Bị viêm lợi uống thuốc gì để giảm sưng đau nhanh chóng?
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Bị viêm lợi uống thuốc gì để giảm sưng đau nhanh chóng?

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Huyền Trang vào ngày 23 tháng 12 năm 2022.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Kính Chương

Viêm lợi là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Nướu, lợi là vùng mô mềm rất dễ bị kích ứng do tác nhân bên ngoài. Từ đó gây ra tình trạng viêm lợi, sưng nướu. Khi gặp phải vấn đề này, nhiều người đã tự ý dùng thuốc khi không đi thăm khám. Điều này gây ra rất nhiều tác hại không mong muốn. Vậy khi bị viêm lợi uống thuốc gì theo chỉ định của bác sĩ? Cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Viêm lợi là bệnh gì?

Trước khi xác định xem viêm lợi uống thuốc gì thì nhanh khỏi, thì chúng ta phải hiểu viêm lợi là bệnh gì trước. Theo các chuyên gia nha khoa thì viêm lợi là tình trạng lợi, nướu (phần màu đỏ ở chân răng) bị viêm, sưng tấy, đỏ đau. Thông thường, bạn có thể nhận biết tình trạng viêm nướu qua những dấu hiệu sau:

  • Phần nướu sưng đỏ, có màu tím thẫm hoặc đỏ thẫm.
  • Có cảm giác chân răng đau nhức, khó chịu.
  • Lợi, nướu bị chảy máu, đặc biệt là khi ăn nhai hay chạm tay vào.
  • Viêm lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhưng chủ yếu là do vi khuẩn tấn công. Từ đó khiến phần nướu xảy ra viêm nhiễm.

Ai cũng có nguy cơ bị viêm nướu nếu không chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Vì vậy, mọi người không được chủ quan. Vậy viêm lợi có mấy giai đoạn? Cùng tìm câu trả lời ở phần tiếp theo nhé!

Viêm lợi là tình trạng lợi, nướu bị sưng đỏ, đau
Viêm lợi là tình trạng lợi, nướu bị sưng đỏ, đau

Giai đoạn phát triển của bệnh viêm lợi

Bệnh viêm lợi phát triển qua 3 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Viêm lợi giai đoạn đầu: Giai đoạn này, vùng nướu lợi chủ yếu chỉ bị đỏ, khó chịu và đôi khi bị chảy máu. Nếu để kéo dài, nó sẽ lan ra vùng má và lưỡi. Tình trạng này nếu điều trị sớm sẽ dễ phục hồi. Trường hợp để kéo dài sẽ ngày càng triển nặng.
  • Viêm lợi giai đoạn triển dưỡng: Giai đoạn này, vùng nướu bắt đầu có dấu hiệu phồng rộp, phù nề. Đặc biệt, cao răng cũng xuất hiện nhiều hơn, phủ lên răng và lợi. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm chân răng, sâu răng. Thời điểm này, người bị viêm lợi sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu.
  • Viêm lợi giai đoạn nặng: Tình trạng viêm lợi ở giai đoạn nặng có những dấu hiệu vô cùng nghiêm trọng, lợi bị loét, tổn thương nặng nề, thậm chí bị hoại tử, xuất hiện mủ. Viêm lợi giai đoạn này nếu không tìm cách chữa trị hiệu quả sẽ gây nhiều biến chứng như: Hôi miệng, gây mất răng và còn có nguy cơ gây tử vong.

Viêm lợi phát triển qua 3 giai đoạn chính
Viêm lợi phát triển qua 3 giai đoạn chính

Cách điều trị bệnh viêm lợi

Theo bác sĩ chuyên khoa thì để điều trị bệnh viêm lợi hiệu quả, phải xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó áp dụng biện pháp khắc phục hiệu quả. Cụ thể như:

  • Nếu tác nhân gây viêm lợi xuất phát từ cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ cao răng cũng mảng bám vôi răng. Sau đó vệ sinh răng miệng sạch sẽ để cải thiện tình trạng viêm.
  • Trường hợp nguyên nhân gây viêm lợi do vi khuẩn, virus hoặc bệnh viêm lợi ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ kết hợp làm sạch cao răng và cho bệnh nhân dùng thuốc.

Bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Vậy bị viêm lợi uống thuốc gì thì nhanh khỏi? Tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới nhé!

Cạo vôi răng giúp cải thiện viêm lợi hiệu quả
Cạo vôi răng giúp cải thiện viêm lợi hiệu quả

Viêm lợi uống thuốc gì?

Thực tế, tình trạng viêm lợi ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà mà không dùng thuốc. Lúc này, bạn chỉ cần dùng những loại nước súc miệng có chứa các thành phần kháng khuẩn, chống viêm như: zin gluconat, chlorhexidin, hexetidin, chlorine dioxide,… để giảm thiểu vi khuẩn và ngăn chặn viêm lợi lan rộng.

Trường hợp viêm lợi ở mức độ nặng, bạn có thể xin chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Vậy viêm lợi uống thuốc gì? Các loại thuốc có thể sử dụng bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm non-steroid như: ibuprofen, meloxicam hay diclofenac,…giúp giảm sưng đau, chống viêm.
  • Thuốc kháng sinh macrolid, beta-lactam: Những loại thuốc này có tác dụng giảm viêm, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó hạn chế tình trạng viêm tiến triển nặng.
  • Thuốc corticosteroid như: Thuốc prednisolon, dexamethason,… giúp giảm đau, viêm, sưng. Nhóm thuốc này cũng giúp chống viêm rất tốt.
  • Thuốc giảm đau (paracetamol, aspirin): Nó sẽ giúp giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu do viêm nướu gây ra.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến cơ sở y tế hoặc phòng khám nha khoa để thăm khám cũng như nhận chỉ định điều trị từ bác sĩ. Như vậy mới tránh được những hậu quả ngoài ý muốn.

Viêm lợi cần uống thuốc gì?
Viêm lợi cần uống thuốc gì?

Cách phòng tránh bệnh viêm lợi

Để phòng ngừa tình trạng viêm lợi, bạn nên học cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Đặc biệt, hãy lưu ý những vấn đề sau:

  • Đánh răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ tối thiểu 2 lần/ngày.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch mảng bám, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
  • Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa hàm lượng fluor ổn định để giúp men răng tốt hơn, ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn nhiều axit.
  • Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo hệ miễn dịch luôn hoạt động tốt nhất.
  • Nên đi lấy cao răng thường xuyên, khoảng 6 tháng/lần.
  • Đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ 1 – 2 lần/năm để sớm phát hiện bệnh lý răng miệng. Từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả.

Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần giúp ngăn ngừa viêm lợi hiệu quả
Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần giúp ngăn ngừa viêm lợi hiệu quả

Hy vọng những chia sẻ trên đây về vấn đề “viêm lợi uống thuốc gì?” sẽ hữu ích với bạn. Hãy chăm sóc răng miệng cẩn thận để không phải lo lắng về viêm lợi nhé! Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 19009009 của Nha khoa Quốc tế DAISY để được hỗ trợ tận tình hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Trẻ bị nổi cục ở lợi
Trẻ bị nổi cục ở lợi nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 18/05/2023
 107 XEM
Lợi không bám vào chân răng có sao không? Cách xử lý
 NGÀY ĐĂNG 24/02/2023
 805 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY