Viêm lợi trùm là một bệnh lý răng miệng thường xuất hiện khi mọc răng khôn trong cùng. Phần lợi phía trong hàm của người bệnh có xu hướng bao phủ lên bề mặt của răng khôn. Từ đo, làm cho chiếc răng này bị kẹt lại, không thể tiếp tục phát triển. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, ê buốt răng liên tục. Thậm chí là bị sốt cao và đau nửa đầu.
Hơn thế nữa, lúc này vụn thức ăn thừa sẽ mắc vào vị trí kẽ răng nên khó vệ sinh. Lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó làm sâu răng khôn. Không chỉ vậy, các răng còn lại cũng có thể bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng, viêm tủy, chảy máu chân răng,… Thậm chí có thể dẫn đến mất răng.
Bệnh lợi trùm răng thường xuất hiện ở độ tuổi 20, với phần lớn nguyên nhân do mọc răng khôn. Tuy nhiên, theo chuyên gia, một số yếu tố khác có thể gây ra bệnh lý này như sau:
Theo lý thuyết, khi răng bắt đầu mọc lên thì phần lợi trùm có xu hướng tiêu biến để nhường chỗ cho chiếc răng có thể phát triển. Thế nhưng thực tế cho thấy rằng, ở một số trường hợp lợi trùm không tiêu biến, làm cho răng ở dưới nhô lên rất khó khăn. Hơn thế nữa, răng phát triển nên đầu răng đâm vào lợi, cọ xát trực tiếp gây đau, sưng đỏ.
Việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng khiến cho vi khuẩn có môi trường phát triển. Lâu ngày chúng tích tụ xung quanh nướu răng làm nhiễm trùng.
Nhiễm trùng nướu răng thường do nhiều loại vi khuẩn có trong khoang miệng gây nên. Ví dụ như: Streptococci, các loại vi khuẩn có tính kỵ khí. Nhiễm khuẩn lâu ngày sẽ đem đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng thường gặp nhất là áp xe răng. Nếu không được chữa trị, áp xe sẽ chảy vào miệng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Răng khôn mọc lệch chiếm 80% nguyên nhân gây nên viêm lợi trùm. Những người có răng khôn bị lệch sẽ có nguy cơ mắc tình trạng này rất cao. Đây cũng là lý do khiến độ tuổi thường bị mắc bệnh lý này là từ khoảng 20 – 29 tuổi. Dù là do bất kỳ lý do nào đi chăng nữa thì khi bị lợi trùm răng, bạn cũng cần điều trị sớm để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm về sau.
Khi bị mắc bệnh lý này, người bệnh sẽ có nhiều dấu hiệu để nhận biết. Các chuyên gia phân chia thành 2 nhóm triệu chứng theo mức độ như sau:
Triệu chứng nhẹ:
Với triệu chứng nhẹ, nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt và ăn uống khoa học, tình trạng viêm nướu răng sẽ tự khỏi.
Triệu chứng nặng:
Khi xuất hiện những triệu chứng nặng thì có thể nhiễm trùng đã lan đến cổ họng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, nặng hơn là nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi và chữa trị kịp thời.
Bệnh răng trùm lợi sẽ gây nên tác hại tiềm ẩn đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:
Đây là phản ứng đầu tiên khi bị viêm nhiễm. Ở thời điểm này, phần lợi sẽ bị sưng to và đỏ tấy. Kéo theo đó là cảm giác đau nhức kéo dài, gây khó nhai khi ăn uống, giao tiếp. Hơn thế nữa, sức khỏe tinh thần cũng vì vậy mà bị giảm sút trầm trọng. Điều này tác động đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến cân nặng bị sụt giảm. Với trẻ em sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, làm biếng ăn, chậm lớn.
Lợi bị sưng to kết hợp cùng với việc răng bị đẩy nhô lên cao sẽ tạo ra những khoảng trống. Do đó, vụn thức ăn thừa dễ bị mắc vào kẽ răng gây cấn cộm, khó chịu. Không những vậy, lâu ngày chúng tích tụ trong khoang miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công răng. Từ đó gây nên bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, viêm quanh răng,… Hơi thở cũng có mùi khó chịu làm cản trở quá trình giao tiếp của người bệnh.
Thông thường, máu sẽ có xu hướng dồn về phía phần lợi bị sưng viêm. Lúc này, khả năng bảo vệ răng và mạch máu của lợi đã bị suy giảm nên chỉ cần một tác động nhỏ như: ăn nhai, đánh răng, sử dụng tăm, chỉ nha khoa để xỉa răng,… cũng khiến cho răng bị tổn thương và gây nên tình trạng chảy máu chân răng.
Như đã nói ở trên, việc thức ăn thừa mắc vào kẽ răng nhưng khó vệ sinh sẽ làm cho hơi thở có mùi khó chịu. Hơn thế nữa, việc chảy máu chân răng làm vi sinh vật phân hủy các chất gây mùi nồng hắc cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Hôi miệng do lợi trùm lên răng gây nên rất khó để che giấu bằng cách thông thường. Thay vào đó, bạn cần điều trị triệt để bệnh lý thì mùi hôi mới được loại bỏ hoàn toàn.
Đây là mức độ tiến triển nặng nhất của bệnh viêm lợi trùm. Theo đó, vi khuẩn sẽ phát triển xung quanh phần lợi bị tổn thương, xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, vi sinh vật có xu hướng tiêu diệt bạch cầu thực bào và hình thành nên mủ. Lợi trùm nhờ đó mà sưng to hơn do dây thần kinh bị chèn ép. Đây cũng là thời điểm cơ thể dễ bị nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của người bệnh. Thậm chí có thể gây tử vong.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị lợi trùm. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ có cách chữa phù hợp nhất.
Trong trường hợp viêm nhiễm nhẹ, bác sĩ sẽ kiểm tra và tiến hành sát trùng phần lợi bị viêm. Đồng thời, bạn sẽ được kê cho một đơn thuốc kháng sinh để giúp tiêu diệt ổ vi khuẩn. Sau khi tình trạng viêm nhiễm được cải thiện, lúc này bác sĩ mới tiếp tục giải quyết lợi trùm triệt để. Bạn nên lưu ý sử dụng thuốc đúng kê đơn của bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn về liều lượng để đạt được hiệu quả cao nhất.
Cắt lợi trùm là một giải pháp tiểu phẫu nha khoa giúp khắc phục tình trạng lợi trùm răng. Theo đó, nếu người bệnh có răng khôn mọc thẳng, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật này để can thiệp. Nhờ đó, giúp giải phóng không gian, tạo môi trường cho răng khôn có thể mọc lên như bình thường. Khi cắt lợi trùm, bác sĩ vệ sinh khoang miệng. Đồng thời, gây tê và sử dụng tia Laser để loại bỏ phần gốc lợi trùm. Trung bình, sau khoảng 1 – 2 tuần, lợi của bạn sẽ hoàn toàn được bình phục.
Nhổ bỏ răng khôn được đánh giá là biện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục tình trạng lợi trùm bị viêm. Đồng thời, giúp đảm bảo không bị tái trở lại. Không những có tác dụng điều trị dứt điểm lợi trùm, nhổ răng khôn còn giúp hạn chế bệnh lý sâu răng, viêm tủy,… Bởi lẽ, việc vệ sinh răng miệng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Đó là lý do mà nhổ răng khôn chính là phương pháp được chuyên gia khuyến khích thực hiện.
Việc phòng tránh lợi trùm răng sẽ hiệu quả hơn nếu bạn “bỏ túi” ngay những tips sau: