Rất nhiều trường hợp các bé đến độ tuổi này chưa mọc được chiếc răng nào. Theo chuyên gia, bé 14 tháng chưa mọc răng là do nhiều yếu tố. Ngoài các yếu tố do di truyền, bệnh lý răng miệng thì chế độ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến bé bị chậm mọc răng. Cụ thể như sau:
Đây là một trong những nguyên nhân khách quan chính khiến trẻ chậm mọc răng. Nếu trong gia đình bạn đã có ai gặp phải trường hợp này thì bạn có thể yên tâm. Hãy đợi thêm một thời gian nữa sẽ nhìn thấy chiếc răng sữa đầu tiên của bé xuất hiện.
Thời điểm sinh cũng quyết định tới việc mọc răng sữa ở trẻ. Đối với những bé sinh đủ ngày đủ tháng, đủ cân nặng thường sẽ phát triển thuận lợi hơn. Còn đối với bé sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân sẽ hay gặp tình trạng mọc răng chậm. Theo chuyên gia, một bé sinh non thường mọc răng muộn hơn khoảng 4 tuần so với các bé sinh đủ tháng. Nguyên nhân là do mầm răng sữa yếu.
Không ít cha mẹ chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng ở trẻ hoặc thực hiện chưa đúng. Điều này sẽ khiến cho khoang miệng bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm phát triển. Khi trẻ bị viêm lợi sẽ khiến cho lợi, nướu bị tổn thương. Từ đó làm răng không thể mọc lên được.
Bạn có thể xác định bé 14 tháng chưa mọc răng do nhiễm khuẩn khoang miệng thông qua các biểu hiện như: Nướu sưng đỏ, trẻ khó chịu quấy khóc, bỏ ăn, miệng trẻ có mùi hôi,…
Vitamin D là chất rất cần thiết và quan trọng thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Từ đó hình thành cấu trúc xương, giúp răng chắc khỏe. Chính vì vậy, nếu cơ thể bé thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng tới quá trình mọc răng. Bạn nên cho bé tắm nắng, bổ sung vitamin D dạng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thời điểm tắm nắng tốt nhất cho bé là trước 8 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Quan trọng nhất là bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D trong thực đơn ăn uống của bé như: Cá hồi, trứng, nấm, các loại đậu,…
Canxi đặc biệt cần thiết và không thể thiếu để hình thành cấu trúc xương, răng. Nếu cơ thể thiếu canxi sẽ khiến cho các mầm răng kém phát triển và răng không mọc lên được. Do đó, để trẻ không bị mọc răng chậm, bạn nên lưu ý bổ sung đủ lượng canxi cho bé.
Đối với trẻ nhỏ, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính giúp bổ sung canxi rất tốt. Bạn nên đảm bảo cho bé uống đủ ít nhất 500 – 800ml sữa mỗi ngày. Đối với các trường hợp bé còn bú mẹ thì mẹ nên bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa canxi.
Đây cũng là một nguyên nhân khiến bé 14 tháng chưa mọc răng mà nhiều cha mẹ chưa biết. MK7 là một loại vitamin quan trọng giúp đưa canxi vào trong xương và giúp răng mọc khỏe, đẹp. Các chuyên gia đánh giá, khi trẻ đã bổ sung đủ lượng vitamin D và canxi cho cơ thể nhưng thiếu MK7 thì hiệu quả mọc răng chỉ đạt khoảng 30%.
Một lưu ý quan trọng là, bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu Photpho. Vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể. Thịt gà, đậu lăng, rau dền, các loại hạt, gan gà,… là những thực phẩm giàu Photpho rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bổ sung hàm lượng phù hợp để tránh bị dư thừa, khiến cho trẻ bị mọc răng chậm.
Tất nhiên rồi, nếu thể chất của trẻ kém phát triển, không đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể sẽ khiến cho răng mọc chậm. Không những thế, trẻ bị suy dinh dưỡng còn gây cản trở đến nhiều hoạt động khác của cơ thể. Do đó, đây cũng là một nguyên nhân khiến bé 14 tháng chưa mọc răng mà bạn cần lưu ý.
Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan khiến cho trẻ chậm mọc răng. Theo nghiên cứu, trẻ bị suy tuyến giáp có thể bị chậm mọc răng, chậm nói, chậm đi và thừa cân. Do đó, trong trường hợp này bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo lắng khi trẻ 14 tháng chưa mọc răng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá sốt ruột hay so sánh con mình với các bé khác vì thời điểm mọc răng của trẻ diễn ra không giống nhau. Mọc răng chậm thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thông thường, trẻ mọc răng muộn nhất là đến khoảng 5 tuổi cũng sẽ mọc đủ răng sữa.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn được chủ quan với tình trạng mọc răng chậm ở trẻ. Vì khi trẻ trên 1 tuổi mà chưa mọc chiếc răng nào cũng có thể là do đang gặp phải một bệnh lý nào đó. Nếu thế thì trẻ cần được đi khám và điều trị kịp thời. Không nên để lâu vì có thể dẫn tới các biến chứng không tốt như:
Khi bé 14 tháng chưa mọc răng, cha mẹ không nên quá lo lắng. Nhất là với những trường hợp trẻ mọc răng chậm không liên quan đến các bệnh lý. Còn lại, bạn có thể hoàn toàn giúp bé khắc phục và sẽ sớm nhìn thấy những chiếc răng sữa đáng yêu của con. Một số lời khuyên dành cho bạn như sau:
Như đã nói ở trên, trẻ chậm mọc răng có thể do khoang miệng bị nhiễm khuẩn. Chính vì thế, phụ huynh cần chăm sóc vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt để tránh các bệnh như viêm nướu, nhiễm trùng nướu,…. Từ đó gây ảnh hưởng tới quá trình mọc răng.
Bạn rơ lưỡi, chà nướu cho bé mỗi ngày bằng dụng cụ làm sạch khoang miệng dành riêng cho trẻ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách thực hiện cho đúng. Bên cạnh đó, khi trẻ trên 1 tuổi, bạn có thể tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng ngay từ khi mọc chiếc răng đầu tiên.
Vitamin D, MK7 rất quan trọng để tăng cường hấp thụ canxi và đưa canxi đi vào xương, răng. Do đó, ngoài lựa chọn các loại thực phẩm, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung lượng vitamin cần thiết và đủ cho bé.
Ngoài ra, bạn có thể cho bé tắm nắng mỗi ngày giúp cơ thể bé hấp thụ vitamin D. Thời điểm tắm nắng cho trẻ là trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý rất quan trọng và cần thiết giúp răng bé nhanh mọc hơn. Bạn nên đảm bảo tốt các điều sau:
Các trường hợp bé 14 tháng chưa mọc răng do một bệnh lý nào đó thì bạn nhất thiết nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời. Cần lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín để được tận tình tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp.
Hệ xương, răng hình thành và phát triển ngay khi bé còn trong bụng mẹ. Đó chính là nguyên nhân nhiều trẻ khi mới sinh đã có răng sữa. Do đó, ngay từ khi mang thai và sau khi sinh, bạn cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện.
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Rất nhiều các loại thuốc được chỉ định hạn chế hoặc cấm sử dụng cho phụ nữ mang thai. Do đó, bạn nên chú ý không tự ý sử dụng để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe thai kỳ.