướu răng bị viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành lấy cao răng, làm sạch mảng bám quanh răng để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
Nếu cục cứng có chứa mủ, dịch thì sẽ được dẫn lưu mủ bằng cách rạch đường dẫn. Trong trường hợp nguyên nhân làm nổi cục cứng là do áp xe chân răng thì bác sĩ tiến hành lấy tủy răng. Khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng, tổn thương đến xương thì tiểu phẫu loại bỏ răng sẽ được thực hiện.
Không chỉ giúp cải thiện tình trạng nổi cục cứng ở lợi mà việc chăm sóc răng miệng đúng chuẩn còn giúp bạn tránh được các bệnh lý răng miệng khác. Để duy trì sức khỏe răng miệng, bạn cần chú ý đến một số vấn đề như:
Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin về tình trạng nổi cục cứng ở lợi. Hy vọng mang đến cho quý độc giả nhiều giá trị hữu ích trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe răng miệng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế DAISY qua Hotline 19009009 nhé!