Thông thường, trong suốt thời gian từ 6 tháng – 30 tháng tuổi sẽ diễn ra quá trình mọc răng sữa ở trẻ em. Các răng sẽ mọc lần lượt từ răng cửa giữa, răng cửa trên, răng hàm sữa, răng nanh và cuối cùng là răng hàm. Thời gian mọc răng ở mỗi bé là khác nhau và chênh lệch không quá một năm. Cụ thể như sau:
Bắt đầu từ tháng thứ 6, những chiếc răng cửa giữa (hàm dưới) sẽ xuất hiện đầu tiên. Trái với sự háo hức của cha mẹ thì đây là lúc bé cảm nhận sự đau đớn nhất bởi những chiếc răng đầu tiên. Thông thường khi mọc răng, bé có thể cảm thấy khó chịu, bỏ bú, quấy khóc, sốt nhẹ,…. Phụ huynh cần chú ý quan sát để kiểm tra và chăm sóc bé đúng cách. Sau khi mọc 2 chiếc răng cửa hàm dưới, đến khoảng tháng thứ 8 sẽ xuất hiện thêm hai chiếc răng cửa hàm trên của bé.
Thông thường, ở độ tuổi này sẽ xuất hiện thêm 2 chiếc răng cửa hàm trên của bé. 2 răng cửa hàm dưới sẽ mọc khi bé được khoảng 16 tháng.
Răng hàm sữa sẽ xuất hiện sau khi các răng cửa đã mọc đầy đủ. Vẫn là 2 chiếc răng ở hàm trên mọc trước. Chúng xuất hiện ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa.
Hai chiếc răng hàm sữa ở dưới cũng lần lượt mọc lên và mọc ở vị trí đối diện với hai chiếc răng ở hàm trên. Tới giai đoạn này, cha mẹ nên tập cho bé thói quen đánh răng. Mẹ có thể chọn cho bé bàn chải và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi để vệ sinh chăm sóc răng miệng tốt hơn. Từ đó phòng ngừa các bệnh có thể gặp phải.
Răng hàm và răng cửa mọc trước và ở vị trí cách nhau. Đến giai đoạn này, hai răng nanh sữa hàm trên sẽ mọc và lấp đầy vào chỗ trống đó. Lần lượt đến 2 răng nanh sữa hàm dưới cũng xuất hiện. Thông thường, 4 chiếc răng này sẽ mọc đủ khi trẻ bước sang 18 tháng tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp phải đến 22 tháng tuổi trẻ mới mọc đủ 4 chiếc răng này.
Cũng là 2 chiếc răng sữa hàm dưới mọc trước, sau đó đến hàm trên. Khi trẻ bước sang tháng tuổi thứ 30 thì sẽ hoàn thành quá trình mọc răng sữa.
Như đã đề cập, thời gian mọc răng ở trẻ là khác nhau và kết thúc chênh lệch không quá một năm. Trong thời gian này, thời điểm các răng sữa xuất hiện ở mỗi bé là không giống nhau và hầu hết không có vấn đề gì đáng ngại. Chỉ các trường hợp khi trẻ chậm mọc răng có gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé mới đáng quan tâm.
Đối với những bé 7 tháng tuổi chưa mọc răng, có thể là do một số yếu tố như sau:
Những trường hợp bé mọc răng chậm (sau 7 tháng) kèm theo các biểu hiện còi cọc, chậm tăng cân, chiều cao,… thì phụ huynh nên đưa bé đi khám.
Cần đánh giá đúng tình trạng chậm mọc răng ở trẻ đi kèm các biểu hiện mới biết được bé 7 tháng chưa mọc răng có sao không? Cụ thể như sau:
Nếu trường hợp trẻ chậm mọc răng nhưng thể chất và tinh thần của bé vẫn ổn định và phát triển bình thường thì không đáng lo ngại. Bé có thể mọc răng chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa nhưng vẫn đảm bảo mọc đủ số răng sữa khi bước sang tháng tuổi thứ 30.
Các trường hợp bé 7 tháng tuổi chưa mọc răng có đi kèm các biểu hiện tiêu cực thì phụ huynh cần đặc biệt lưu ý. Đó là trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân và chiều cao, ngủ không sâu giấc, rụng tóc vành khăn, thóp rộng, lồng ngực lép,…. Những trường hợp này tốt nhất nên cho trẻ đi khám.
Hầu hết các trường hợp trẻ chậm mọc răng không có gì đáng lo ngại. Nguyên nhân chính có thể do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Phụ huynh cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn cho trẻ, nhất là các chất cần thiết cho sự phát triển của xương, răng. Dưới đây là một số lời khuyên:
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhất là giai đoạn mọc răng sữa càng cần bổ sung chất để tạo đà tăng trưởng và tăng sức đề kháng cho trẻ. Trong khẩu phần ăn của bé cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Ngoài các chất đạm, khoáng chất, chất béo,… bữa ăn của trẻ cần được bổ sung nhiều canxi và vitamin D. Đây là 2 chất đặc biệt quan trọng cho sự hình thành và phát triển của hệ xương, răng. Phụ huynh nên cho bé uống đủ sữa, đồ ăn phong phú. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ phải bổ sung nhiều các loại thực phẩm chứa canxi. Đối với những trẻ ăn sữa ngoài cần đảm bảo đủ lượng sữa từ 500 – 800ml mỗi ngày. Ngoài ra có thể cho trẻ ăn thêm phô mai, sữa chua, váng sữa,…
Mẹ cũng cần cho bé ăn nhiều rau quả tươi để bổ sung vitamin. Lưu ý cân bằng các loại thực phẩm chứa nhiều phốt pho, không nên quá cao vì sẽ làm giảm sự hấp thụ canxi.
Cùng với canxi, vitamin D là chất cần được bắt buộc bổ sung cho trẻ trong giai đoạn mọc răng. Vitamin D là dẫn xuất đặc biệt quan trọng, cần thiết cho sự hấp thụ canxi. Đây chính là bộ đôi quan trọng tăng trưởng chiều cao, phát triển hệ xương, răng ở trẻ.
Ngoài tắm nắng, mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho uống vitamin D hàng ngày và trong thời gian dài theo hướng dẫn của bác sĩ. Thời gian tắm nắng từ 15 – 30 phút mỗi ngày. Nên cho trẻ tắm nắng trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.
Cùng với thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, phụ huynh cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ trong thời kỳ mọc răng. Do hệ nướu, hàm của trẻ còn non nớt nên giai đoạn đầu mẹ có thể dùng các dụng cụ mềm để vệ sinh. Các vật dụng như khăn mềm, dụng cụ rơ lưỡi được ưu tiên sử dụng. Mẹ có thể dùng để lau sạch nước dãi chảy quanh miệng bé. Sau khi bé ăn xong, mẹ dùng băng gạc hoặc đồ tưa lưỡi sạch quấn vào ngón tay rồi nhẹ nhàng lau cho bé.