Đau răng sưng má không phải là vấn đề răng miệng hiếm gặp. Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Từ kết quả nhiều cuộc nghiên cứu của những tổ chức y tế chuyên khoa tai – mũi- họng hàng đầu thế giới, các yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến là:
Viêm nướu, lợi là bệnh lý răng miệng không quá nghiêm trọng. Đây được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau răng sưng má. Viêm nướu xuất hiện do vấn đề vệ sinh răng miệng chưa được thực hiện đúng cách. Do đó, vi khuẩn gây hại trong khoang miệng tích tụ, sinh sôi khiến mảng bám hình thành. Mảng bám này bám quanh lợi khiến lợi bị viêm nhiễm. Lâu dần, nướu tụt khỏi thân răng, dẫn đến nhiều cơn đau nhức, khó chịu kéo dài.
Hơn nữa, khu vực lợi này sẽ bị sưng tấy, viêm nhiễm nghiêm trọng. Khi đánh răng sẽ làm xuất huyết chân răng. Bạn có thể tự điều trị viêm lợi tại nhà. Nhưng để chắc chắn, bạn nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám, điều trị triệt để.
Viêm nha chu là chuyển biến nặng của tình trạng viêm lợi. Những biểu hiện của viêm nướu cũng xuất hiện khi bạn bị viêm nha chu. Thế nhưng lúc bấy giờ, chân răng sẽ xuất hiện thêm nhiều túi mủ vì hiện tượng viêm nhiễm đã trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, cơn đau nhức răng và má bị sưng sẽ nặng, kéo dài hơn.
Sâu răng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng sưng má. Nếu vị trí răng bị sâu không được điều trị, ngà răng sẽ bị ăn mòn, sâu răng sẽ dần lan xuống tủy răng. Do đó, chiếc răng bị tổn thương sẽ cực kỳ đau nhức. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng khi bạn ăn thức ăn có nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh. Nếu thức ăn dính lại ở lỗ sâu răng cũng sẽ gây ra nhiều cơn khó chịu kéo dài.
Bệnh lý răng miệng này đôi khi còn có thể làm bạn bị đau đầu hoặc khiến thân nhiệt tăng cao. Ngược lại, nếu lỗ sâu nhỏ, mới hình thành thì sẽ chưa gây ra nhiều ảnh hưởng đến người bệnh.
Viêm tủy là hệ lụy của việc sâu răng không được điều trị hoặc chưa điều trị triệt để. Vi khuẩn từ lỗ sâu sẽ tấn công xuống dưới tủy, khiến tủy bị viêm nhiễm. Thế nên vị trí chiếc răng này sẽ cực kỳ đau nhức, khiến bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống.
Một khi tủy răng bị viêm, hoại tử thì sẽ không thể phục hồi. Do đó, bạn cần đến nha sĩ để điều trị triệt để và có biện pháp khôi phục răng phù hợp. Tránh tự điều trị tại nhà vì như thế có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Tủy răng bị viêm nặng sẽ lan ra khu vực nướu và má xung quanh, gây ra áp xe răng. Lúc này, chân răng sẽ xuất hiện những túi mủ lớn, khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Áp xe răng là bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm có thể làm mất răng, nguy hiểm hơn có thể làm nhiễm trùng máu.
Răng số 8 mọc cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau răng sưng má. Răng khôn mọc muộn nên trên cung hàm không còn chỗ trống để răng mọc thẳng. Do đó, răng phải mọc ngầm, mọc lệch, chèn ép răng số 7 bên cạnh. Vì thế gây ra nhiều cơn đau nhức, khó chịu ở người bệnh.
Vì răng khôn không duy trì tính thẩm mỹ cũng như không hỗ trợ khả năng ăn nhai. Do đó, nha sĩ thường sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khi răng mọc lệch. Mục đích tránh ảnh hưởng xấu đến những chiếc răng khác. Đồng thời hạn chế tình trạng thức ăn kẹt ở vị trí này, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.
Đau răng sưng má cũng có thể là do những yếu tố bên ngoài như bị chấn thương, va đập. Đây không phải là tình trạng tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Do đó bạn không cần quá lo lắng nếu nhận thấy trường hợp đau răng và sưng má sau khi bị va đập.
Tuy nhiên, nếu răng bị gãy, vỡ nặng sau tai nạn, mọi người cần đến nha khoa để được khôi phục răng. Tránh làm suy giảm khả năng ăn nhai của hệ hàm cũng như tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Như nội dung phía trên, bạn có thể thấy có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng sưng má. Tùy vào lý do dẫn đến hiện tượng này mà cách khắc phục sẽ không giống nhau. Do đó, thời gian răng bị đau, má sưng khi khỏi cũng sẽ khác nhau.
Nếu hiện tượng này là do các bệnh lý răng miệng thì sau khi uống thuốc được bác sĩ kê đơn một cách đều đặn thì sẽ khỏi sau 2 – 4 tuần. Ngược lại, nếu răng bị tổn thương nặng thì quá trình điều trị có thể sẽ kéo dài hơn. Do đó, tình trạng đau răng sưng má sẽ khỏi sau thời gian dài hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm cách khắc phục hiện tượng đau răng, sưng má, cùng Nha khoa DAISY tiếp tục theo dõi ở nội dung phía dưới đây nhé!
Đau răng sưng má có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, mức độ của tình trạng này ở mỗi người cũng không hoàn toàn giống nhau. Để có thể khắc phục trường hợp này, bạn có thể áp dụng một trong những cách điều trị dưới đây:
Khi tình trạng đau răng sưng má trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thì nha sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho người bệnh. Một số loại thuốc thường được dùng như Aspirin, Benzocain, Paracetamol,…
Khi dùng thuốc giảm đau được kê đơn, cơn đau nhức sẽ được thuyên giảm. Vấn đề ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc thì người dùng có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của nha sĩ, không nên tự ý tăng hoặc giảm liều lượng của thuốc.
Khi nhận thấy tình trạng đau răng, sưng má do áp xe răng hoặc do tủy bị viêm thì bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc được nha sĩ kê đơn mang đến công dụng tốt như Amoxicillin, Penicillin, Clindamycin,…
Thuốc kháng sinh sẽ giúp tình trạng sưng, viêm được thuyên giảm nhanh chóng. Bạn cần dùng thuốc đúng chỉ định và liều lượng được kê đơn để hiện tượng đau răng được thuyên giảm.
Ngoài ra, giống như thuốc giảm đau, người dùng không nên tự ý tăng liều lượng của thuốc. Nếu lạm dụng có thể khiến sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng không tốt.
Bên cạnh thuốc tây, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để điều trị tình trạng đau răng sưng má. Đây là những phương pháp mọi người truyền tai nhau, được ông bà thời xưa thực hiện.
Tỏi có khả năng kháng khuẩn và giảm đau nhờ chứa Allicin. Do đó, cơn đau răng sẽ được xoa dịu khi bạn nhai một vài tép tỏi. Phương pháp này được mọi người đánh giá là có hiệu quả nhanh chóng.
Bạn có thể nhai trực tiếp tỏi với muối trong khoảng 10 – 15 phút. Hoặc đâm nát tỏi, sau đó cho vào nước để súc miệng nếu ngại mùi hăng khi dùng tỏi trực tiếp.
Bên cạnh việc được dùng để chế biến món ăn, đinh hương cũng là loại cây mang đến nhiều công dụng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Cụ thể là điều trị tình trạng đau răng, sưng má.
Cách dùng đinh hương rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho bột của cây đinh hương vào vị trí răng bị sâu hoặc bị đau. Bột đinh hương sẽ tác dụng với nước bọt trong khoang miệng. Nhờ đó làm cơn đau thuyên giảm.
Bộ y tế đã công nhận khả năng kháng viêm của bạc hà bởi vì trong lá bạc hà có chứa Tanin. Đây là thành phần giúp giảm viêm nên sẽ có hiệu quả khi dùng để điều trị đau răng sưng má.
Bạn dùng lá bạc hà phơi khô hoặc lá bạc hà tươi ngâm với nước sôi trong khoảng 20 phút. Sau đó dùng dung dịch thu được để uống hoặc súc miệng. Bạn cũng có thể dùng túi trà có chứa bạc hà để đắp lên trên vùng má bị sưng.
Lá chanh và chanh có khả năng loại bỏ vi khuẩn, giúp kháng viêm. Thế nên dùng loại trái này cũng là một trong những cách giúp giảm cơn đau răng, cải thiện tình trạng sưng má.
Cách sử dụng lá chanh như sau: Tiến hành vệ sinh răng miệng thật sạch. Sau đó dùng tăm bông chấm vào tinh dầu lá chanh rồi thoa lên vùng răng bị đau nhức. Cơn khó chịu sẽ được thuyên giảm ngay sau đó.
Ngoài lá chanh thì bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp nước cốt chanh. Cách thực hiện tương tự như trên.
