Có thể bạn quan tâm:
Răng sứ bị hở rất thường thấy ở nhiều người bọc sứ giá rẻ, kém chất lượng. Nhưng nhìn chung có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cụ thể:
Hiện nay trên thị trường có 2 loại răng sứ phổ biến là răng toàn sứ và răng sứ kim loại. Đối với răng toàn sứ được làm 100% chất liệu sứ nguyên chất, còn đối với răng sứ kim loại thì 80% là sứ và 20% là kim loại. Do đó, răng toàn sứ sẽ đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ và chắc chắn hơn. Đối với răng sứ kim loại thì còn hạn chế nhiều mặt, trong đó phải kể đến chất lượng sứ không được tốt cũng như khả năng chắc chắn cũng yếu hơn.
Trong trường hợp nha sĩ sử dụng loại răng sứ kém chất lượng có thể gây kích ứng với cơ thể. Đặc biệt, phần cùi răng và nướu sẽ có tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm. Nếu bệnh lý không được điều trị sớm, răng sứ sẽ dần bị đẩy lên cao, từ đó làm xuất hiện khe hở ở chân răng.
Ngoài ra, răng sứ kim loại có tuổi thọ khá thấp và không bên như răng toàn sứ. Sau một thời gian sử dụng, phần kim loại sẽ bị oxy hóa làm đen chân răng và khiến răng sứ bị tuột khỏi cùi răng.
Bọc răng sứ là quá trình mài nhỏ răng và gắn mão sứ lên chân răng. Kỹ thuật phục hình này yêu cầu tỷ mỉ chi tiết nếu không muốn có sự lung lay.
Trường hợp răng sứ bị hở là do quá trình bọc sứ không đúng kỹ thuật. Từ đó gây ra tình trạng răng sứ không khớp với trụ răng. Nếu nha sĩ phán đoán sai tỷ lệ mô răng thật cần mài sẽ làm cấu trúc răng bị xâm lấn quá nhiều. Việc này sẽ làm tổn thương răng thật, lâu dần nướu sẽ không còn độ bám, dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị hở chân.
Mặt khác nếu mài quá ít, tỷ lệ răng sứ và trụ răng chênh lệch lớn sẽ làm mất liên kết giữa cùi răng thật và răng sứ. Từ đó làm mất cân bằng, gây hiện tưởng dễ bung, tụt răng sứ khi ăn nhai.
Để có được mão răng sứ y như thật đòi hỏi việc lấy dấu hàm cho đến chế tác mão răng sứ cần đạt được sự chính xác tuyệt đối. Nếu dùng dụng cụ lấy dấu hàm sơ sài, sản xuất non tay sẽ dẫn tới mão răng không khớp với cùi răng, khiến chúng không sát khít với nhau, tạo ra khe hở.
Việc lấy dấu hàm và chế tác mão sứ rất quan trọng khi bọc sứ. Giai đoạn này cần có sự chính xác tuyệt đối để cho ra sản phẩm chất lượng, phù hợp với người dùng. Nếu dụng cụ lỗi thời, tay nghề non kém có thể dẫn đến mão sứ không vừa khớp với cùi răng. Từ đó gây ra hiện tượng không vừa khít khi gắn mão sứ, tạo ra khe hở.
Keo dán sứ là vật liệu rất quan trọng quyết định đến độ bền của răng sứ. Nếu keo dán kém chất lượng, độ bám dính của mão sứ và răng sẽ không cao. Trong quá trình ăn uống và vệ sinh, các tác động mạnh sẽ có thể tạo khe hở, thậm chí làm mão sứ tụt khỏi răng. Chính vì vậy, trước khi thực hiện bọc sứ, người dùng nên tìm hiểu rõ về chất lượng, xuất xứ của keo dán.
Đây cũng là nguyên nhân khiến răng sứ bị hở sau khi bọc. Khi chải răng quá mạnh hoặc dùng tăm xỉa răng sai cách sẽ khiến cho chân răng và mão răng sứ ảnh hưởng, gây lệch lạc và hở kẽ. Chính vì vậy, sau khi bọc sứ hãy chăm sóc răng miệng cẩn thận, chải răng nhẹ nhàng và thăm khám định kỳ.
Kỹ thuật bọc răng sứ về cơ bản là khá đơn giản. Tuy nhiên, quá trình cần phải khắt khe trong từng bước. Đặc biệt là bước mài nhỏ lớp răng bên ngoài. Bởi những rủi ro và biến chứng đằng sau đó không hề nhỏ. Một trong những vấn đề thường gặp khi bọc sứ là răng sứ bị hở chân răng.
Thông thường, răng sứ bị hở rất khó nhận biết do vị trí hở khuất tầm nhìn. Sau một thời gian, những tác hại dần xuất hiện, khi đó chúng ta mới phát hiện tình trạng này. Sau đây là những dấu hiệu răng sứ bị hở có thể nhận biết sớm:
Nếu bạn không phát hiện sớm các dấu hiệu răng sứ bị hở sẽ có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người dùng.
Kẽ hở giữa mão răng sứ và chân răng sẽ khiến cho thức ăn dễ dàng mắc kẹt lại. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đây là mầm mống gây ra những bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng,…. Nếu không xử lý kịp thời, các bệnh lý răng miệng này sẽ làm mất răng. Từ đó gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Thức ăn thừa rất dễ mắc vào các khe hở giữa mão sứ và lợi. Nếu không vệ sinh kỹ sẽ gây ra tình trạng hôi miệng, làm mất tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, việc thức ăn cứ liên tục bị mắc vào sẽ làm tổn thương cùi răng, viêm nhiễm nướu.
Khi răng sứ bị hở đồng nghĩa với tính thẩm mỹ không còn đảm bảo nguyên vẹn như mới bọc. Răng sứ bị hở sẽ làm lộ trụ răng, viền nướu đen và gây mất thẩm mỹ.
Tình trạng bọc răng sứ bị hở chân răng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. Người bị sẽ có tình trạng lười nhai do bị đau nhức, ê buốt, khó chịu khi ăn. Từ đó làm ảnh hưởng đến dạ dày, gây ra bệnh lý trào ngược, đau dạ dày, đại tràng, táo bón, viêm loét…
Ngoài những tác hại như trên thì bọc răng sứ bị hở vẫn có thể tiềm ẩn những ảnh hưởng nhất định như tốn kém chi phí, thời gian, công sức,…Do đó, trước khi làm răng sứ bạn vẫn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng trước nhé.
Đối với các trường hợp bọc răng sứ bị lỗi, bạn nên tới thăm khám và khắc phục tại cơ sở nha khoa đã tiến hành. Bạn không nên tự ý chỉnh sửa, để lâu hoặc đến cơ sở khác để bảo hành. Tại nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành đo đạc lại trụ răng đã mài và kiểm tra lại kích thước, tỷ lệ, chất lượng mão răng sứ. Từ đó, họ sẽ đưa ra những cách xử lý phù hợp nhất. Hiện nay có 2 cách thường được áp dụng để khắc phục tình trạng răng sứ bị hở như sau:
Nha khoa Quốc tế DAISY là địa chỉ cung cấp dịch vụ bọc răng sứ với chất lượng và độ uy tín cao. Tình trạng bọc răng sứ bị hở chân sẽ không xảy ra khi khách hàng thực hiện tại đây. Với nhiều ưu điểm vượt trội, DAISY DENTAL được nhiều người tin tưởng và lựa chọn:
Bài viết trên đây là những dấu hiệu răng sứ bị vỡ và vấn đề liên quan. Hy võng qua đó có thể cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua Hotline 19009009. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn.