Nghiến răng khi ngủ là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Nghiến răng khi ngủ là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Nguyễn Hương Content vào ngày 27 tháng 09 năm 2022.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Kính Chương

Nghiến răng khi ngủ là một hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Chúng không nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Trong bài viết dưới đây của Nha khoa Quốc tế DAISY, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân, tác hại cũng như những cách khắc phục tình trạng này nhé!

Bệnh ngủ nghiến răng là gì?

Ngủ nghiến răng được coi là một chứng rối loạn vận động có liên quan tới giấc ngủ. Đây là tình trạng hai hàm răng siết chặt vào nhau tạo một áp lực lớn lên răng và tạo ra âm thanh ken két. Người mắc chứng bệnh này thường dễ mắc thêm một số vấn đề khác như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Do đó, chúng không chỉ ảnh hưởng đến chính người bệnh mà còn gây khó chịu cho người ngủ cùng.

Ngủ nghiến răng nếu ở dạng nhẹ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh ở mức độ nặng, tình trạng diễn ra thường xuyên thì cần tìm cách khắc phục. Nếu để lâu, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như: đau đầu, tổn thương răng, rối loạn khớp thái dương hàm,….

Nghiến răng khi ngủ là một dạng rối loạn vận động
Nghiến răng khi ngủ là một dạng rối loạn vận động

Nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa biết chính xác đâu là nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng ngủ cắn răng. Tuy nhiên, chúng có thể liên quan với một số yếu tố dưới đây:

Do tâm lý

Các nghiên cứu đã cho thấy các vấn đề về tâm lý liên quan mật thiết với chứng nghiến răng. Lối sống căng thẳng, stress, thất vọng, tiêu cực,.. khiến cho căn bệnh này gia tăng. Trong đó, những cảm giác lo lắng, áp lực lớn là yếu tố chính. Ngoài ra, những người làm việc dưới áp lực công việc lớn, sinh viên vào mùa thi cử,… thường gặp phải hiện tượng nghiến răng hơn những đối tượng khác. Theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là một sự giải tỏa tâm lý trong vô thức.

Căng thẳng, stress là một trong nguyên nhân gây ngủ nghiến răng
Căng thẳng, stress là một trong nguyên nhân gây ngủ nghiến răng

Do di truyền

Những người sống trong gia đình có thành viên mắc chứng cắn răng khi ngủ thì cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Một vài kết quả nghiên cứu đã cho thấy con số này lên tới 21% – 50%. Điều đó cho thấy yếu tố di truyền có liên quan đến căn bệnh này.

Do dùng thuốc hoặc chất kích thích

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là nghiến răng. Điển hình có thể kể đến là thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần,…. Ngoài ra, người hút nhiều thuốc lá và sử dụng nhiều đồ uống có cồn, cafein cũng tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Do vấn đề răng miệng

Sai khớp cắn cũng có thể dẫn đến tật ngủ nghiến răng. Nguyên nhân là vì chúng cản trở vận động nhai và làm sai lệch hoạt động của cơ hàm. Một số trường hợp như răng hô, móm,… rất dễ gặp phải hiện tượng này.

Sai lệch khớp cắn có thể dẫn đến chứng nghiến răng
Sai lệch khớp cắn có thể dẫn đến chứng nghiến răng

Do bệnh lý toàn thân

Một số người mắc các bệnh ký toàn thân cũng có thể ngủ nghiến răng. Ở trẻ em đó là tình trạng thiếu dinh dưỡng, rối loạn tiết niệu hay nội tiết, rối loạn tiêu hóa,…. Ngoài ra, người mắc chứng bại não, Down, Huntington, động kinh, stress sau sang chấn,… cũng liên quan đến căn bệnh này.

Do nghề nghiệp

Có không ít các nghề nghiệp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chứng nghiến răng lúc ngủ. Chúng ta có thể kể đến như nghệ sĩ piano, công nhân khuân vác, nghệ sĩ biểu diễn xiếc phải cắn răng lại để giữ người, đồ vật trên không trung,…

Do bản năng

Ngoài những yếu tố khách quan, cũng có không ít ý kiến cho rằng nghiến răng là tập tục của loài có vú. Lúc này, mục đích của hành động nghiến là bảo đảm và giữ được sự sắc bén của răng.

Dấu hiệu và triệu chứng nghiến răng khi ngủ

Ngủ nghiến răng không khó nhận biết. Chúng có thể bao gồm một số dấu hiệu sau:

  • Hai hàm răng siết chặt và nghiến vào nhau, tạo ra âm thanh lớn và khó chịu đủ để đánh thức người khác.
  • Răng có dấu hiệu bị mòn, mẻ, lung lay. Chúng cũng có thể trở nên đau và nhạy cảm hơn.
  • Mất men răng, lộ ra các lớp bên trong của răng.
  • Đau nhức hoặc mỏi hàm, cổ hoặc cơ mặt.
  • Đau đầu ê ẩm.
  • Giấc ngủ thường bị gián đoạn.
Đau hàm là một trong những dấu hiệu của chứng nghiến răng
Đau hàm là một trong những dấu hiệu của chứng nghiến răng

Hậu quả của bệnh ngủ nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ không phải là một bệnh nghiêm trọng nhưng chúng có thể biến chứng. Chính điều đó sẽ gây ra những tác hại không mong muốn cho sức khỏe người bệnh. Cụ thể:

  • Răng và xương hàm bị tổn thương.
  • Răng bị mòn và trở nên nhạy cảm hơn.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm.
  • Đau đầu, đau mặt hoặc đau hàm nặng, khuôn mặt có thể bị biến dạng.