Cách dùng tràm trà cũng như khi dùng tinh dầu lá chanh. Sau khi đánh răng sạch, bạn chấm tăm bông vào tinh dầu tràm trà và thoa lên vị trí răng bị đau nhức, vào vùng má bị sưng. Massage nhẹ nhàng vị trí này trong khoảng 3 đến 4 phút và dùng nước ấm để súc miệng.
Cảm giác sưng má, đau răng cũng có thể thuyên giảm nếu bạn ngậm hoặc súc miệng với dầu oliu hoặc dầu dừa. Hai loại nguyên liệu này được công nhận là có hiệu quả đối với sức khỏe răng miệng. Do đó, mọi người có thể an tâm khi dùng hai loại dầu từ tự nhiên trên để cải thiện các vấn đề về răng miệng.
Không chỉ sưng má mà các vị trí khác khi sưng đau cũng có thể thuyên giảm nhờ chườm đá lạnh. Hơi lạnh từ đá sẽ giúp răng bị đau chuyển thành cảm giác tê, sau đó thì hết hẳn.
Bạn có thể cho đá vào khăn vải hoặc nhúng khăn vào nước lạnh để đắp lên vùng má bị sưng trong khoảng 5 đến 10 phút.
Lưu ý, không trực tiếp đặt đá lên trên da vì như thế có thể làm phần mô mềm này bị tổn thương.
Muối là loại gia vị có mặt trong căn bếp của mọi gia đình. Nguyên liệu này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó thường được sử dụng trong việc duy trì và chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Bạn có thể tự pha nước muối theo tỷ lệ tiêu chuẩn hoặc mua trực tiếp tại nhà thuốc. Sau khi đánh răng, ngậm nước muối trong khoảng vài phút rồi nhổ bỏ. Tình trạng răng bị sưng đau sẽ được cải thiện đáng kể. Lưu ý, pha nước muối nồng độ quá cao có thể làm mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương. Do đó, bạn nên chú ý đến vấn đề này khi thực hiện.
Kê cao gối khi ngủ có lẽ là cách giúp cải thiện tình trạng đau răng sưng má ít người biết đến. Việc nằm gối cao sẽ giúp bên má bị sưng của bạn không bị tì cũng như không làm tích tụ máu bầm. Nếu không thể nằm gối cao, mọi người có thể cố gắng nằm ngửa để tránh tác động đến vùng má có răng bị đau nhức.
Tình trạng đau răng, sưng má sẽ thuyên giảm cũng như ít tái phát nếu người bệnh có chế độ ăn uống phù hợp. Răng là bộ phận tiếp xúc, ma sát với thức ăn đưa vào khoang miệng. Do đó, nếu chọn được loại thức ăn phù hợp với tình trạng răng miệng hiện tại, bạn sẽ tránh được cảm giác khó chịu.
Nha khoa DAISY gợi ý bạn nên chọn thức ăn không có nhiệt độ quá nóng hoặc quá cao để tránh làm chiếc răng đau bị kích thích. Hơn nữa, người bệnh cũng nên hạn chế đồ ăn dẻo. Tránh làm mảng bám còn sót lại trên răng, khiến tình trạng răng bị đau trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, vào mỗi cuối ngày. Nhằm giúp sức khỏe răng miệng được duy trì, tránh gặp phải các vấn đề răng miệng khác.
Tùy tình trạng mỗi người mà mức độ đau răng sưng má sẽ không giống nhau. Do đó, nếu áp dụng những phương pháp trên những vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến nha khoa để điều trị.
Sau khi kiểm tra, thăm khám bác sĩ sẽ giúp bạn nhận biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Đồng thời đưa ra giải pháp điều trị mang lại hiệu quả cao.
Tại Nha khoa DAISY, bác sĩ sẽ ứng dụng công nghệ chẩn đoán hình ảnh CT KAVO OP 3D PRO. Từng bộ phận trong khoang miệng sẽ được quan sát một cách chi tiết, giúp xác định chính xác tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của khách hàng. Nhờ đó giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn. Để được đội ngũ chuyên viên tại DAISY DENTAL hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 1900 9009 bạn nhé.
Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng sưng má chủ yếu là do các bệnh lý răng miệng. Chính vì vậy, cách ngăn ngừa hiện tượng răng đau, sưng má tốt nhất chính là chăm sóc răng miệng đúng cách. Bạn có thể tham khảo những điểm lưu ý do Nha khoa DAISY tổng hợp dưới đây:
Bài viết trên đã tổng hợp các nguyên nhân cũng như các cách khắc phục tình trạng đau răng sưng má. Hy vọng mang đến nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả. Nếu bạn muốn kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế DAISY qua Hotline 19009009 để được hỗ trợ nhé!