Chữa bệnh nghiến răng khi ngủ như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ dạng nặng cần được tiến hành điều trị. Lúc này, bác sĩ cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có những phương án cụ thể cho từng bệnh nhân.

Áp dụng các liệu pháp tâm lý để trị nghiến răng khi ngủ

Nếu như nghiến răng xuất phát từ yếu tố tâm lý thì một số biện pháp hỗ trợ thư giãn và giải tỏa cảm xúc tiêu cực có thể mang đến hiệu quả. Thay đổi môi trường làm việc và sinh sống, tập thể dục thường xuyên hoặc điều trị các rối loạn về giấc ngủ sẽ đem đến hiệu quả trong trường hợp này. Ngoài ra, người bệnh còn có thể áp dụng một số cách đơn giản như: massage cơ mặt, nghe nhạc, tắm nước ấm trước khi ngủ. Tất cả đều sẽ hỗ trợ giảm thiểu tình trạng cắn răng khi ngủ.

Tập thể dục là một cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng tâm lý
Tập thể dục là một cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng tâm lý

Thay đổi thói quen vận động hàm để chữa nghiến răng

Việc thay đổi thói quen vận động hàm cần có sự hỗ trợ của bác sĩ. Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách điều chỉnh tư thế miệng và hàm sao cho phù hợp. Tuy nhiên điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Dùng thuốc trị cắn răng khi ngủ

Các loại thuốc thường không tác động thật sự đến tật nghiến răng khi ngủ. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng đến các nguyên nhân gây gia tăng tình trạng này. Việc sử dụng thuốc cũng cần thận trọng và có sự hướng dẫn của bác sĩ:

  • Thuốc giúp giãn cơ: Làm giảm sự căng cơ do nghiến răng và giảm đau.
  • Thuốc giúp kiểm soát stress, căng thẳng, trầm cảm: Đây là loại thuốc có tác động đến yếu tố tâm lý. Chúng hỗ trợ người bệnh giảm căng thẳng, lo âu – nguyên nhân dẫn đến nghiến răng.
  • Tiêm Botox: Đây là một cách để điều trị cho những người bị nghiến răng nghiêm trọng và các phương pháp khác không khắc phục được. Botox được tiêm vào cơ nhai ở gò má. Chúng sẽ phong tỏa các tín hiệu từ hệ thần kinh yêu cầu phần cơ này co lại. Nhờ đó, tình trạng nghiến răng sẽ thuyên giảm.

Can thiệp từ phía nha khoa

Can thiệp nha khoa cũng là một biện pháp hỗ trợ điều trị tình trạng nghiến răng. Tuy nhiên, cách thức này chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ răng chứ chưa chắc đã giải quyết dứt điểm được hoàn toàn căn bệnh. Trong đó, đeo máng chống nghiến răng chính là một trong những cách can thiệp nha khoa phổ biến được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Ngoài việc giúp răng không bị mài mòn, một số loại máng còn có thể hỗ trợ điều chỉnh thói quen vận động hàm. Các máng chống nghiến thường được làm từ silicon hoặc nhựa acrylic nên rất an toàn với sức khỏe người dùng.

Ngoài ra, các biện pháp niềng răng, nắn chỉnh khớp cắn về đúng vị trí cũng có thể hỗ trợ giảm thiểu tác hại của nghiến răng. Nếu như răng mòn quá nhiều hoặc nứt vỡ, người bệnh nên nghĩ đến phương án phục hình như: trám răng, làm răng sứ.

Chỉnh nha giúp nắn lại khớp cắn và giảm nghiến răng khi ngủ
Chỉnh nha giúp nắn lại khớp cắn và giảm nghiến răng khi ngủ

Cách phòng ngừa nghiến răng khi ngủ

Chứng nghiến răng lúc ngủ có thể phòng tránh bằng một số cách dưới đây:

  • Áp dụng các biện pháp thư giãn: Nghe nhạc, luyện tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng, thiền,… có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng nghiến răng trong vô thức.
  • Không dùng chất kích thích: Trà và cà phê chứa cafein, rượu và các đồ uống có cồn khác là những chất mà bạn nên tránh, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Kiểm tra chứng nghiến răng: Hãy nhờ người ngủ cùng hoặc người thân để ý xem bạn có nghiến răng vào ban đêm hay không. Nếu có, hãy đi thăm khám kịp thời.
  • Khám răng miệng định kỳ: Đây là cách tốt nhất để phát hiện sớm những vấn đề về răng miệng, bao gồm cả những dấu hiệu của chứng nghiến răng. Qua đó, bác sĩ sẽ có những hướng hỗ trợ khắc phục cụ thể.
Nghiến răng khi ngủ có thể không quá nghiêm trọng nhưng chúng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Không chỉ vậy, hiện tượng này còn ảnh hưởng xấu đến cả những người xung quanh. Do đó, bạn cần tìm đến những địa chỉ nha khoa đáng tin cậy để được hỗ trợ. Nếu cần thêm thông tin, hãy gọi ngay hotline 19009009 để được Nha khoa Quốc tế DAISY tư vấn ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Hình ảnh viêm tủy răng
Hình ảnh viêm tủy răng và dấu hiệu nhận biết sớm bệnh lý
 NGÀY ĐĂNG 31/05/2023
 21 XEM
Lồi xương chân răng
Lồi xương chân răng – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
 NGÀY ĐĂNG 26/05/2023
 42 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY